Dưới chính quyền Tổng thống Trump, người Mỹ nghĩ như thế nào về Trung Quốc?
Theo một khảo sát gần đây của CSIS, dưới thời chính quyền Tổng thống Trump, 54% người Mỹ được hỏi có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc.
Mặc dù ông Trump cứng rắn hơn với Trung Quốc song người Mỹ lại cho rằng, ứng cử viên Tổng thống Joe Biden sẽ giải quyết tốt hơn mối quan hệ Washington- Bắc Kinh.
Đa phần người Mỹ được hỏi có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc. (Nguồn: BBC)
Mối đe dọa lớn nhất
Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế (CSIS) mới đây đã tiến hành khảo sát ý kiến người dân Mỹ và giới lãnh đạo tư tưởng tại Mỹ và châu Âu về tương lai của chính sách với Trung Quốc.
Các cuộc khảo sát bao trùm một loạt vấn đề, từ thương mại, an ninh và đường hướng cho mối quan hệ Mỹ-Trung. Mỹ và các đồng minh của Mỹ chủ yếu vẫn có chung quan điểm về sự cần thiết phải có một lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc, song không phải là một chính sách ngăn chặn.
Các kết quả khảo sát chỉ ra những diễn biến khả thi trong một chiến lược lâu dài xung quanh một liên minh quốc tế được xây dựng nhằm đối phó với thách thức Trung Quốc.
Kết quả khảo sát của CSIS cho thấy, phần lớn người Mỹ có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc và cho rằng nước này là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ.
Trong khi đó, giới lãnh đạo Mỹ, châu Âu đa phần đều nhất trí rằng, cách tốt nhất để đối phó với Trung Quốc như một vấn đề an ninh quốc gia là thông qua sự tăng cường hợp tác giữa các nhà nước có chung chí hướng. Điều này trái ngược với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump không tin tưởng vào chủ nghĩa đa phương và ưu tiên chính sách “Nước Mỹ trước tiên”.
Trong số các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, cạnh tranh công nghệ là mối quan ngại lớn nhất khi mà đa phần giới lãnh đạo tư tưởng tại các khu vực nói trên ủng hộ một lệnh cấm Huawei và các công ty khác của Trung Quốc tham gia thị trường viễn thông 5G.
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng, hầu hết người dân Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng mạo hiểm để bảo vệ các đồng minh và đối tác của Mỹ trước các mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc.
Ông Biden có thể làm tốt hơn
Cuộc khảo sát được thực hiện hồi tháng 8 với sự tham gia của 1.000 người dân Mỹ và 440 chuyên gia từ các doanh nghiệp, cộng đồng học thuật, nhân quyền và an ninh quốc gia, đã đưa ra một số kết quả như sau:
54% người Mỹ coi Trung Quốc là quốc gia đang đặt ra thách thức lớn nhất đối với Mỹ, trong khi Nga đứng thứ hai với tỷ lệ cách biệt là 22%.
Hơn 2/3 giới lãnh đạo tư tưởng ở Mỹ và châu Âu ủng hộ việc cấm Huawei và các công ty Trung Quốc khác tham gia thị trường 5G, nhưng cũng có một số ủng hộ việc tiếp tục mua bán các linh kiện viễn thông với Trung Quốc.
61% số chuyên gia được hỏi nói rằng, ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đối phó với Trung Quốc tốt hơn.
Video đang HOT
Về hiệu quả của chính sách với Trung Quốc hiện nay, kết quả cuộc khảo sát cho thấy, 71% các chuyên gia Mỹ và 42% công dân Mỹ tin rằng, việc chính quyền Trump dựa vào những lời đe dọa, thuế quan và các công cụ khác để đáp trả các chính sách kinh tế của Trung Quốc đã làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của Mỹ, mà không đem đến thay đổi tích cực ở Trung Quốc.
Jude Blanchette, Trưởng nhóm nghiên cứu về Trung Quốc của CSIS, cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến một sự cạnh tranh lâu dài hơn chứ không phải chỉ là sự thay đổi trong các chính quyền ở Mỹ hay Trung Quốc”.
Ngày hỗn loạn ở Nhà Trắng giữa 'cơn địa chấn' của nước Mỹ
Sau khi Tổng thống Trump dương tính với Covid-19, Nhà Trắng đã rơi vào cảnh hỗn loạn với bầu không khí bất an tràn ngập, dù nhân viên ở đây vẫn cố giữ bình tĩnh.
Trong nhiều tháng, Tổng thống Mỹ Donald Trump và các trợ lý của ông thường không đeo khẩu trang. Họ sống như thể đại dịch COVID-19 không tồn tại.
Tuy nhiên, ngay sau khi ông Trump thông báo trên Twitter rằng ông và vợ có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày 1/10, thế giới của họ hoàn toàn đảo lộn.
Giữa "cơn địa chấn" đó, các trợ lý tổng thống và nhân viên của Nhà Trắng đã cố gắng hết sức để giữ bình tĩnh, nhưng không khó để nhận thấy bầu không khí hỗn loạn. Có người lo lắng, có người hét lên, thậm chí có người đã khóc, theo BBC.
Đến tận khi ông Trump nhập viện vào ngày 2/10, nhiều người trong số họ vẫn không biết chuyện gì sẽ xảy đến tiếp theo.
Tổng thống Trump rời Nhà Trắng đến Bệnh viện Quân y Quốc gia Walter Reed để điều trị COVID-19 chiều 2/10. (Ảnh: AP)
Bất an lan rộng
Đầu giờ tối 2/10, quang cảnh quanh Bệnh viện Quân y Quốc gia Walter Reed - cách Nhà Trắng 14 km - vẫn có vẻ yên bình. Không gian tĩnh mịch đến mức có thể nghe rõ tiếng quả sồi rơi xuống đất. Nhưng tâm trạng của những người ở đây lại đang căng thẳng.
Băng phong tỏa của cảnh sát được căng từ một cái cây đến trụ bóng rổ, đánh dấu bãi đáp cho trực thăng Marine One của tổng thống Mỹ. Quanh đó, chó nghiệp vụ đang đánh hơi dò tìm chất nổ.
Chỉ ít phút nữa thôi, ông Trump sẽ đến đây, và chẳng ai biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Một quan chức an ninh đang bàn bạc với đồng nghiệp xem nên đứng đâu khi máy bay của tổng thống hạ cánh. Ông thừa nhận rằng vẫn đang lên kế hoạch cho vấn đề này.
" Tôi nghĩ chẳng ai biết chuyện gì đang xảy ra cả", quan chức này nói với BBC.
Đó chính xác là tình hình bên ngoài Bệnh viện Quân y Quốc gia Walter Reed, và cũng là tình trạng bên trong Nhà Trắng suốt hơn một ngày qua. Sự bất an lan rộng trong đội ngũ nhân viên kể từ khi có tin Tổng thống Trump dương tính với COVID-19.
Nhân viên mật vụ Mỹ đứng gần trực thăng của Tổng thống Trump khi ông rời Nhà Trắng để đến Bệnh viện Quân y Quốc gia Walter Reed hôm 2/10. (Ảnh: Reuters)
Từ lâu ông Trump đã cố gắng tạo ra bầu không khí lạc quan về cuộc khủng hoảng y tế, như thể ông có thể khiến đại dịch biến mất. Trong bối cảnh hơn 200.000 người đã chết vì COVID- 19 ở Mỹ, ông Trump vẫn khẳng định đại dịch " đang được kiểm soát".
Trong bài phát biểu được ghi trước cho sự kiện từ thiện vào ngày 1/10, tổng thống Mỹ tuyên bố " hồi kết của đại dịch đang đến gần". Trong khi đó tại buổi tranh luận với đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden, ông chế nhạo đối thủ vì luôn đeo khẩu trang.
Virus đang bủa vây Nhà Trắng
Tuyên bố của tổng thống và ngôn ngữ mà ông sử dụng để nói về đại dịch khiến nhiều người Mỹ không đồng tình. Tuy nhiên, những người ủng hộ vị tổng thống tỷ phú vẫn giữ quan điểm. Họ chủ yếu theo phe bảo thủ và bất bình với giới tinh hoa đảng Dân chủ ở Washington cũng như các thành phố khác.
Quan điểm của ông Trump về đại dịch cũng được phản ánh qua hành động và lời nói của các trợ lý cũng như nhân viên của tổng thống. Họ hành xử giống như những ngày chưa xuất hiện COVID-19.
Sự kiện tại Vườn Hồng ngày 26/9 đang là tâm điểm nghi ngờ lây lan virus corona ở Nhà Trắng. (Ảnh: Reuters)
Rất ít người ở Cánh Tây của Nhà Trắng đeo khẩu trang, và họ thường chen chúc ngồi ăn trưa cạnh Tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower. Nhà Trắng cũng mời hàng trăm khách đến dự các sự kiện được tổ chức ở bãi cỏ phía nam trong khuôn viên.
Giờ đây, khi Tổng thống Trump mắc COVID-19, các trợ lý của ông đang phải vật lộn để đối phó với thực tế rằng virus đã bủa vây xung quanh họ, xâm nhập vào văn phòng của họ.
Cố vấn Hope Hicks và hàng loạt quan chức khác thân cận với ông Trump, bao gồm người quản lý chiến dịch tranh cử Bill Stepien, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Ba thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và Ronna McDaniel, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa, cũng xác nhận đã nhiễm bệnh.
Các nhân viên cấp cao của Nhà Trắng đang bị cách ly, trong khi những người còn lại cuống cuồng truy dấu các trường hợp tiếp xúc và nguồn lây nhiễm.
Nhân viên Nhà Trắng đứng chờ Tổng thống Trump đi nhập viện hôm 2/10. (Ảnh: Reuters)
Trong bối cảnh hỗn loạn đó, các trợ lý Nhà Trắng đang cố tỏ ra dũng cảm.
Larry Kudlow, cố vấn kinh tế của tổng thống, hôm 2/10 nói với báo giới rằng ông Trump đang nỗ lực làm việc và nền kinh tế có rất nhiều tín hiệu tích cực. Ngoài ra, ông Kudlow nhấn mạnh Tổng thống Trump không phải là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên mắc COVID-19. Trước đó, các nhà lãnh đạo Anh và Brazil cũng từng nhiễm virus SARS-CoV-2.
" Thủ tướng Boris Johnson ở London, người bạn lâu năm của tôi, đã có khoảng thời gian rất khó khăn", cố vấn Kudlow nói. " Tôi hy vọng và cầu nguyện rằng Tổng thống Trump không phải chịu như vậy".
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany cũng khẳng định rằng Nhà Trắng đang hoạt động trơn tru.
" Tổng thống có triệu chứng nhẹ, nhưng ông ấy vẫn làm việc rất chăm chỉ. Chúng tôi phải cản ông ấy lại một chút", bà McEnany nói và cho biết thêm ông Trump đã thảo luận qua điện thoại với các thượng nghị sĩ, bao gồm Mitch McConnell và Lindsey Graham.
Một ngày dài cho cả nước Mỹ
Trong khi đó ở Cánh Tây, mọi người đang la hét.
" Anh vào đây mà không đeo khẩu trang", người nào đó hét vào mặt một nhà báo, yêu cầu người này rời khỏi văn phòng.
Một nhân viên cấp dưới kiệt sức do làm việc quá độ đã gục xuống khóc. Quanh đó là dãy bàn làm việc ngổn ngang những chai nước rửa tay, báo, bóng chày và máy ép tóc.
Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows (phía sau) đứng nghe bác sĩ Sean Conley cập nhật về tình hình sức khỏe của Tổng thống Trump hôm 3/10. (Ảnh: Reuters)
Bầu không khí căng thẳng hiện lên rõ nét ở Cánh Tây. Trong nhiều tháng trước đó, hầu như không ai đeo khẩu trang khi ngồi làm việc ở đây. Và giờ mọi người đều có một chiếc trên mặt.
Nhiều nhà báo đã đến Nhà Trắng hôm 3/10 để yêu cầu cung cấp thêm thông tin về việc xét nghiệm bổ sung. Họ cũng muốn biết về tình hình sức khỏe của tổng thống. Ba nhà báo làm việc tại đây đã cho kết quả dương tính với COVID-19 trong ngày này, theo CNN.
Các phóng viên còn lại ở Nhà Trắng muốn xác nhận mình có nhiễm virus hay không.
Đến giữa buổi chiều 3/10, rõ ràng là mọi chuyện không được suôn sẻ. Một nhân viên thông báo cho nhóm các nhà báo theo sát tổng thống rằng hãy tập trung lại để đi đến bệnh viện quân đội. Họ sẽ đợi ông Trump ở đó.
Nhóm nhà báo leo lên một chiếc xe tải đen, có biển số của chính phủ và cửa sổ kính màu tối. Khi chiếc xe dừng lại gần lối vào khẩn cấp của bệnh viện, đèn tín hiệu bật sáng.
Tổng thống Trump đến bệnh viện Quân y Quốc gia Walter Reed hôm 2/10. (Ảnh: Reuters)
Đối với nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump, họ ngưỡng mộ cách ông xử lý cuộc khủng hoảng y tế.
Nhưng từ góc nhìn bên ngoài phòng cấp cứu của bệnh viện, dường như thế giới ông Trump mô tả - thế giới khỏe mạnh, đầy thịnh vượng mà ông chính là người tạo ra nó - đang lâm nguy.
Những chiếc lá vàng bay thốc lên trong không khí khi trực thăng Marine One lơ lửng gần bãi đáp. Tổng thống Mỹ bước xuống cầu thang, nắm tay vịn và leo lên một chiếc SUV. Nếu nhìn thoáng, ông có vẻ đã bị khuất phục.
Đó là cái kết cho một ngày dài đối với ông Trump và cả nước Mỹ.
Những người Mỹ không tin Trump nhiễm nCoV Những phát ngôn, hành động bất nhất của Trump trước đây khiến nhiều người Mỹ hoài nghi mọi thứ về ông, kể cả thông báo Tổng thống nhiễm nCoV. Thức dậy vào sáng thứ 6 với thông tin Tổng thống Donald Trump cùng Đệ nhất phu phân Melania dương tính với nCoV, một số người Mỹ tỏ ra hoài nghi, cho rằng đây...