Được gì sau những cuộc ‘hôn nhân’ lớn?
MB sẽ sáp nhập SDFC, SouthernBank chính thức về một nhà với Sacombank, cuối tháng 9 sẽ hoàn tất thương vụ sáp nhập PGBank vào Vietinbank… Hàng loạt thương vụ hợp nhất, sáp nhập ngân hàng đã diễn ra trong suốt ba năm qua và đến nay thị trường vẫn chưa hết băn khoăn về những được mất sau cuộc hôn nhân này.
MB sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề của SDFC sau sáp nhập
Không ít nhà đầu tư bất ngờ với thông tin Ngân hàng Quân đội (MB) sẽ nhận sáp nhập Công ty cổ phần tài chính Sông Đà (SDFC) vào hệ thống. Cuộc họp cổ đông bất thường dự kiến vào 1/10 tới sẽ xin ý kiến cổ đông về thương vụ này.
Tại sao lại chọn SDFC?
Có rất nhiều nguyên nhân nhưng trước hết xét về mặt quan hệ cổ đông thì MB hiện đang là cổ đông lớn thứ hai của SDFC. Theo báo cáo tài chính năm 2014, SDFC có 3 cổ đông lớn là Tổng công ty Sông Đà nắm 38% cổ phần, MBB nắm 11%, Tổng công ty cổ phần (BMI) nắm 10% và các cổ đông khác nắm 41%. Việc sáp nhập SDFC để có riêng công ty tài chính của MB cũng phù hợp với định hướng chính sách về phát triển cho vay tiêu dùng hiện nay của NHNN.
Theo đó, việc sáp nhập SDFC sẽ giúp MB có công ty tài chính chuyên cho vay tiêu dùng. Điều này sẽ đáp ứng được quy định mới của NHNN về việc yêu cầu tất cả các ngân hàng phải có công ty tài chính để thực hiện cho vay tiêu dùng.
Thời gian qua, hầu hết các ngân hàng đều đã và đang tìm cách sở hữu một công ty tài chính để có thể tham gia đầy đủ vào cho vay tiêu dùng theo như dự thảo thông tư của NHNN được đưa ra thảo luận thời gian qua. Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo thông tư, đó là không cho phép các ngân hàng trực tiếp cho vay tiêu dùng mà yêu cầu phải thực hiện cho vay thông qua một công ty con không phải là ngân hàng.
Theo đó, một số ngân hàng đã mua công ty tài chính như Techcombank mua Công ty tài chính Hóa chất Việt Nam, SHB mua Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex – Viettel, VPBank mua Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng và Maritimebank mua Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam…
Một vài ngân hàng khác lại có ý định thành lập công ty tài chính như Sacombank, ACB, Vietinbank…
Tất nhiên, nhận SDFC, MB sẽ phải giải quyết những vấn đề đang tồn tại của công ty này. Giống như nhiều công ty tài chính khác, SDFC có một số vấn đề trên thị trường liên ngân hàng trước đây.
Video đang HOT
“Chúng tôi được biết SDFC đã gặp một số khó khăn trên thị trường liên ngân hàng trong việc quản trị rủi ro thanh khoản và đã gặp khó khăn khi trả các khoản vay liên ngân hàng đến hạn. Điều này đã khiến các ngân hàng cho vay phải gia hạn và/hoặc trích lập dự phòng cho các khoản cho vay liên ngân hàng này. Đây là một điểm các nhà đầu tư sẽ muốn biết rõ trước khi thực hiện sáp nhập”, Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) bình luận.
Ngoài ra, theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2014 của SDFC, tính đến 31/12/2014, công ty này có 2 khoản phải thu chưa được trình lập đầy đủ. Đó là khoản đầu tư trái phiếu Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long (STL) là 210 tỷ đồng đã đáo hạn từ năm 2012 nhưng chưa thu hồi được (thuyết minh số V.6). Khoản phải thu STL là 450 tỷ đồng được ghi nhận trong khoản mục “Các khoản phải thu” (thuyết minh số V.10).
Cũng theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014, SDFC có tổng tài sản đạt 1.328 tỷ đồng, giảm so với con số 1.583 tỷ đồng hồi cuối năm 2013; vốn điều lệ đạt 686 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 12 tỷ đồng, sau thuế là 9 tỷ đồng.
Với những con số trên, quy mô thương vụ sáp nhập này khá nhỏ so với MB. Tính đến 30/6/2015, tổng tài sản của MB đạt 204.409 tỷ đồng, vốn điều lệ là 11.593 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.828 tỷ đồng.
Theo đó vốn điều lệ của SDFC bằng khoảng 3% của MB (sau khi sáp nhập) và bằng 0,77% tổng tài sản của MB. Hiện P/B dự phóng của MBB là 0,94 lần; nghĩa là vẫn rất rẻ với một ngân hàng có NIM cao, ROE cao.
NHNN trở thành cổ đông lớn của Sacombank sau sáp nhập
NHNN vừa chính thức chấp thuận cuối cùng đối với sáp nhập giữa Sacombank và SouthernBank. Sự thay đổi về cấu trúc cổ đông là một phần của thương vụ sáp nhập này với NHNN hiện tại là một cổ đông quan trọng.
Theo đó, ông Trầm Bê cam kết ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn cho NHNN trong quá trình phê duyệt phương án sáp nhập. Kể từ giai đoạn đầu của quá trình phê duyệt đề án sáp nhập, đã có sự thay đổi quan trọng về cổ đông.
Ông Trầm Bê và những người liên quan nắm 20,14% cổ phần của SouthernBank và 6,89% cổ phần Sacombank và đã chuyển giao quyền cổ đông của mình tại cả hai ngân hàng cho NHNN.
Ông Trầm Bê sẽ không tham gia quản lý ngân hàng sau sáp nhập và cam kết sẽ sử dụng các tài sản khác mà ông sở hữu để trả nghĩa vụ nợ của cả hai ngân hàng nếu cần thiết.
“Có nghĩa là NHNN hiện sẽ đóng vai trò cổ đông khá quan trọng trong ngân hàng sau sáp nhập. Theo đó, mở ra cơ hội về sự thay đổi phong cách quản lý và sự chủ động xử lý nợ xấu trong một vài năm tới”, HSC bình luận.
Dù vậy, quan điểm của HSC thận trọng hơn đối với triển vọng doanh thu lợi nhuận tương lai của ngân hàng. Theo đó, HSC dự báo Sacombank sẽ cần 3-5 năm để xử lý bảng cân đối kế toán sau sáp nhập.
“Dự báo của chúng tôi cho 3-5 năm tới đối với lợi nhuận trước thuế của ngân hàng kém khả quan hơn so với kế hoạch của Sacombank với tỷ lệ CAGR cho lợi nhuận trước thuế là -28.41% từ 2014-2017″, HSC tính toán.
Cụ thể, HSC dự báo lợi nhuận trước thuế sẽ là 252 tỷ đồng năm 2015, 966 tỷ đồng năm 2016 và 1.011 tỷ đồng năm 2017. Do tổng thu nhập hoạt động, với tốc độ tăng trưởng CAGR là 15,2% đã bù đắp cho chi phí dự phòng tăng lên và CAGR là 83,92% trong 3 năm 2015-2017 (dự báo chi phí dự phòng năm 2015 là 2.755 tỷ đồng, năm 2016 là 3.560 tỷ đồng và 5.988 tỷ đồng năm 2017).
“Điều này phản ánh sự trì hoãn trong thời gian dài đối với công tác trích lập dự phòng của ngân hàng với nhiều lớp nợ xấu cần xử lý. Trực tiếp liên quan đến thực tế rằng ngân hàng đã có những sự thay đổi về cấu trúc cổ đông chứ không phải về phong cách quản lý trong vài năm trước”, HSC bình luận.
Dù vậy, Sacombank vẫn là một ngân hàng bán lẻ và cho vay DNNVV tốt với mạng lưới rộng khắp. Ngân hàng có thể xem xét kêu gọi một đối tác chiến lược nước ngoài tham gia giúp đẩy nhanh tiến độ.
Theo Bizlive
Hiểu sao cho đúng về lượng cổ phiếu freefloat của BIDV
Việc tính toán sai của VNM ETF có thể do quỹ này đã tính luôn cả lượng cổ phiếu BIDV sẽ phát hành hoán đổi nhận sáp nhập MHB (337 triệu cổ phiếu) và phát hành cho cổ đông hiện hữu (270 triệu cổ phiếu) đều tự do chuyển nhượng.
Một trong những yếu tố để được lọt vào danh mục đầu tư của 2 quỹ đầu tư chỉ số (ETF) tại Việt Nam là tỷ trọng cổ phiếu tự do chuyển nhượng (freefloat). Đây là tỷ lệ cổ phiếu có thể mua bán ngay lập tức trên thị trường, do người nắm giữ không bị ràng buộc về thời gian hay phương thức (ví dụ như phải công bố thông tin) chuyển nhượng.
Đối với FTSE Vietnam Index, tỷ lệ tối thiểu freefloat để lọt vào chỉ số này là 5% và của Market vector Vietnam Index là 10%.
Thế nhưng, nếu chỉ đơn giản là áp các quy tắc vào để "luận" ra cổ phiếu được thêm, bớt, sẽ không có những ngoại lệ trong các kỳ review ETF. Mặt khác, nhà đầu tư cũng không thể nắm rõ được 2 quỹ này tính toán dựa trên các số liệu tại thời điểm nào.
Trong đợt review quý III/2015, cả 2 danh mục đầu tư của 2 quỹ ETF ngoại bất ngờ thêm cổ phiếu BID vào chỉ số, cho dù tỷ lệ freefloat của BID chưa đạt con số 5%.
Bất ngờ hơn, sau 2 phiên tăng trần với giao dịch kỷ lục, tối qua, VNM ETF công bố không thêm cổ phiếu BID vào danh mục quý III. Cầu BID từ ETF ngoại vẫn còn, nhưng con số sẽ chỉ còn lại khoảng 13 - 14 triệu đơn vị, thay vì khoảng hơn 43 triệu đơn vị như trước kia.
Việc tính toán sai của VNM ETF có thể do quỹ này đã tính luôn cả lượng cổ phiếu BIDV sẽ phát hành hoán đổi nhận sáp nhập MHB (337 triệu cổ phiếu) và phát hành cho cổ đông hiện hữu (270 triệu cổ phiếu) đều tự do chuyển nhượng.
MHB được sáp nhập vào BIDV theo tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu là 1:1. BIDV có vốn điều lệ 28.112 tỷ đồng, MHB là 3.369 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại BIDV là 95,76% , tại MHB là 91,26%, nên tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước tại ngân hàng sau sáp nhập là 95,28%, tương ứng tỷ lệ cổ phiếu freefloat là 4,72%.
Lượng cổ phiếu BIDV hiện tại là 2.811 triệu cổ phiếu. Tỷ lệ freefloat là 4,24%, tương ứng lượng cổ phiếu lưu hành tự do là hơn 119 triệu đơn vị.
Lượng cổ phiếu freefloat trong số 337 triệu cổ phiếu BIDV niêm yết thêm chỉ là hơn 29,44 triệu đơn vị (337 triệu CP x 8,74%).
Và nếu có bán hết 270 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu sau sáp nhập MHB, cũng chỉ có thêm tối đa 12,74 triệu cổ phiếu freefloat sau đợt phát hành tăng vốn (270 triệu CP x 4,72%).
Trong lần công bố đầu tiên, VNM ETF tính tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng là 718 triệu đơn vị, có lẽ do quỹ này đã công toàn bộ lượng cổ phiếu chuyển nhượng hiện tại với 337 triệu phát hành hoán đổi và 270 triệu phát hành thêm. Tính toán này khiến tỷ lệ freeloat cổ phiếu BID lên tới 21%.
Với lần công bố tiếp theo, quỹ này hạ lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng xuống 410 triệu đơn vị vì có lẽ đã chỉ tính tỷ lệ cổ phiếu freefloat trong đợt hoán đổi với MHB theo con số 8,74%. Tỷ lệ freefloat của BID trong trường hợp này vẫn là 12%.
Phó Tổng Giám đốc BIDV Trần Phương chia sẻ trong cuộc gặp gỡ các chuyên viên phân tích mới đây cho biết, theo chủ trương chung, NHNN có xu hướng giảm tỷ lệ sở hữu vốn tại các ngân hàng TMCP Nhà nước nhưng nhưng không thấp hơn 65%, trừ VietinBank. Trong trường hợp này, ông Phương cho biết BIDV sẽ dành 30% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, gồm cổ đông chiến lược và nhà đầu tư tài chính.
Vì vậy, ngay cả trong trường hợp NHNN thoái vốn, tỷ lệ cổ phiếu freefloat tại BIDV cũng chỉ tăng từ 4,72% lên 5%. Vậy FTSE có giữ nguyên việc phá luật hay lại hành động như VNM ETF?
Theo_NDH
Quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đạt 10,4 tỷ USD Công ty cổ phần StoxPlus vừa công bố báo cáo về thị trường tài chính tiêu dùng năm 2015. Theo đó, quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam khoảng 10,4 tỷ USD. Home Credit và FE Credit là hai doanh nghiệp dẫn đầu thị trường. Thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam đang tăng trưởng nhan Xét về...