Được và mất khi mua điện thoại, máy tính bảng đổi trả
Không còn mới 100%, các mẫu điện thoại, máy tính bảng đổi trả vẫn nhận được sự quan tâm lớn từ phía người dùng nhờ giá rẻ, bảo hành chính hãng… nhưng vẫn cần một số lưu ý nếu muốn mua sản phẩm chất lượng tốt.
Tự tay “đập hộp” một chiếc điện thoại, máy tính bảng hàng chính hãng (chỉ cac thiêt bi đươc ban thông qua nha phân phôi chinh thưc tai Viêt Nam) mới 100% là mong muốn của nhiều người. Tuy nhiên, với những ai có nguồn tài chính eo hẹp nhưng vẫn muốn sở hữu thiết bị tốt thì lựa chọn mua hàng cũ, hàng xách tay… được ưu tiên. Thế nhưng, đa phần lại không yên tâm bởi yếu tố “trôi nổi” của nó, và lựa chọn mua lại hàng chính hãng nhưng đã qua sử dụng được tin tưởng.
Dạo qua một số hệ thống bán lẻ lớn tại TP HCM, hầu hết đều bố trí riêng kệ hàng ghi là “hàng đổi trả”, hoặc ghi sẵn thông tin này lên bảng giá. Các mẫu bày bán có điện thoại thường, điện thoại thông minh và máy tính bảng, từ giá rẻ đến cao cấp.
Rất nhiều mẫu điện thoại đã qua sử dụng được trưng bày.
Theo một nhân viên cửa hàng Thế giới di động, đây là các mẫu máy được hệ thống bán ra, nhưng vì lý do nào đó, như thích “lên đời” máy mới, không vừa ý và muốn đổi qua thiết bị có giá tương đương… nên khách hàng đã mang đến đổi trả. Người này cho biết, các thiết bị giá rẻ, có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc mang thương hiệu Việt bị đổi trả nhiều nhất.
Một nữ nhân viên của FPT Shop cho hay, các thiết bị đều được đội ngũ kỹ thuật kiểm tra kỹ, đặc biệt lưu ý đến yếu tố bị rơi vào nước hoặc va chạm mạnh. Nếu gặp những tình huống đó, họ sẽ từ chối thu về để bán lại. Họ cũng không chấp nhận các thiết bị đã thu về một lần, kể cả khi nó còn hoạt động tốt và đang trong thời hạn bảo hành. Bên cạnh đó, những mẫu này đều được bảo hành chính hãng nên khách hàng có thể yên tâm về chất lượng.
Tuy nhiên, cơ chế bảo hành của các đại lý khác nhau. Một số chuỗi siêu thị như Thế giới di động, FPT Shop sử dụng chính sách bảo hành tùy thuộc vào người sử dụng đầu tiên, tức nếu khách hàng A mua máy vào tháng 1/2016, sau đổi trả cho siêu thị, thì người mua sau được áp dụng bảo hành từ thời điểm đó. Trong khi đó, một số nơi như Viễn Thông A áp dụng chính sách bảo hành 12 tháng.
Video đang HOT
Khi mua hàng đổi trả, bên cạnh chất lượng, giá bán là yếu tố được người dùng quan tâm nhất. So với hàng mới 100%, mức giá hàng đổi trả chỉ bằng 60-90%, như Galaxy S6 edge giá 10,9 triệu đồng (máy mới là 14,99 triệu đồng), Xperia M5 có giá 7,12 triệu đồng (giá mới là 9,49 triệu đồng), hay mẫu máy tính bảng ZenPad Z370CG còn 3,11 triệu đồng (máy mới là 3,99 triệu đồng)…
Một số mẫu máy tính bảng hàng đổi trả của FPT Shop.
Theo anh Tấn Phương (Quận 7, TP HCM), người từng mua chiếc Galaxy S6 tại Thế giới di động với mức gần 7 triệu đồng (giá mới 11,49 triệu đồng) cách đây 3 tháng, thiết bị anh đang dùng ổn định. “Khi mới mua, máy còn bảo hành hơn 6 tháng. Ban đầu, tôi được bạn bè khuyên không nên lấy hàng đổi trả. Nhưng sau khi xem xét chế độ bảo hành, tôi đã liều và thấy quyết định của mình đúng đắn. Hiện điện thoại vẫn hoạt động tốt”.
“Tôi cũng từng mua máy tính bảng hàng đổi trả với giá hơn 3 triệu đồng cho con xem phim. Tôi đã dùng 5 tháng và chưa phải bảo hành lần nào”, anh Quốc Duy, công nhân trong khu chế xuất Linh Trung 2 (Quận Thủ Đức), cho biết.
Không may mắn như vậy, chị Ngọc Châu, sinh viên Đại học Nguyễn Tất Thành (Quận 4) từng mua chiếc Desire 826 Selfie hàng đổi trả với giá hơn 4 triệu đồng tại một hệ thống điện máy lớn nhưng sớm rước “cục tức” vào người. “Với sở thích chụp ảnh ‘tự sướng’, tôi đã mua máy do có camera trước 13 megapixel. Ban đầu, thiết bị hoạt động bình thường, nhưng sau khoảng hai tháng bắt đầu có hiện tượng nóng, hay bị giật, nhanh hết pin, tắt nguồn giữa chừng. Tôi đã mang lên chuỗi siêu thị đó để bảo hành, nhưng sau đó vài ngày thì bệnh cũ tái phát. Sau nhiều lần lên rồi về, tôi đã quyết định bán máy với giá rẻ”.
Trên các diễn đàn mạng, chủ đề mua hàng đổi trả cũng nhận được sự quan tâm của người tham gia. Bên cạnh những phản hồi tích cực, một số cho biết từng mua phải hàng kém chất lượng. Thậm chí, còn xuất hiện ý kiến khuyên không nên mua vì từng… lừa được nhân viên kiểm tra. “Đôi khi, nhân viên siêu thị làm ăn cẩu thả và bạn sẽ chuốc lấy phiền phức. Tôi từng mua một chiếc điện thoại mới, nhưng khi sử dụng lỡ tay đánh rơi, khiến màn hình hở sáng. Tôi đã đến đổi trả, nhân viên xem xét sơ sài rồi cho vào kho. Không biết bạn nào xui lỡ mua phải”, một thành viên khoe “chiến tích”.
Một số thành viên chia sẻ, hàng đã qua sử dụng nên cần xem xét kỹ để tránh phiền phức khi đi bảo hành (máy đã mua sẽ không được cho đổi trả, chỉ được áp dụng chính sách bảo hành). Do đó, người dùng nên đi cùng một người am hiểu điện thoại, máy tính bảng để kiểm tra xem hình thức máy bên ngoài thế nào, cảm ứng mượt không, có bị chết cảm ứng không, truy cập ứng dụng ra sao, kết nối Wi-Fi và 3G thế nào, thử chơi game hoặc mở ứng dụng nặng xem có bị giật lag nhiều không… Ngoài ra, cần lựa chọn các đại lý, chuỗi hệ thống siêu thị điện máy có thương hiệu, uy tín… nhằm đảm bảo quyền lợi, tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Bảo Lâm
Theo VNE
Smartphone cũ tràn ngập thị trường dù sắp bị cấm nhập
iPhone đời cũ hay những chiếc BlackBerry, smartphone Galaxy, Xperia được giới thiệu là hàng dùng "lướt", hàng "mới 99%"... đều nằm trong diện cấm nhập khẩu vào Việt Nam từ 15/12.
Theo thông thông tư số 31/2015/TT-BTTTTvừa được bộ Thông tin và Truyền thông ban hành mới đây, từ 15/12/2015, hầu hết smartphone cũ đã qua sử dụng, từ iPhone, BlackBerry cho tới nhiều mẫu khác đều nằm trọng diện bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
Không chỉ được mua đi, bán lại trên diễn đàn, chợ điện tử, giờ điện thoại, máy tính bảng cũ đã qua sử dụng được bày bán tại nhiều cửa hàng giống như hàng mới.
Nhưng hầu hết những nơi kinh doanh điện thoại "xách tay", smartphone qua sử dụng lại đang là mặt hàng được bày bán rất nhiều và phổ biến bên cạnh sản phẩm mới, chứ không chỉ là hàng được mua đi bán lại trên các diễn đàn, gian hàng trực tuyến. Thậm chí, ở một số cửa hàng, hàng cũ đã qua sử dụng chiếm tới hàng chục mẫu, đủ các nhãn hiệu lớn nhỏ và số lượng máy tiêu thụ lấn át cả hàng mới. Những sản phẩm này đều được giới thiệu là hàng dùng lướt còn 99% - 98% chất lượng, hay trôi bảo hành, nếu như hình thức bên ngoài trông mới mẻ như hàng chưa bóc hộp.
Phổ biến nhất trên thị trường điện thoại đã qua sử dụng vẫn là iPhone với những model như 5S, 5C và cả một số mẫu đã được Apple dừng sản xuất từ lâu như iPhone 4 hay iPhone 5. Trong đó, nhiều dòng iPhone khoá mạng vốn chỉ được bán ra thông qua các nhà mạng tại Nhật, Mỹ hay châu Âu vẫn tràn ngập ở Việt Nam. Thậm chí có thời điểm, loại hàng cũ này còn gây ra cơn sốt lớn cho thị trường trong nước, như iPhone 5c hàng Nhật hồi đầu năm.
Không chỉ iPhone, nhiều dòng smartphone cao cấp khác chạy Android và BlackBerry cũng xuất hiện tại nhiều cửa hàng điện thoại "xách tay". Trong khi BlackBerry chủ yếu là các mẫu giá rẻ từ vài trăm đến một hoặc hai triệu đồng, thì Android lại là các "siêu phẩm" gần đây của Samsung, HTC hay LG, Sony. Ngay cả Galaxy Note 4, Note Edge, Xperia Z3 hay G3, One M8 giờ đều rất nhiều hàng cũ đã qua sử dụng, dù chúng đều là những sản phẩm cao cấp mới có mặt trên thị trường từ năm ngoái.
iPhone là smartphone đã qua sử dụng được bán nhiều nhất.
Anh Trần Tuấn, chủ một cửa hàng trên phố Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng thị trường smartphone cũ đang "phất" lên trong vòng 2 năm trở lại đây. Trước kia, các cửa hàng chủ yếu chỉ kinh doanh iPhone và BlackBerry, nhưng gần đây, ngay cả những mẫu smartphone Android của Samsung, HTC hay Sony cũng bán rất chạy, được nhiều người tìm mua. Nguồn hàng smartphone "xách tay" cũ đang có trên thị trường đều nhập từ nước ngoài, còn hàng qua sử dụng mua lại ở thị trường trong nước không đáng kể.
Việc các hãng chạy đua ra sản phẩm mới khiến vòng đời smartphone ngắn đi nhiều. Một chiếc Galaxy Note 4 của Samsung hay Xperia Z3 của Sony khi mới ra có giá 15 đến 16 triệu đồng, nhưng chỉ sau 6 tháng, hàng đã qua sử dụng giá chỉ còn một nửa. Với mức giá rẻ như vậy, những người có thu nhập trung bình vẫn tìm đến các dòng sản phẩm cũ thay vì mua máy mới. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng có thói quen đổi máy liên tục cũng chọn mua hàng cũ để đỡ mất giá sau khi đổi chác.
Các cửa hàng kinh doanh điện thoại cũ tỏ ra không sốt sắng với quy định cấm nhập khẩu điện thoại đã qua sử dụng vào Việt Nam sắp được áp dụng từ 15/12. Đức Trung, quản lý một hệ thống lớn ở Hà Nội, cho biết quy định cấm nhập khẩu như thông tư mới đã được áp dụng từ hai, ba năm trước nhưng nó không gây nhiều ảnh hưởng. Vì thế, vài năm qua, hàng cũ vẫn được kinh doanh đều do nhu cầu lớn từ thị trường.
Theo nhiều người kinh doanh, smartphone cũ đã qua sử dụng đang bán trên thị trường phần lớn đều được nhập về từ thị trường Trung Quốc. Ở Việt Nam, các chợ điện tử gần biên giới phía Bắc như Móng Cái thường là nơi cung cấp nguồn hàng chính.
Tuấn Anh
Theo VNE
Giảm giá liên tục, di động xách tay ế vẫn ế iPhone, Galaxy Note 5 cùng hàng loạt di động xách tay liên tục giảm giá nhưng không cứu vãn được doanh số ảm đạm từ các cửa hàng. Từ đầu năm, thị trường chứng kiến những màn giảm giá liên tục của các siêu phẩm di động. Từ iPhone cho đến Galaxy Note 5, S6 hay LG V10, tất cả đều không thoát...