Đường 9 đoạn của Trung Quốc tiếp tục bị phản bác dữ dội
Lập luận của Trung Quốc về đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò không nhận được sự đồng tình của nhiều học giả, vì lịch sử đường 9 đoạn được các học giả Trung Quốc xây dựng trên cơ sở số lượng hạn chế các tài liệu chính trị, không tham khảo các nguồn tài liệu khoa học đa dạng khác nhau của các nước.
Ảnh minh họa
Qua bảy phiên làm việc trong hai ngày (23 và 24/11) diễn ra hội thảo Hội thảo Quốc tế lần thứ 7 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”, hàng chục học giả quốc tế đã thảo luận sôi nổi về bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực, những diễn biến gần đây ở Biển Đông, các khía cạnh pháp lý của tranh chấp Biển Đông, triển vọng giải pháp về quản lý và giải quyết tranh chấp, mô phỏng tình huống đàm phán giữa các bên có yêu sách tại Biển Đông và kiến nghị các biện pháp thúc đẩy an ninh, ổn định và xây dựng lòng tin trong khu vực.
Bên cạnh các phiên làm việc chính, hội thảo đã tổ chức Chương trình Các lãnh đạo trẻ nhằm thiết lập mạng lưới nghiên cứu giữa các học giả trẻ đang nghiên cứu về vấn đề Biển Đông tại các trường đại học và trung tâm nghiên cứu trên thế giới để chuẩn bị thế hệ kế cận tiếp nối và phát triển những ý tưởng hợp tác ở Biển Đông.
Đánh giá về tình hình chung, các đại biểu cho rằng tình hình thế giới có tác động tới tranh chấp trên Biển Đông theo hai hướng. Một mặt, các quốc gia đều có lợi ích với một Biển Đông hoà bình, ổn định và mong muốn đảm bảo quyền tự do, an toàn hàng hải, hàng không qua Biển Đông. Các quốc gia đều mong muốn thúc đẩy hợp tác biển, trong đó hợp tác kinh tế biển đóng vai trò chủ đạo. Mặt khác, Biển Đông là khu vực còn nhiều cạnh tranh, bất đồng, mất lòng tin, thiếu thống nhất giữa các nước về giải thích các khái niệm pháp lý, và tồn tại những ranh giới chiến lược chưa rõ ràng, dễ dẫn đến hiểu lầm và xung đột.
Về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, trên khía cạnh chính trị, chiến lược, các học giả nhất trí rằng để đảm bảo an ninh và ổn định ở Biển Đông, các bên cần thực thi chính sách tự kiềm chế, giữ nguyên trạng, không thực hiện các hành động đơn phương trên Biển Đông như quân sự hóa các điểm chiếm đóng hoặc tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Một số đại biểu bày tỏ quan ngại về hoạt động cải tạo đảo trái phép với quy mô lớn, xây dựng đường băng và khả năng lắp đặt các trang thiết bị quân sự của Trung Quốc tại các công trình nhân tạo ở Biển Đông. Các diễn biến mới này có thể dẫn đến chạy đua vũ trang tại Biển Đông và đe doạ đến hoà bình, an ninh của khu vực.
Trên khía cạnh pháp lý, các học giả tiếp tục nhấn mạnh vai trò của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) là cơ sở để xác định các quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia tại các vùng biển ở Biển Đông. Một số học giả Trung Quốc lập luận về quyền lịch sử mà Trung Quốc có thể vận dụng để giải thích đường chín đoạn ở Biển Đông từ góc độ tập quán quốc tế. Tuy nhiên, lập luận này không nhận được sự đồng tình của nhiều học giả vì lịch sử đường chín đoạn được các học giả Trung Quốc xây dựng trên cơ sở số lượng hạn chế các tài liệu chính trị, không tham khảo các nguồn tài liệu khoa học đa dạng khác nhau của các nước.
Video đang HOT
Đồng thời, một số học giả đã đặt câu hỏi với học giả Trung Quốc về một số vấn đề như giá trị pháp lý của đường chín đoạn, nội dung bao hàm trong quyền lịch sử, thực tiễn Trung Quốc sử dụng biển trong lịch sử, cũng như việc không có giải thích chính thức của Chính phủ Trung Quốc. Bên cạnh đó, một số đại biểu chia sẻ về các nỗ lực giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, trong đó có phán quyết về thẩm quyền của Trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc và tác động của vụ kiện với triển vọng giải quyết và quản lý tranh chấp tại Biển Đông.
Trên khía cạnh hợp tác, nhiều mô hình hợp tác trên các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, bảo vệ an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và hợp tác khai thác, quản lý tài nguyên đã được nhiều học giả thảo luận sôi nổi. Trong đó, mô hình hợp tác về tìm kiếm cứu nạn tại Bắc Cực và Bộ quy tắc về chống đâm va bất ngờ trên biển của Diễn đàn Hải quân Tây Thái Bình Dương (CUEs) được đặc biệt chia sẻ như là các bài học khả thi cho hợp tác tại Biển Đông. Tại phiên đàm phán giả định, các đại biểu cũng thảo luận về đề xuất thành lập Hội đồng chuyên gia của Liên hợp quốc để tư vấn cho các bên về lĩnh vực và khu vực hợp tác. Đề xuất này được các học giả của các bên có yêu sách tại Biển Đông ủng hộ trên cơ sở thực hiện nguyên tắc của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và chấm dứt các hành động đơn phương tại Biển Đông.
Ngoài ra, các học giả cũng nhấn mạnh rằng các hoạt động đơn phương trên Biển Đông đã dẫn đến tình trạng hủy hoại và cạn kiệt nguồn tài nguyên tự nhiên, gây căng thẳng và làm ảnh hưởng đến lòng tin trong khu vực. Do đó, thực hiện nghĩa vụ kiềm chế, không thực hiện các hành động đơn phương là việc làm cần thiết để thúc đẩy hợp tác tại Biển Đông. Để ứng phó với sự tàn phá hệ sinh thái biển gần đây, các bên cần nhanh chóng xây dựng một cơ chế quản lý môi trường biển trên Biển Đông vì chiến lược phát triển bền vững.
Trình bày kết quả thảo luận trước hội thảo, các thành viên của Chương trình Lãnh đạo trẻ chia sẻ nhiều ý tưởng về cơ hội hợp tác ở Biển Đông. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các bên cần có ý chí chính trị để cùng tìm biện pháp thực chất thúc đẩy hợp tác dựa trên lòng tin. Từ đó, Tuyên bố của Nhóm Lãnh đạo trẻ khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các nhà lãnh đạo trẻ ở tất cả các quốc gia, trên tất cả các lĩnh vực, đóng góp vào mục tiêu chung là duy trì hòa bình và thịnh vượng ở Biển Đông, vì lợi ích của toàn bộ khu vực.
Hải Yến
Theo_VnMedia
Mong APEC thảo luận về biển Đông
APEC vẫn có thể bàn về các vấn đề chính trị quốc tế liên quan đến phát triển bền vững và thịnh vượng.
Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2015 sẽ diễn ra ngày 18 và 19-11 tại Manila (Philippines). Một vấn đề các quốc gia trong khu vực, thế giới và dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm là chương trình nghị sự của hội nghị APEC có bàn về biển Đông hay không.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước chủ nhà, Philippines sẽ không đưa vấn đề biển Đông vào chương trình nghị sự chính thức, tuy nhiên sẽ có đối thoại song phương Mỹ-Philippines về biển Đông nhằm đối phó với các thách thức từ Trung Quốc sau chuỗi sự kiện liên quan đến hoạt động xây dựng đảo và công trình nhân tạo của Trung Quốc trên các đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện nay, dư luận khu vực và thế giới rất mong muốn APEC đưa vấn đề biển Đông vào chương trình nghị sự chính thức. Thế nhưng về bản chất APEC là diễn đàn nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa 21 quốc gia thành viên.
Hải quân Philippines với dàn phòng không đảm trách bảo vệ an ninh cho hội nghị APEC. Ảnh: AP
Mục tiêu của APEC theo Tuyên bố Seoul 1991 là:
(i) Duy trì tăng trưởng và phát triển vì lợi ích chung của nhân dân các nền kinh tế trong khu vực, góp phần vào tăng trưởng và phát triển chung của kinh tế thế giới.
(ii) Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng đối với kinh tế khu vực và thế giới bằng cách đẩy mạnh giao lưu hàng hóa, dịch vụ, vốn và công nghệ.
(iii) Xây dựng và tăng cường hệ thống thương mại đa biên, vì lợi ích của châu Á-Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác.
(iv) Giảm dần những rào cản đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các nền kinh tế thành viên phù hợp với các nguyên tắc của WTO và không có hại đối với các nền kinh tế khác.
Tuyên bố Bogor 1994 bổ sung mục tiêu lớn của APEC là thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư tại châu Á-Thái Bình Dương đối với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010 và đối với các nền kinh tế đang phát triển là năm 2020. Mục tiêu này cũng là quyết tâm và động lực để 12 quốc gia hữu quan hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ngày 5-10 vừa qua.
Chính vì vậy, chương trình nghị sự của APEC tập trung bàn về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, APEC vẫn có thể bàn đến các vấn đề chính trị quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên và mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên và thế giới liên quan đến phát triển bền vững và thịnh vượng của các quốc gia thành viên và thế giới.
Trung Quốc đã xây dựng đảo và công trình thiết bị nhân tạo trên bảy đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đồng thời đã tuyên bố các đảo nhân tạo có vùng biển và vùng trời "bất khả xâm phạm". Trung Quốc còn tuyên bố cấm tàu thuyền và máy bay nước ngoài hoạt động trong vùng biển và vùng trời trên các đảo nhân tạo trong giới hạn 12 hải lý.
Về phương diện luật quốc tế, kinh tế, thương mại quốc tế, các hành động nêu trên của Trung Quốc đã và đang tác động tiêu cực đến hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại khu vực và thế giới.
Chính vì vậy, nếu Philippines quyết định đưa vấn đề biển Đông vào chương trình nghị sự của APEC sắp tới thì chắc chắn sẽ nhận được đồng thuận của các quốc gia thành viên, nhằm tạo phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế để bác bỏ yêu sách vô lý, phi pháp và ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông, góp phần bảo vệ hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại khu vực và thế giới.
Ngày 27-10, Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen tuần tra trong vùng biển 12 hải lý quanh đá Subi, một trong bảy đá Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988. Đến ngày 12-11, Mỹ điều máy bay ném bom chiến lược B52 bay qua biển Đông. Đặc biệt ngày 27-10, Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) đã ra phán quyết "có thẩm quyền giải quyết" vụ Philippines kiện Trung Quốc (Philippines khởi kiện từ ngày 22-1-2013). ____________________________________ Các nước APEC chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên thế giới, đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu và hơn 50 % thương mại thế giới.
TS NGÔ HỮU PHƯỚC
Theo_PLO
Vấn đề biển Đông: Indonesia dọa kiện, Trung Quốc mềm lời Indonesia có thể kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế nếu tranh chấp trên biển Đông không được giải quyết thông qua đối thoại. Bộ trưởng đặc trách Điều phối chính trị, pháp lý và an ninh Indonesia - ông Luhut Panjaitan cho biết, Jakarta có thể kiện Bắc Kinh trước Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) nếu tranh chấp lãnh...