Dược phẩm Hà Tây sắp huy động vốn từ nhà đầu tư Nhật để xây nhà máy hơn 1.000 tỷ đồng
CTCP Dược phẩm Hà Tây (DHT) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2020 vào ngày 26/8 tới.
Theo tài liệu Đại hội, HĐQT sẽ trình cổ đông thông qua việc đầu tư dự án nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hataphar với tổng mức đầu tư khoảng 1.350 tỷ đồng. Giá trị đầu tư thực tế có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi 10%.
Ban lãnh đạo công ty cho biết mục tiêu của dự án là sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương, đồng thời góp phần giảm sự phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu trong bối cảnh nhu cầu về thuốc chất lượng cao ngày càng tăng…
Về tiến độ triển khai dự án, nhà máy dự kiến được vận hành đồng bộ từ quý 2/2026. Trong đó, nhà máy khởi công, xây dựng và đưa vào hoạt động giai đoạn 1 từ quý 4/2021 đến quý 2/2023; giai đoạn 2 sẽ kéo dài từ quý 2/2024 đến quý 1/2026.
Video đang HOT
Để huy động thêm vốn đầu tư, Dược Hà Tây dự kiến trình cổ đông phương án phát hành hơn 5,2 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược Nhật Bản là ASKA Pharmaceutical Co., Ltd với giá phát hành 70.000 đồng/cp. Lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn tất đợt phát hành.
Về kết quả kinh doanh, trong bán niên 2020, Dược Hà Tây ghi nhận 924 tỷ đồng tổng doanh thu và 66 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. So với kế hoạch đề ra, Công ty đã thực hiện 46% kế hoạch doanh thu và 59% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
CW đáo hạn tháng 4: 6 mã CW đáo hạn sớm đều trong trạng thái lỗ
Phiên giao dịch 6/4 là ngày giao dịch cuối cùng của 5 mã CW do HSC phát hành và 1 mã CW do VPS phát hành.
Cả 6 mã CW này chắc chắn đáo hạn trong trạng thái lỗ do giá cổ phiếu cơ sở trung bình 5 phiên gần nhất thấp hơn giá nhà đầu tư hòa vốn.
VNDirect phát hành thêm 6 mã CW mới dựa theo các cổ phiếu FPT, MWG, HPG, REE, MBB và PNJ.
Tháng 4, thị trường chứng quyền có bảo đảm (CW) sẽ có 19 CW đáo hạn thuộc 4 công ty chứng khoán. Phiên giao dịch ngày 6/4 là ngày giao dịch cuối cùng của 5 mã CW dựa theo cổ phiếu FPT, MBB. MWG, VNM, VRE, GMD do chứng khoán HSC phát hành và 1 mã CW dựa theo cổ phiếu VPB do chứng khoán VPS phát hành.
Các CW này chắc chắn đáo hạn trong trạng thái lỗ do giá cổ phiếu cơ sở trung bình 5 phiên gần nhất thấp hơn giá nhà đầu tư hòa vốn. Trong đó, CMWG1907 của HSC đang có khoảng cách lớn nhất giữa giá cổ phiếu cơ sở trung bình 5 phiên vừa qua và điểm hoà vốn với hơn 56%.
Chi tiết các CW sẽ đáo hạn tháng 3. (*): Giá đóng cửa trung bình cổ phiếu cơ sở 5 phiên gần nhất. Màu vàng thể hiện 6 mã CW đáo hạn sớm trong tháng 4.
Kể từ khi vận hành thị trường CW, 12/44 mã CW giúp nhà đầu tư có lãi. CW đáo hạn sớm nhất là CMWG1901 của Chứng khoán BIDV (BSC) vào ngày 9/9. Nếu tham gia mua CW này từ khi IPO và nắm giữ đến ngày đáo hạn, nhà đầu tư sẽ lãi 7.250 đồng/cq, tương ứng mức lợi nhuận lên đến 260%. 3 CW dựa trên cổ phiếu FPT là CFPT1901 của VNDS, CFPT1902 và CFPT1903 của Chứng khoán SSI (SSI) cũng đem lại lợi nhuận bằng lần cho nhà đầu tư tham gia mua tại ngày IPO.
Ở kỳ đáo hạn gần nhất vào tháng 3/2020, CVPB1901 do Chứng khoán VNDirect (VNDS) phát hành có mức lãi 167% nếu nhà đầu tư tham gia mua tại ngày IPO.
Thanh khoản thị trường trong tháng 3 chỉ đạt 62,6 tỷ đồng, tương ứng khối lượng giao dịch đạt hơn 153 triệu cq, giảm 58,3% giá trị giao dịch và giảm gần 25% về khối lượng giao dịch so với tháng trước. Khối ngoại bán ròng gần 3,5 tỷ đồng, tăng gần 24% so với tháng trước, khối lượng bán ròng tương ứng đạt hơn 10,6 triệu cq.
Hiện nay, sàn HoSE có 62 mã CW đang giao dịch nhưng chỉ có 2 mã có mức giá cao hơn so với thời điểm IPO là CDPM2002 và CSTB2002 đều do chứng khoán KIS phát hành. Ở chiều ngược lại, nhiều mã CW dựa theo cổ phiếu có tính dẫn dắt như MBB, VIC, VHM, VNM...giảm đến 90% so với thời điểm IPO. Có thể kể đến như CMBB2001 của HSC giảm 92%, CVIC1903 của KIS giảm 95% hay CVNM1904 của HSC giảm đến 99%,...
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận chào bán 6 mã CW cho VNDirect (HoSE: VND) dựa trên các cổ phiếu FPT, HPG, MBB, MWG, REE, PNJ với tổng khối lượng 8,5 triệu đơn vị.
Chi tiết 6 mã chứng quyền mới phát hành của VNDirect.
Hải Triệu
Cần giải pháp mạnh hơn tiếp sức cho thị trường chứng khoán Trong bối cảnh thị trường chứng khoán được dự báo sẽ tiếp tục bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) cho rằng, cơ quan quản lý cần triển khai các giải pháp hỗ trợ thị trường và nhà đầu tư mạnh mẽ hơn. Sau khi kiến...