Dược Cửu Long: Đạt lợi nhuận kỷ lục
Lợi nhuận trước thuế của công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long (mã chứng khoán: DCL – HoSE) quý III/2020 tăng gấp hơn 2,3 lần so với quý III/2019. Đây là bước đệm để DCL có mức bứt phá về lợi nhuận trong quý IV/2020 và năm 2021.
Lợi nhuận đạt kỷ lục trong quý IV/2020
Lợi nhuận trước thuế trong tháng 10 và tháng 11 năm 2020 của DCL lần lượt là 10 và 14 tỷ đồng, trong tháng 12/2020 dự kiến đạt 15 tỷ đồng. Như vậy, trong quý IV/2020, lợi nhuận trước thuế của DCL đạt gần 40 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2020 ước đạt 90 tỷ đồng.
Để có được kết quả kinh doanh tăng kỷ lục này bên cạnh việc đầu tư máy móc, thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc tái cấu trúc lại hệ thống bán hàng cũng đóng vai trò không nhỏ. Đầu quý IV/2020, DCL đã thay đổi mô hình bán hàng theo hướng các chi nhánh sẽ được trao quyền nhiều hơn, tăng độ phủ, tăng tính trách nhiệm và chủ động hơn trong công việc. Các sản phẩm sẽ được lưu thông thông suốt, nhanh chóng, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Đồng thời kết hợp đồng bộ với Dự án Innovation trên toàn công ty, đội ngũ bán hàng cũng như các chi nhánh đang tiến hành sàng lọc để lựa chọn những nhân tố tích cực nhất. Qua đó, nâng cao được tính cạnh tranh của DCL.
Bên cạnh đó, DCL hiện sở hữu 4 nhà máy: bao gồm 2 nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP – WHO; 01 nhà máy sản xuất dụng cụ y tế; 1 nhà máy sản xuất viên nang cứng rỗng Vicancap. Vicancap là đơn vị tiên phong tại Việt Nam sản xuất và cung ứng sản phẩm capsule (viên nang cứng rỗng) các loại. Các nhà máy hiện chạy công suất tối đa, với công nghệ tiên tiến được nhập từ Canada.
Kế hoạch đầy tham vọng trong năm 2021
Theo thống kê của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), ngành dược sẽ đạt 7,7 tỷ USD vào 2021. Còn theo kết quả của Vietnam Report, dược phẩm là ngành có tiềm năng tăng trưởng cao nhất trong 2 năm tới vì vừa qua mọi người đều nhận thức được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, người dân đang dần chú trọng hơn đến việc bảo vệ sức khoẻ, dẫn đến ngành dược phẩm y tế được các doanh nghiệp đánh giá có triển vọng tăng trưởng cao trong tương lai.
Video đang HOT
Còn về yếu tố nội tại, trong năm 2021 DCL hoàn thành và đưa vào hoạt động nhà máy Capsule 4 với sản lượng 2,4 tỷ viên nang/năm, nâng tổng khối lượng nang sản xuất lên gần 8 tỷ viên/năm. Năm 2020, DCL cũng đã xin được visa cho 2 loại thuốc điều trị ung thư, đây là các loại có nhu cầu cao tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Điều này hứa hẹn sẽ mang lại doanh số hàng triệu đô cho năm 2021 và những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thiện mô hình bán hàng để tăng độ phủ của các sản phẩm Dược Cửu Long đến tất cả các địa phương trong cả nước và hướng đến xuất khẩu một số mặt hàng.
Chính vì vậy, năm 2021, DCL đặt mục tiêu doanh thu 980 tỷ đồng tăng 50%, lợi nhuận trước thuế đạt 164 tỷ đồng tăng 116% so với năm 2020.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long – DCL, một doanh nghiệp với hơn 40 năm hoạt động và có thương hiệu uy tín với người tiêu dùng, các nhà thuốc và các bệnh viện lớn trên các tỉnh thành của Việt Nam. Từ năm 2015, DCL đã có bước chuyển mình rất mạnh mẽ kể từ khi trở thành công ty thành viên của Tập đoàn FIT. Theo đó, ngay năm đầu tiên FIT trở thành công ty mẹ, lợi nhuận của DCL tăng trưởng gấp đôi so với con số 30 tỷ đồng của năm liền tước, và tiếp tục tăng trưởng trong những năm sau đó.
SCI E&C (SCI) lên kế hoạch tăng vốn trong khi chất lượng tài sản không được đánh giá cao
Công ty cổ phần SCI E&C (Mã chứng khoán SCI - sàn HNX) vừa công bố thông tin chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Theo đó, doanh nghiệp dự kiến phát hành tổng 13,3 triệu cổ phiếu, trong đó 12,1 triệu cổ phiếu là chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; phát hành 0,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2019; và chào bán 0,6 triệu cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP).
Doanh nghiệp cho biết giá chào bán cho cổ đông hiện hữu và ESOP đều là 10.000 đồng/cổ phiếu.
Được biết, giai đoạn đầu tháng 6/2020, cổ phiếu SCI chỉ giao dịch vùng 7.000 đồng/cổ phiếu và bất ngờ tăng mạnh lên đỉnh ngày 10/9 là 82.000 đồng/cổ phiếu, sau đó lại điều chỉnh và đi ngang, đóng cửa phiên giao dịch 14/12 tại mức 66.800 đồng/cổ phiếu.
Như vậy với việc thị giá tăng mạnh đã tăng sức hấp dẫn trong đợt phát hành tăng vốn sắp tới.
Doanh nghiệp cho biết tỷ lệ thực hiện quyền mua 1:1, số tiền dự kiến thu được 127 tỷ đồng, trong đó dùng 34,1 tỷ đồng đầu tư xe máy, thiết bị phục vụ các hợp đồng đã ký kết; 92,9 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn cho các dự án Công ty đang triển khai thi công với vai trò là tổng thầu EPC.
Thời gian phát hành trong vòng 90 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký chào bán có hiệu lực, và giấy chứng nhận đã được cấp ngày 11/12, như vậy khả năng doanh nghiệp sẽ sớm phát hành trong thời gian sắp tới.
Được biết, SCI hoạt động trong lĩnh vực thi công các công trình điện, đây là mảng mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp, khoảng 70 - 80%. Hiện tại, doanh nghiệp đang thi công các công trình như Nhiệt điện Long Phú 1; Thuỷ điện Nâm Lụm 2; Thuỷ điện Nam Sam 3; Nhà máy điện gió Hướng Phùng 2,3; Nhà máy điện gió Gelex 1, 2, 3...
Trong những năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp không tạo ra tiền, SCI chủ yếu mở rộng kinh doanh bằng việc gia tăng sử dụng nợ vay.
Điểm rơi lợi nhuận trùng với giai đoạn tăng vốn
Trong 9 tháng đầu năm 2020, SCI ghi nhận doanh thu đạt 651,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 96,3 tỷ đồng, lần lượt giảm 43,3% và tăng 133,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp tăng từ 8,2% lên 32,7% so với cùng kỳ.
Được biết, trong năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh số là 1.746 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 56,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 24% và 7% so với thực hiện năm 2019. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp hoàn thành được 213,9% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Có thể thấy giai đoạn doanh nghiệp chuẩn bị tăng vốn, lợi nhuận có dấu hiệu tăng trưởng mạnh nhưng doanh thu thì không tăng trưởng tương xứng với tốc độ tăng lợi nhuận.
Doanh thu tăng không nhanh bằng khoản phải thu
Trong những năm trở lại đây, mặc dù doanh nghiệp duy trì được tốc độ tăng doanh thu, tuy nhiên kèm theo đó là tốc độ tăng mạnh của khoản phải thu, đặc biệt là 9 tháng đầu năm 2020 khoản phải thu ngắn hạn tăng 194% lên 1.132,6 tỷ đồng, chiếm gần 49% tổng tài sản của doanh nghiệp.
Tốc độ tăng khoản phải thu của SCI
Trong đó, có tới 410,3 tỷ đồng là phải thu khách hàng liên quan tới doanh nghiệp như phải thu công ty mẹ CTCP SCI là 389 tỷ đồng; CTCP SCI Lai Châu (cùng tập đoàn) là 18,5 tỷ đồng; CTCP Tư vấn SCI (cùng tập đoàn) là 2,8 tỷ đồng ...
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã bắt đầu ghi nhận nợ xấu ở nhiều khoản phải thu, trong đó công ty cổ phần SCI có giá gần 52 tỷ đồng, chỉ thu hồi được khoảng 36,4 tỷ đồng; khoản phải thu CTCP Xây lắp và Phát triển Thành Nam trị giá tới 6,2 tỷ đồng, khả năng thu hồi là 0... Nhìn chung, doanh nghiệp ghi nhận giá gốc nợ xấu là 75,2 tỷ đồng nhưng chỉ thu hồi được khoảng 41,3 tỷ đồng, thấp hơn khá nhiều giá gốc.
Câu hỏi đặt ra về chất lượng doanh thu, cũng như chất lượng khoản phải thu của doanh nghiệp theo thời gian, khi mà khoản phải thu tăng mạnh hơn doanh thu và trích lập nợ xấu ngày một gia tăng.
Điều này cho thấy doanh nghiệp thực hiện nhiều giao dịch với công ty mẹ, công ty cùng tập đoàn tạo ra các khoản phải thu chiếm trọng số lớn, cũng như đang có dấu hiệu bắt đầu tăng trích lập nợ xấu.
Không thể phủ nhận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có dấu hiệu cải thiện trong 9 tháng đầu năm, tuy nhiên điểm đáng lưu ý là tốc độ tăng quá trình của khoản phải thu, trong đó nhiều giao dịch với công ty mẹ, công ty cùng tập đoàn và việc tăng trích lập nợ xấu cũng là dấu hiệu cho thấy chất lượng tài sản của doanh nghiệp không được đánh giá cao.
Điểm danh loạt 'ông lớn' Việt lỗ nặng trăm, nghìn tỷ do dịch Covid-19 Do ảnh hưởng của dịch Covid-10, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam lỗ nặng. Khảo sát với 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2020, Vietnam Report ghi nhận 60% đơn vị sụt giảm doanh thu 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ 2019. Gần 15% trong số đó có doanh thu sụt giảm mạnh. Xét về...