Được giảm phí trước bạ, ô tô nội cắt khuyến mãi, tăng giá
Nhiều người hy vọng sẽ mua được xe ô tô sản xuất lắp ráp trong nước vừa có giá thấp, lại vừa được giảm thêm 50% lệ phí trước bạ, coi như là hưởng lợi kép. Liệu điều này có thành hiện thực?
Dân buôn đảo chiều giá bán
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2020 để kích cầu tiêu dùng. Theo tính toán, khi giảm 50% lệ phí trước bạ, với những mẫu xe bình dân sản xuất lắp ráp trong nước từ 9 chỗ trở xuống, người mua sẽ tiết kiệm được từ 15-80 triệu đồng; còn với xe sang tiết kiệm được từ 70-270 triệu đồng, tùy mẫu.
Như vậy, liệu người tiêu dùng có mua được xe sản xuất lắp ráp trong nước vừa có giá thấp như hiện nay, lại vừa được giảm thêm 50% lệ phí trước bạ nữa, coi như là hưởng lợi kép?
Trong phân tích mới đây, chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng nghi ngờ điều này.
Ô tô trong nước vẫn đang tồn kho lớn
Theo ông Đồng, việc giảm 50% lệ phí trước bạ không ảnh hưởng đến giá bán xe của các DN ô tô trong nước, bởi đây là khoản thu sau khi khách hàng đã mua xe. Nhưng rất có thể, đây sẽ là cơ sở để các DN giảm bớt những chương trình khuyến mãi, kích cầu đang thực hiện với ô tô trong nước hiện nay.
Trên thực tế, dịch Covid-19 khiến doanh số bán ô tô tại Việt Nam giảm mạnh. Từ đầu năm 2020 đến nay, các DN đã chủ động tung ra những chương trình khuyến mãi, giảm giá “khủng” để kích cầu. Nhiều mẫu ô tô sản xuất lắp ráp trong nước đã được các DN hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ, giảm giá, tặng quà,… giá trị từ hàng chục cho đến cả trăm triệu đồng.
Nay Chính phủ tung ra gói hỗ trợ giảm 50% lệ phí trước bạ thì nhiều khả năng DN sẽ xem xét lại và bỏ các chương trình này. Vì thế, người tiêu dùng sẽ không thể mua được những chiếc ô tô sản xuất lắp ráp trong nước với giá thấp nữa.
Video đang HOT
Chẳng hạn, khách mua xe bình dân 9 chỗ ngồi trở xuống trong nước có thể tiết kiệm 15-80 triệu đồng nhờ lệ phí trước bạ giảm 50%, song nếu các DN và đại lý lại điều chỉnh, cắt khuyến mãi tương ứng với số tiền trên thì khoản “hỗ trợ” sẽ được chuyển sang DN và khách hàng đâu có được hưởng lợi kép, theo ông Đồng.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc công ty TNHH Thiên Phúc An, cho rằng, điều này có xảy ra hay không, còn tùy thuộc vào thị trường. Nếu nhu cầu về xe lắp ráp trong nước tăng đột biến, chắc chắn các DN sẽ điều chỉnh lại giá bán, cắt giảm các chương trình khuyến mãi. Còn nhu cầu vẫn thấp như hiện tại, xe ế ẩm thì đương nhiên DN không thể mạnh tay cắt giảm khuyến mãi hay điều chỉnh tăng giá.
Giá xe có tăng?
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều lao động bị mất việc, giảm thu nhập, nhiều DN gặp khó khăn, vì vậy nhu cầu về ô tô không cao. Lượng tồn kho ô tô hiện vẫn rất lớn, trong khi Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) dự báo năm 2020 nhu cầu xe giảm 15% so với 2019. Cung vượt cầu, xe vẫn phải giữ giá thấp, tăng khuyến mãi. Hơn nữa, nếu chỉ có lệ phí trước bạ giảm 50% chưa hẳn đã hấp dẫn khách hàng. Vì vậy, xe trong nước cần phải giữ giá thấp để tạo lợi thế nếu muốn tăng doanh số.
Người mua ô tô sẽ được hưởng lợi kép: vừa được giảm lệ phí trước bạ, vừa có giá thấp
Ngoài ra, còn có một yếu tố khác là xe nhập khẩu. Nguồn ô tô nhập khẩu nguyên chiếc của Việt Nam chủ yếu từ Thái Lan và Indonesia. Hai quốc gia này đã có gói hỗ trợ các DN sản xuất ô tô. Chính vì vậy, thời gian tới ô tô nhập khẩu về Việt Nam dự báo tiếp tục có điều kiện giảm giá cạnh tranh với xe trong nước.
Không những thế, mọi rào cản với xe nhập khẩu từ ASEAN đã được bãi bỏ. Việc nhập xe nguyên chiếc vô cùng thông thoáng, trong khi Indonesia và Thái Lan đều có sản lượng ô tô lớn và lợi thế cạnh tranh về giá. Trong tình hình khó khăn chung do đại dịch Covid-19, tồn kho lớn, chỉ cần các quốc gia này “bật đèn xanh” thì ô tô đại hạ giá sẽ được đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam.
Hơn nữa, các DN cũng có thể tính tới việc hỗ trợ khách mua xe nhập khẩu 50% lệ phí trước bạ, như Chính phủ làm với xe trong nước. Khi giá xe nhập khẩu nguyên chiếc giữ ở mức thấp sẽ gây áp lực với xe trong nước. Giá xe trong nước khó có thể điều chỉnh tăng.
Chỉ có lý do khiến giá xe tăng là nhu cầu của người dân tăng mạnh, dẫn đến thiếu nguồn cung.
Dự báo của các DN cho thấy, thị trường ô tô năm 2020 không sáng sủa. Nhu cầu mua xe giảm chưa rõ kéo dài bao lâu. Công ty Honda Việt Nam nhận định, do tác động của dịch bệnh, thị trường ô tô không chỉ bị ảnh hưởng trong năm 2020 có thể còn kéo dài sang các năm tiếp theo, doanh số giảm.
Theo số liệu của VAMA, doanh số bán hàng toàn thị trường 4 tháng đầu năm 2020, đạt 60.825 xe các loại, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Khả năng nhu cầu tăng mạnh dẫn đến thiếu xe là khó xảy ra. Vì vậy, giá xe khó tăng và người tiêu dùng vẫn có thể được hưởng lợi kép.
Ngành ôtô đang rất ốm yếu, nếu 1-2 năm nữa mới giảm thuế phí thì không kịp
Đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, đề xuất giảm 50% phí trước bạ khi mua ôtô chỉ áp dụng 6 tháng, nên khả năng vi phạm các cam kết quốc tế như cảnh báo của Bộ Tài chính là khó xảy ra.
Giảm 50% phí trước bạ không vi phạm cam kết quốc tế
Trong tờ trình mới nhất dự thảo Nghị quyết các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong COVID-19 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo, Bộ Tài chính không đồng tình giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020. Bộ này lý giải - nếu thông qua sẽ vi phạm cam kết quốc tế về không phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu.
Về vấn đề này, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều 15.5, ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian vừa qua, vấn đề giảm 50% thuế phí trước bạ cũng như thuế tiêu thụ nội địa được doanh nghiệp, người dân rất quan tâm.
Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, mức tiêu thụ ngành ôtô giảm mạnh, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành sản xuất ôtô vừa qua chỉ đạt 61.500 xe các loại, giảm 24% so với cùng kỳ, nhu cầu tiêu thụ xe cũng chỉ đạt 35-40% so với cùng kỳ.
Đề xuất giảm 50% phí trước bạ khi mua ôtô được nhiều người ủng hộ. Ảnh: Vinfast
Từ thực tế đó, Bộ Công Thương đã đưa ra giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, khách hàng. Trong thời gian ngắn hạn, từ nay đến hết năm 2020, Bộ Công Thương đề xuất giảm 50% phí trước bạ, lùi thời hạn đóng Thuế tiêu thụ đặc biệt.
"Không chỉ ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam bị ảnh hưởng, mà ngành công nghiệp ôtô của một số nước trong khu vực ASEAN, Châu Á cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, các quốc gia khác còn có chính sách hỗ trợ mạnh tay hơn Việt Nam.
Bên cạnh đó, thời gian áp dụng giảm thuế phí không dài, chỉ 6 tháng, nên khả năng vi phạm các cam kết quốc tế như cảnh báo của Bộ Tài chính là khó xảy ra. Đề xuất của Bộ Công Thương cũng đã được một số đơn vị liên quan khác đồng thuận", ông Thành nói.
Đề xuất giảm 50% phí trước bạ cơ bản được đồng ý
Nói thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay, quan điểm của Bộ Công Thương đã khẳng định rất rõ trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan.
"Ngành công nghiệp ôtô là một trong những ngành công nghiệp lớn của Việt Nam, mang lại lợi ích cho nền kinh tế và lợi ích cho người dân.
Trong bối cảnh do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tất cả các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô phải tạm dừng hoạt động, gặp khó khăn rất nhiều. Trong khi đó, ôtô trong nước phải cạnh tranh khốc liệt với ôtô nhập khẩu giá rẻ khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ. Nếu không có giải pháp kịp thời, quyết liệt thì ngành công nghiệp ôtô trong nước sẽ lao đao hơn.
"Ngành công nghiệp ô tô trong nước đang rất ốm yếu, nếu mà 1-2 năm nữa mới áp dụng giảm thuế phí thì không kịp. Giá thành ôtô bây giờ vẫn quá cao, vì vậy đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ nhận được sự đồng cảm, chia sẻ một số cơ quan, đến giờ phút này cơ bản đồng ý", ông Hải thông tin.
Trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long ủng hộ đề xuất của Bộ Công Thương khi đề xuất giảm 50% phí trước bạ khi mua ôtô.
"Đó là đề xuất rất hợp lý, bởi Việt Nam không còn là nước nghèo nữa, nên việc mỗi người có thể sở hữu một chiếc ôtô là bình thường.
Việc giảm thuế phí và đơn giản các thủ tục giấy tờ sẽ kích thích người mua xe và người sở hữu xe làm các thủ tục sang nhượng chuẩn chỉ, tiến tới quản lý xử phạt theo dữ liệu cá nhân sẽ đơn giản hơn", ông Ngô Trí Long nói.
Dừng cách ly xã hội, ô tô ồ ạt giảm giá kích cầu ra mẫu mã mới Hàng loạt chương trình ưu đãi, giảm giá bán được các doanh nghiệp kinh doanh ô tô áp dụng nhằm tạo sức hấp dẫn, thu hút khách đến đại lý mua xe sau thời gian cách ly xã hội. KIA Sedona được ưu đãi 70 triệu đồng Sau gần 1 tháng gần như đóng băng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt...