Đường Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận: Hết tiền để thi công
Nếu nguồn vốn ngân sách chưa được Quốc hội thông qua hoặc ngân hàng chậm giải ngân vốn vay thì nhà đầu tư sẽ đề nghị tạm dừng thi công để đàm phán lại thời gian hoàn thành dự án.
Ngày 26-9, Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận cho biết nhà đầu tư (NĐT) đã bỏ ra 3.000 tỉ đồng để cố gắng thi công đúng tiến độ đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận theo chỉ đạo của Chính phủ tại cuộc họp tháo gỡ vướng mắc về vốn để dự án này hoàn thành vào năm 2020. Tuy nhiên, đến thời điểm này, NĐT không còn tiền để tiếp tục thi công vì vốn vẫn chưa được “rót” theo tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.
Cần rõ thời gian có vốn ngân sách
Sáng 26-9, phóng viên ghi nhận thực tế tại công trường, thấy công nhân vẫn làm việc hăng hái.
Một cán bộ chỉ huy thi công ở nút giao gói thầu số 6 (nút giao Thân Cửu Nghĩa) cho biết: “Chúng tôi vẫn miệt mài làm việc để dự án hoàn thành đúng tiến độ. Tuy nhiên, chủ đầu tư cho hay đến nay nguồn vốn vẫn chưa có nên khó có khả năng hoàn thành đúng thời gian như chỉ đạo. Chủ đầu tư đã bỏ ra đến đồng vốn cuối cùng và không còn khả năng về tài chính. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, NĐT sẽ bỏ vốn 3.400 tỉ đồng, đến nay đã bỏ ra 3.000 tỉ đồng rồi. Trong khi đó, ngân hàng (NH) chưa giải ngân và Chính phủ cũng chưa phân bổ nguồn vốn 2.186 tỉ đồng cho dự án”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện “nút thắt” về mặt tài chính của dự án là việc các tổ chức tín dụng chưa giải ngân nguồn vốn cho dự án, gây khó khăn cho chủ đầu tư. Vì thế chủ đầu tư đang rất nóng lòng, đề nghị các NH sớm giải ngân nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công.
Ông Mai Mạnh Hồng, Tổng Giám đốc Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận, cho hay sau khi loại bỏ 3 nhà thầu “0 đồng” là các công ty: Yên Khánh, Hoàng An, Thắng Lợi, hiện chỉ còn 3 NĐT đã huy động 3.000 tỉ đồng để triển khai dự án và hoàn thành 25% khối lượng công việc. Với sự quyết tâm của NĐT và UBND tỉnh Tiền Giang, khả năng dự án giao thông quan trọng của vùng ĐBSCL thông tuyến trong năm 2020 là hoàn toàn có thể. Nhưng với điều kiện là phải xác định sớm thời gian “rót” vốn từ nguồn ngân sách nhà nước cho dự án trong năm 2019 và các thủ tục giải ngân không bị vướng.
Ông Hồng còn cho biết khó khăn hiện nay là: “NH yêu cầu vốn tự có của NĐT đáp ứng là 3.800 tỉ đồng nhưng UBND tỉnh chỉ phê duyệt 2.787 tỉ đồng. NĐT chấp nhận giá trị vốn chủ sở hữu đến mức 3.400 tỉ đồng nhưng NH chưa thống nhất. Hiện nay, việc khơi thông nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn tín dụng là rất quan trọng. Đề nghị Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất thúc đẩy giải ngân 2.186 tỉ đồng trong năm 2019. Trường hợp nguồn vốn ngân sách chưa được QH thông qua hay không giải ngân được, NĐT đề nghị tạm dừng dự án để đàm phán lại thời gian hoàn thành. Riêng đối với các bộ, ngành tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy nguồn vốn tín dụng để thực hiện dự án”.
Ngày 26-9, việc thi công ở nút giao gói thầu số 6 của dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận vẫn được tiến hành
Người dân lo lắng!
Video đang HOT
Nhiều hộ dân sống quanh khu vực đường cao tốc đi qua cho biết họ mong dự án này sớm hoàn thành để giải quyết tình trạng kẹt xe thường xuyên trên Quốc lộ 1.
Ông Nguyễn Minh Hùng (ngụ thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) phàn nàn: “Dù đường cao tốc không đi ngang nhà tôi nhưng mỗi khi Tết hay ngày lễ là thấy người dân lại mệt mỏi vì tình trạng kẹt xe. Nhìn cảnh các cháu nhỏ ngủ gật trên xe máy của cha mẹ khi kẹt xe mà xót lòng. Dự án này đã 10 năm rồi mà vẫn còn như thế thì không biết bao giờ mới hoàn thành”.
Trước đó, vào tháng 8, tại cuộc họp tháo gỡ vướng mắc của dự án này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo tỉnh Tiền Giang sớm tập trung giải phóng mặt bằng các hộ còn lại, tập trung giải phóng mặt bằng cả cho cầu Mỹ Thuận 2. Về vướng vốn, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đã xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ QH và có làm việc sơ bộ.
“Khi QH quyết 2.186 tỉ đồng thì Chính phủ có văn bản chỉ đạo ngay. Ngoài ra, đối với NĐT, vốn 3.400 tỉ đồng (khoảng 27%) là khá lắm rồi, các NH không phải lo. Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, Bộ Giao thông Vận tải và NĐT đã quyết liệt cam kết rồi thì các NH sớm giải ngân nguồn tín dụng cho dự án” – Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, NĐT cho biết đến nay vẫn chưa được “rót” đồng nào từ nguồn vốn 2.186 tỉ đồng và NĐT đã gần như không còn vốn để tiếp tục thi công.
Doanh nghiệp sốt ruột
Ông Châu Hùng Dũng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Gỗ Hùng Dũng Cà Mau, cho rằng ông chờ đợi ngày hoàn thành đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đã nhiều năm. Bởi tuyến đường này sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp.
Còn ông Huỳnh Ngọc Minh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Huỳnh Thiên (TP Cần Thơ), nói rõ là một số NĐT nước ngoài ngại đầu tư vào ĐBSCL là do cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Khoảng cách từ TP HCM đi các tỉnh, thành trong vùng mất ít nhất hơn 3 giờ, chưa kể lúc kẹt xe. Đây chính là “nút thắt” về hạ tầng.
D.Nhân – C.Linh
Ngân hàng sẽ sớm giải ngân
Liên quan đến vốn cho dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, hiện các NH tham gia về vốn đang tiếp tục làm việc để giải quyết vướng mắc phát sinh sau khi một NH không tham gia hợp vốn. Cụ thể, ban đầu có 4 NH đồng ý tham gia cấp tín dụng cho dự án gồm VietinBank (NH đầu mối), BIDV, Agribank và VPBank. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, VPBank đã rút và không tham gia cho vay dự án này nên chỉ còn 3 NH hợp vốn, đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án.
Đại diện các NH cho biết dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận là dự án trọng điểm, được sự quan tâm của Chính phủ, QH và NH Nhà nước nên các NH thương mại đã nỗ lực và đang rốt ráo triển khai, hoàn tất các thủ tục pháp lý để sớm có thể giải ngân cho dự án này, hỗ trợ dự án hoàn thành đúng tiến độ như đã cam kết với Chính phủ. Tuy nhiên, một số vướng mắc phát sinh sau khi có NH không tham gia hợp vốn. Do đó, dự kiến trong đầu tuần tới, 3 NH còn lại sẽ báo cáo NH Nhà nước để xin ý kiến chỉ đạo, tìm hướng tháo gỡ vướng mắc nhằm sớm đẩy nhanh thủ tục giải ngân cho dự án này.
Theo phương án vốn dự kiến, sau khi tổng mức đầu tư của dự án thay đổi, số tiền cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng sẽ khoảng 5.196 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Báo Người Lao Động, một “trục trặc” khác phát sinh là sau khi VPBank rút khỏi việc cấp tín dụng cho dự án này, các NH còn lại sẽ phải tăng khoản vay lên nhưng điều này không dễ khi có NH đã “đụng trần” giới hạn cấp vốn cho một khách hàng doanh nghiệp.
Hiện các NH đang tiếp tục làm việc, phối hợp chặt chẽ để tìm hướng giải quyết và xin ý kiến chỉ đạo từ NH Nhà nước. Nếu các bước giải quyết về pháp lý, thủ tục hoàn tất, dự án có thể bắt đầu được NH giải ngân vốn vay trong tháng 10.
Trong khi đó, liên quan đến phần vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, ngày 26-9, Văn phòng Chính phủ có văn bản về việc thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ QH về phương án phân bổ sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2018. Theo đó, xét đề nghị của Bộ Tài chính, ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ QH đối với phương án phân bổ sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2018, Thủ tướng đã đồng ý bố trí 2.186 tỉ đồng vốn đầu tư từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2018 cho dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.
Đồng thời, Thủ tướng giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Tiền Giang triển khai thực hiện đúng quy định.
Theo Th.Phương
Người lao động
Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị cổ phần hóa, thoái vốn vào tháng 9 - 10
Các bộ, cơ quan ngang bộ và đơn vị liên quan có báo cáo đánh giá tình hình cơ cấu lại doanh nghiệp trước ngày 25/9.
Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Thời gian tổ chức dự kiến vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 tới đây.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có báo cáo đánh giá tình hình cơ cấu lại doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài chính và đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ trước ngày 25/9.
Báo cáo cần tập trung vào các nội dung vào tình hình triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ 2016 đến tháng 8/2019, trong đó có đánh giá cụ thể về tình hình cổ phần hóa, thoái vốn; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và kiến nghị, đề xuất.
Ngoài ra, các bộ, ngành liên quan cần báo cáo cụ thể thêm việc triển khai xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 01 ngày 5/1/2019.
Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị nêu trên, Bộ Tài chính trình bày báo cáo tổng hợp đánh giá tình hình cơ cấu lại, các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Đối với báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là tình hình triển khai hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (dự thảo Luật Doanh nghiệp, dự thảo Nghị định tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Quyết định về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập; danh mục cổ phần hóa, thoái vốn).
Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày thực trạng và kết quả giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong việc rà soát, sắp xếp, xử lý đất đai của các địa phương, doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trình bày tình hình triển khai hoạt động của Ủy ban.
Các Bộ: Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, UBND các thành phố Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, các tập đoàn Viettel, PVN, VNPT, Công nghiệp cao su Việt Nam, Petrolimex, Agribank, SCIC chuẩn bị tham luận tại Hội nghị.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Nhà nước sẽ nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên đối với 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, bao gồm Agribank, Vinacomin-công ty mẹ, Vinafood I và Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản.
Có 62 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa mà Nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ. Nổi bật như Mobifone, VNPT, Tổng công ty Cà Phê, Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), Tổng công ty Vận tải Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị (UCID)...
Còn lại 27 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa sẽ do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần, bao gồm Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Tổng công ty Giấy Việt Nam, Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)...
Theo Lê Xuân
Người đồng hành
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói về việc đánh giá lại GDP Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, nếu đánh giá lại quy mô GDP thì năm 2017, GDP bình quân đầu người đạt 3.003 USD/đầu người, dự báo năm 2020 là 3.700 USD và quy mô nền kinh tế tăng khoảng 24%. Chiều 20/9, báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội tại phiên bế mạc Đại hội MTTQ Việt Nam lần...