Dược Lâm Đồng chấp thuận “gả” cho Điện máy Nguyễn Kim
Đại gia điện máy một thời Nguyễn Kim vừa được chấp thuận mua thêm hơn 2,1 triệu cổ phiếu của Dược Lâm Đồng và trở thành cổ đông chi phối hoạt động của thương hiệu dược này.
Hội đồng quản trị công ty CP Dược Lâm Đồng (Ladophar, mã chứng khoán: LDP) vừa ban hành nghị quyết về việc thống nhất với đề xuất chào mua công khai hơn 2,1 triệu cổ phiếu LDP của công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim.
Trước đó, Nguyễn Kim đã thông báo đăng ký mua vào hơn 2,1 triệu cổ phiếu LDP, chiếm 27,14% vốn của Ladophar.
Dự kiến, thời gian chào mua từ ngày 30/11 – 30/12/2018. Thời gian hoàn tất đợt chào mua là ngày 11/1/2019. Giá chào mua được Nguyễn Kim đưa ra là 23.500 đồng/cổ phiếu.
Hiện tại, Nguyễn Kim đang sở hữu 24% vốn điều lệ tại Ladophar. Sau khi hoàn tất thương vụ này, đồng nghĩa với việc Nguyễn Kim phải chi thêm gần 50 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của Nguyễn Kim sẽ tăng lên 51,14%, và hãng điện máy này sẽ trở thành cổ đông chi phối hoạt động tại Dược Lâm Đồng.
Nguyễn Kim sắp thâu tóm xong Dược Lâm Đồng.
Video đang HOT
Nguyễn Kim cho biết, dự kiến hoạt động, kinh doanh sau khi hoàn tất việc chào mua là tiếp tục phát triển lĩnh vực kinh doanh chính của Ladophar là sản xuất đông dược, mua bán thuốc, dược liệu, thiết bị y tế và xuất nhập khẩu thuốc, dược liệu.
Trước đó, từ năm 2017 Nguyễn Kim đã nhiều lần đăng ký chào mua công khai số cổ phần Dược Lâm Đồng này nhằm biến Ladophar thành công ty con của mình.
Nguyễn Kim thâu tóm Dược Lâm Đồng vào thời điểm diễn biến thị trường khá bất lợi với công ty dược này. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu LDP giảm mạnh từ vùng giá 31.000 đồng/cổ phiếu xuống 18.200 đồng/cổ phiếu , tương ứng giảm 41% và đây cũng là mức giá thấp nhất của LDP trong vòng hơn 2 năm trở lại đây.
Kết quả kinh doanh của Dược Lâm Đồng thời gian gần đây cũng không mấy sáng sủa. Quý 3/2018, doanh nghiệp đạt doanh thu 120 tỷ đồng, giảm 30% so cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi riêng giá vốn đã chiếm 102 tỷ đồng, sau khi cộng các khoản chi phí khác, lợi nhuận quý 3 bị âm 3 tỷ đồng.
Đây là quý thứ 3 liên tiếp LDP báo lỗ, nâng tổng lỗ 9 tháng đầu năm lên 9,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi sau thuế 14,8 tỷ đồng.
Trong cơ cấu tài sản trị giá 276 tỷ đồng của LDP có 176 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn và chiếm hơn 100 tỷ đồng trong đó là hàng tồn kho.
Theo nguoiduatin.vn
Bia Sài Gòn lại bị Kiểm toán Nhà Nước 'đòi' gần 2.500 tỷ đồng
Kiểm toán Nhà nước yêu cầu Sabeco nộp về ngân sách nhà nước số tiền trên trước ngày 20-11
Mới đây, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) khu vực IV vừa gửi công văn để đôn đốc Tổng công ty cổ phần bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thực hiện kiến nghị của kiểm toán đã được ban hành từ hồi đầu năm 2018.
Theo KTNN khu vực IV, hồi tháng 2-2018, khi thực hiện kiểm toán đối với báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2016 của Sabeco, KTNN đã kiến nghị Sabeco nộp về ngân sách nhà nước trên 2.495 tỷ đồng. Đây là khoản lợi nhuận chia cho cổ đông nhà nước từ nguồn lợi nhuận từ 2016 trở về trước.
Đến tháng 4-2018, Bộ Công Thương đã đề nghị sử dụng nguồn lợi nhuận này để nộp tiền phạt hành chính về thuế và tiền phạt chậm nộp đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt truy thu trong giai đoạn 2007 - 2015. Tuy vậy, đến nay, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế vẫn chưa thực hiện xử phạt hành chính và truy thu số tiền nộp chậm nói trên.
Trước tình hình này, KTNN đề nghị Sabeco nộp số tiền trên 2.495 tỷ nói trên về cho ngân sách nhà nước trước ngày 20-11 và gửi chứng từ cho KTNN khu vực IV.
Trước đó, như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, KTNN đã tiến hành kiểm toán đối với Sabeco về báo cáo tài chính, việc sử dụng, quản lý vốn và tài sản nhà nước. Theo KTNN, Báo cáo tài chính riêng giữa niên độ cho kỳ kế toán sáu tháng kết thúc ngày 30-6-2017 đã được Công ty TNHH PwC (Việt Nam) kiểm toán, tại thời điểm 30-6-2017, lợi nhuận mà Sabeco chưa phân phối lũy kế trước 31-12-2016 là hơn 2.900 tỉ đồng.
Theo kết quả kiểm toán, lợi nhuận sau phân phối tại thời điểm 31-12-2016 của Sabeco là hơn 2.800 tỉ đồng. Sabeco đã phân phối tiếp gần 76 tỉ đồng lợi nhuận của năm 2016 vào Quý I-2017. Như vậy, lợi nhuận còn lại của các năm từ 2016 trở về trước là hơn 2.700 tỉ đồng.
Căn cứ vào tỉ lệ sở hữu vốn nhà nước tại Sabeco vào thời điểm 31-12-2016 là 89,59%, KTNN đã kiến nghị nộp NSNN lợi nhuận còn lại từ năm 2016 trở về trước hơn 2.400 tỉ đồng.
Cũng tại thời điểm đó, KTNN cũng gửi văn bản cho Bộ Tài chính đề nghị chỉ đạo các cơ quan liên quan "khẩn trương tổ chức truy nộp ngân sách nhà nước" khoản lợi nhuận từ 2016 trở về trước. Đồng thời, có ý kiến với Bộ Công Thương, Sabeco về việc chia cổ tức năm 2017 cho "cổ đông nhà nước" theo đúng tỉ lệ vốn điều lệ mà Nhà nước nắm giữ đến ngày 28-12-2017 là 89,59%.
CHÂN LUẬN
Theo plo.vn
"20% doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh không lãi, thua lỗ" Một con số đáng lưu ý, phản ánh tình hình sức khoẻ của doanh nghiệp nhà nước được Trưởng ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp - CIEM đưa ra... Ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban cải cách và phát triển doanh nghiệp - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Tại hội thảo diễn ra tuần qua, đánh giá...