Đừng vứt thuốc hết hạn, hãy dùng chúng để trồng cây, hoa: Tác dụng mạnh hơn phân bón
Vitamin B12 là một loại thuốc quen thuộc, khi được pha thành dung dịch để tưới hoa, nó có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây.
Phân bón là nguồn thức ăn của thực vật, trong phân bón chứa các thành phần đa, trung và vi lượng cần thiết cho cây xanh. Để cây phát triển tốt ta cần bón đủ phân cho cây, không thừa không thiếu. Chắc hẳn nhiều người không biết có 2 viên thuốc hết hạn sử dụng tại nhà lại đặc biệt hiệu quả cho việc trồng hoa, không thua phân bón thông thường. Đó chính là vitamin B12 và vitamin C.
1. 2 loại thuốc có thể tận dụng trồng hoa cực hiệu quả
Vitamin B12
Vitamin B12 là một loại thuốc quen thuộc, khi được pha thành dung dịch để tưới hoa, nó có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây.
Nếu rễ cây bị thối, chúng ta có thể sử dụng vitamin B12 này để điều trị vấn đề này, vitamin B12 có thể cải thiện khả năng miễn dịch, giải độc, lấy lại sức ra rễ mới và giúp cây xanh lá trở lại. Vitamin B12 cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của rễ cây và làm cho cây phát triển mạnh mẽ hơn.
Vitamin C
Vitamin C có thể dùng để trồng hoa, việc sử dụng vitamin này để trồng hoa giúp rễ cây ăn sâu vào đất, hút chất dinh dưỡng từ đất hiệu quả hơn, hoa sẽ nở nhiều hơn.
Cách dùng rất đơn giản, mang những viên thuốc vitamin C đã hết hạn, nghiền thành bột rồi ủ vào trong nước, khuấy đều rồi đổ lên rễ cây, rễ cây sẽ hấp thụ từ từ. Tưới nước cho cây trong thời kỳ ra hoa sẽ giúp hoa nở lâu và nhiều hơn. Nó cũng có thể ngăn ngừa sâu bệnh và tránh vàng lá.
Video đang HOT
2. Cách bón phân cho cây sân vườn đúng thời kỳ
Tất cả các loại cây trong sân vườn của bạn đều cần dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, liều lượng dinh dưỡng hấp thụ của chúng cũng tùy thuộc vào từng thời điểm phát triển khác nhau mà cần bón hay không bón phân. Bón đúng liều lượng vào đúng thời điểm sẽ phát huy hiệu quả ưu điểm của phân bón giúp cho cây của bạn cũng phát triển tốt nhất.
- Mùa xuân hè cây sinh trưởng phát triển nhanh bạn có thể bón nhiều phân, 1-2 tuần bạn bón 1 lần.
- Vào mùa thu cây sinh trưởng chậm hơn vì vậy nên bón ít đi, 2-3 tuần bạn bón 1 lần.
- Vào mùa đông trời lạnh cây sinh trưởng rất chậm vì vậy bạn không cần bón phân hoặc rất ít.
- Trong ngày bạn nên bón phân vào buổi chiều tối là tốt nhất. Khi bón bạn cần xới tơi đất ở bề mặt quanh gốc rồi rải đều phân trộn lẫn vào đất vừa xới. Tưới nhẹ lên bề mặt đất để phân nhanh hòa tan vào đất và thấm sâu vào rễ.
Có 3 phương pháp bón phân chính cho cây là: Bón trên bề mặt, bón cho đất và bón phun lá.
Đối với cách bón phân trên bề mặt, bạn cần dùng tay để rải đều phân quanh gốc để các chất dinh dưỡng được phân bổ đều vào trong đất. Nếu là phân bón hữu cơ thì bạn cần lấp đất lên hoặc trộn đều với lớp đất trên bề mặt giúp đảm bảo không khí không quá nặng mùi.
Đối với cách bón phân cho đất, bạn có thể đục lỗ vào sâu trong đất rồi sau đó đổ phân vào các lỗ rồi lấp lại và tưới nước để phân nhanh hòa tan vào đất.
Đối với việc bón phun lá thì bạn nên chú ý tỉ lệ pha trộn nước và phân để dung dịch hòa tan này phun trược tiếp, tiếp xúc đều trên các tán lá giúp cây hấp thụ dinh dưỡng qua bộ lá. Trước khi tưới, cần làm ẩm và tơi đất, tạo điều kiện cho cây hấp thụ.
Những nguyên nhân khiến lưỡi bạn sưng đau
Một chiếc lưỡi sưng có thể gây đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày như ăn uống hay cười nói. Nhiều nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng này.
Nhiệt miệng: Những vết nhiệt trên lưỡi trông có thể đáng sợ và còn gây đau đớn vô cùng, nhưng rất may là chúng không lây lan. Có nhiều nguyên nhân gây nhiệt miệng, bao gồm việc sử dụng dược phẩm, dị ứng thức ăn và căng thẳng.
Cắn phải lưỡi: Hẳn là ai trong chúng ta cũng đã từng vô tình cắn phải lưỡi của mình do mất tập trung trong khi ăn. Cơn đau do cắn phải lưỡi có thể nhanh chóng biến mất hoặc kéo dài vài ngày tùy theo mức độ nghiêm trọng. Bạn nên sử dụng nước súc miệng để sát khuẩn vết thương trên lưỡi và tránh ăn thức ăn cay nóng.
Lưỡi địa lý: Lưỡi địa lý là một bệnh lý gây ra các mảng "hói" trên lưỡi ở những vị trí mà nhú lưỡi bị vi khuẩn tấn công. Người mắc bệnh lý này sẽ cảm thấy đau nhói và nóng rát ở lưỡi khi ăn đồ cay nóng hoặc đồ mặn.
Thiếu vitamin B12: Vitamin B12 hỗ trợ quá trình trao đổi chất tế bào. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, loạn nhịp tim hoặc sưng đỏ lưỡi. Bạn cần bổ sung vitamin B12 qua thực phẩm và viên uống nếu gặp phải các triệu chứng này.
Bệnh đau lưỡi: Hội chứng bỏng miệng hay bệnh đau lưỡi là một trong những bệnh lý khiến các bộ phận của khoang miệng, bao gồm lưỡi, cảm thấy nóng rát không rõ nguyên nhân. Chuyên gia cho rằng đây là một vấn đề phái sinh từ các bệnh lý như nhiễm khuẩn hoặc rối loạn thần kinh.
Đau dây thần kinh số IX: Đau dây thần kinh số IX là một chứng rối loạn hiếm gặp, khiến người bệnh cảm thấy đau ở các vùng liên kết với dây thần kinh số IX, hay dây thần kinh lưỡi - hầu. Triệu chứng của bệnh lý này có thể thuyên giảm khi sử dụng thuốc ức chế trầm cảm hoặc thuốc chống động kinh.
Bệnh Lichen Planus: Bệnh Lichen Planus, hay còn gọi là bệnh Lichen phẳng, là một bệnh ít gặp, làm xói mòn niêm mạc ở miệng. Nhiều chuyên gia tin rằng bệnh này một phần là do di truyền. Bệnh này có thể được điều trị bằng thuốc corticoid, hoặc thuốc ức chế miễn dịch đối với các ca bệnh nặng.
Bệnh Behcet: Bệnh Behcet là một bệnh lý hiếm gặp, gây viêm ở các mạch máu và mô. Những người mắc bệnh này thường gặp các triệu chứng như viêm loét lưỡi nặng hơn so với nhiệt miệng thông thường. Cơn đau lưỡi do bệnh này thường kéo dài hàng tuần rồi biến mất, sau đó lại quay lại.
Hút thuốc lá: Một trong vô số những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe là tình trạng sưng đau lưỡi. Chất nicotin có trong thuốc lá làm giảm lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, khiến mạch máu ngày càng kém đàn hồi, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển dinh dưỡng đến các tế bào và làm chậm quá trình chữa lành vết thương.
Ung thư lưỡi: Có hai dạng ung thư lưỡi: một dạng ảnh hưởng đến vùng hai phần ba lưỡi nằm ở phía trước, bao gồm tuyến nước bọt và dạng còn lại ảnh hưởng đến phần lưỡi phía sau, gần họng. Các triệu chứng bao gồm sưng đau hoặc nổi cục ở lưỡi kéo dài không khỏi, hoặc chảy máu lưỡi mà không do nguyên nhân cụ thể nào./.
Thiếu máu ở phụ nữ: 10 dấu hiệu không nên xem thường Phụ nữ và những người mắc bệnh mãn tính có xu hướng dễ bị thiếu máu do các vấn đề như kinh nguyệt, sinh đẻ hoặc phẫu thuật. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng và nguyên nhân có thể là bất cứ điều gì từ rối loạn máu di truyền đến thiếu sắt đơn giản. Thiếu máu dẫn đến đau...