Dược thiện trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt
Bình thường, phụ nữ hành kinh theo chu kỳ của trăng (nguyệt tín). Tuy nhiên, do thay đổi sinh hoạt như lao động mệt mỏi, thiếu ngủ, ăn uống không phù hợp, cảm mạo, đang dùng thuốc… có thể làm rối loạn kinh nguyệt.
Đau bụng kinh là chứng thường gặp ở phụ nữ. Theo Đông y, khí huyết không thông thì gây đau. Nếu đau trước khi hành kinh là do huyết ứ, kinh máu thường có sắc sẫm hoặc đen, nhiều huyết khối. Nếu đau bụng lúc đang thấy kinh, thường là do chứng huyết hư. Nếu đau bụng cả trước và sau hành kinh, tức là vừa huyết hư vừa huyết ứ. Nếu đau bụng kinh kèm theo trướng bụng thì là khí trệ. Đau bụng kèm theo buồn nôn là do đàm thấp, đau tăng khi gặp lạnh hoặc chườm nóng thấy dễ chịu là do gặp hàn… Các bài thuốc dưới đây sẽ giúp chị em giải quyết chứng đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt.
Đau bụng kinh, lượng kinh ít:
Bài 1: ngải cứu, bạch đồng nữ, ích mẫu, hương phụ (tứ chế) mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống ấm trước bữa ăn 1,5 giờ. Phương thuốc này ngoài tác dụng điều hòa kinh nguyệt còn dùng trong trường hợp rong kinh kéo dài kèm theo tăng huyết áp.
Video đang HOT
Bài 2: hương phụ 16g; xuyên khung, đương quy mỗi vị 12g; diên hồ sách 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống ấm trước bữa ăn 1,5 giờ.
Bài 3: diên hồ sách, đương quy, bạch thược, hậu phác mỗi thứ 10g; nga truật, tam lăng, mộc hương mỗi thứ 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống ấm trước bữa ăn 1,5 giờ.
Bài 4: hương phụ (chích giấm) 20g, diên hồ sách (chích rượu) 80g. Cả hai tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 6g với nước ấm hoặc rượu ấm.
Trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt
Bài 1: hồng hoa, đương quy, tam lăng, đan sâm, nga truật mỗi vị 12g; nhục quế, mộc hương mỗi vị 6g; ngũ linh chi, diên hồ sách mỗi vị 9g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, uống ấm trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống trước kỳ kinh 1 tuần và sau hết kinh 3 ngày. Uống 3 liệu trình trong 3 tháng.
Bài 2: hương phụ 30g, đương quy 20g; bạch thược, thục địa, bạch truật mỗi vị 100g; xuyên khung, trần bì, hoàng cầm mỗi vị 50g; sa nhân 25g. Bào chế dạng hoàn, ngày dùng 9g trước bữa ăn 1,5 giờ.
Nhận biết hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt là một loạt các triệu chứng về những thay đổi, rối loạn tâm sinh lý, hành vi của nữ giới trong khoảng thời gian trước chu kỳ kinh nguyệt.
Hội chứng tiền kinh nguyệt tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không chú ý theo dõi, điều trị thì bệnh lý có thể diễn biến phức tạp, gây khó chịu về thể chất, tinh thần, ảnh hưởng cảm xúc, cuộc sống hôn nhân và hạnh phúc gia đình cũng như sinh hoạt hàng ngày. Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 - 40 dễ có các triệu chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn ở những người từ 40 tuổi trở lên.
Nguyên nhân chính gây hội chứng tiền kinh nguyệt hiện vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các yếu tố chính có thể góp phần gây ra tình trạng này là: Sự thay đổi của nồng độ nội tiết tố nữ trước kỳ kinh (estrogen, progesterone). Do những thay đổi về hóa chất trong não (serotonin). Không đủ lượng serotonin gây trầm cảm tiền kinh nguyệt, cùng với đó là triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi... Chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu hụt vitamin và khoáng chất; sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, chứa caffein cũng có thể là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn. Vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị hội chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm: di truyền (có người thân trong gia đình đã từng gặp hội chứng này). Những người có vấn đề về tâm thần như lo lắng, bất an, trầm cảm; ít tập thể dục.
Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể dẫn đến một số rối loạn như: thay đổi khẩu vị, thèm ăn: căng tức vùng ngực; đau đầu; sưng phù tay hoặc chân và tăng cân; đau nhức toàn thân (đặc biệt vùng bụng và thắt lưng); trướng bụng; uể oải, mệt mỏi trước kỳ kinh; xuất hiện các vấn đề về da (mụn, trứng cá..); rối loạn tiêu hóa; đau bụng tiền kinh nguyệt; Thay đổi ham muốn tình dục...
Chị em cũng có thể gặp một số rối loạn về cảm xúc, hành vi như: phiền muộn; các cơn giận bộc phát, dễ cáu gắt, giận dữ; cảm thấy lo âu, bị xa lánh, nhạy cảm; dễ bị kích thích, dễ khóc; thiếu tập trung, hay quên; mất ngủ, chợp mắt giấc ngắn...
Đa phần các dấu hiệu trên thường kéo dài trong khoảng từ 1-2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt và sẽ biến mất ngay sau khi kết thúc kỳ kinh.
Nếu cảm thấy các triệu chứng tiền kinh nguyệt làm cản trở các hoạt động hàng ngày hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc, bạn nên đến gặp và trao đổi thêm với bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
Những dấu hiệu bệnh phụ khoa nguy hiểm nhất bạn đang đối mặt Trên thực tế các dấu hiệu bệnh phụ khoa thường không rõ ràng, rất dễ gây nhầm lẫn với những bệnh thông thường nên chị em hay bỏ qua. 1. Thống kinh là dấu hiệu bệnh phụ khoa Trên thực tế có rất nhiều chị em bị đau bụng khi kỳ kinh nguyệt tới và ở các mức độ khác nhau. Nếu bạn...