“Đừng vội dè bỉu Cửu Long Tranh Bá!”
Đó là lời khẳng định của fan CLTB trước những luận điểm cho rằng game phải đóng cửa do quá chán.
Cửu Long Tranh Bá là MMORPG 3D được phát hành bởi VinaGame trong thời kỳ đầu của làng game online Việt. Được đặt rất nhiều kỳ vọng nhưng dường như “vận đen” đã theo suốt chặng đường hoạt động của nó.
Cuối cùng, ngày 14/04 vừa qua, tin dữ đã đến khi NPH quyết định đóng cửa trò chơi. Có không ít ý kiến cho rằng, CLTB ra đi do chính sự yếu kém trong nội dung lẫn gameplay nhưng các game thủ đã và đang gắn bó với CLTB lại không cho rằng như vậy.
Cửu Long Tranh Bá ra đi vì bản thân nó quá nhàm chán?
Cửu Long Tranh Bá ra đi do “vận đen”?
“Tạm biệt 9D, một game MMORPG 3D mà tôi cho là hay nhất từ trước tới nay! Một sự kết hợp hài hòa giữa đồ họa đẹp và skill nhân vật, giữa tính chất võ hiệp và sự nhẹ nhàng tình cảm trong cốt truyện!”, game thủ có nickname Kaze tâm sự.
Có không ít game thủ cùng chung suy nghĩ như trên dù đã chia tay trò chơi từ lâu, họ cảm thấy thực sự “ nóng mắt” khi xuất hiện nhiều ý kiến dè bỉu CLTB chỉ là một sản phẩm ăn theo xu thế kiếm hiệp rẻ tiền. Tất cả đều đồng ý rằng VinaGame đã bỏ mặc tình trạng hack quá dài nên mới dẫn đến cảnh tượng hẩm hiu, vắng bóng người chơi.
Dù đã già cỗi, 9D vẫn giành được rất nhiều thiện cảm từ gamer Việt.
Thực ra, CLTB đã được NPH lớn nhất miền Nam đặt rất nhiều kỳ vọng. Hẳn nhiều người nghĩ rằng game nào mà chả được đặt nhiều kỳ vọng nhưng rõ ràng trong hoàn cảnh mà nền móng VinaGame chưa thật sự vững chắc như hiện ngay, không nhiều lý do để hãng “đốt tiền” cho một game mà họ không tin tưởng.
Tuy nhiên, CLTB lại liên tục dính vận đen từ ngay khi chính thức ra mắt đúng đợt mà các phương tiện thông tin đại chúng đang trong chiến dịch “đánh” game online với quy mô lớn.
Không chỉ thế, game có lúc còn bị… đóng cửa bởi VinaGame chưa có… giấy phép để đủ điều kiện cung cấp game online. Có thể nói, vận đen đã “bám riết” lấy trò chơi ngay từ những ngày đầu nó xuất hiện trên thị trường.
VinaGame đã thờ ơ với CLTB để tập trung cho VLTK, Chinh Đồ.
Những yếu tố đen đủi trên cộng với sự quản lý có phần yếu kém, bỏ ngỏ của NPH do tập trung toàn lực cho VLTK 1, 2 và ngay sau đó là Chinh Đồ đã chụp một tấm màn ảm đạm lên CLTB.
Hay do game không phù hợp?
Video đang HOT
Rõ ràng tại thời điểm ra mắt thậm chí là ngay cả bây giờ, đồ họa của CLTB luôn được liệt vào hàng top. Hình ảnh mượt mà, skill ấn tượng, nhân vật, cảnh vật được thiết kế chi tiết, có thể nói về mặt đồ họa khó lòng mà chê được điểm gì.
Thế nhưng, chính vì vậy mà yêu cầu cấu hình để chơi được CLTB là quá cao so với mặt bằng chung của các tiệm game lúc đó. Cộng thêm với việc… không có auto nên lại bỏ lỡ cộng đồng dân cày vốn đã quen “ăn sẵn”.
Đồ họa đẹp, CLTB lạc lõng do cấu hình cao (ở thời điểm những năm 2005, 2006).
“Game này cái gì cũng tốt nhưng do nó lạc hậu nên có nhược điểm là quá ít nhiệm vụ, không có auto, không có đánh lan và việc bỏ chạy để tăng máu quá thường xuyên làm gamer chán”, gamer có nickname Su cho hay.
Thêm nữa, CLTB có gameplay khá phức tạp (so với lúc bấy giờ), đây cũng là một “tử huyệt” của game online Việt khi mà đại đa số các trò chơi phức tạp đều bị đào thải nhanh chóng mà có thể lấy ví dụ như Atlantica hay GE.
Phải nhớ thêm rằng, CLTB đã ra đời cách đây 4, 5 năm và thời điểm đó game thủ còn lười suy nghĩ hơn cả bây giờ.
Hoặc do game quá “lởm”?
“Game gì mà chán dễ sợ, đồ họa nhìn có vẻ long lanh nhưng thực ra chỉ tổ làm game thủ “hoa mắt” nhân vật chạy thì trông ảo ảo, cảnh vật thì tối thui thui”, Tùng – một game thủ VLTK tâm sự: “cái tính skill thì lằng nhằng phức tạp và nói thẳng ra là… nhảm”.
Nhiều người vẫn nhầm 9D được “made in China”.
Trên thực tế, cho tới hiện tại nhiều người mới nhìn qua CLTB đều gán ngay cho mác “made in china” trong khi gốc của game là Hàn Quốc (NSX Indy21). Chính vì thế họ hay có ác cảm cho rằng trò chơi chỉ toàn cày kéo, ăn theo xu hướng kiếm hiệp mà không có chiều sâu.
Vẫn biết là luôn được coi là một “chuẩn mực” cho game online Việt nhưng rõ ràng CLTB đã phải ra đi trong nước mắt của không ít game thủ. Không ít người trong số đó nhận xét rằng CLTB là một game hay, đáng để chơi hơn rất nhiều game trên thị trường hiện tại.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về sự ra đi của trò chơi?
Theo Gamek
Những mốc lịch sử đáng nhớ của game online Việt (Phần cuối)
Tháng 9, 10/2008 - Choáng trước hai tài khoản VLTK 1,8 tỷ đồng
Thời gian này, giới game thủ xôn xao trước thông tin một "đại gia" bỏ ra 1,8 tỷ VNĐ để mua hai tài khoản cùng vật phẩm ảo trong VLTK, đây được coi là phi vụ có giá trị lớn nhất trong lịch sử game online Việt được công bố rộng rãi nhưng kết cục thì vẫn trong màn bí mật.
1 trong hai tài khoản có giá 1,8 tỷ VNĐ.
Người ra giá mua là ông Phạm Trường Sơn - giám đốc một công ty chuyên kinh doanh đồ ảo trong trò chơi trực tuyến, chính vì thế cộng đồng đều cho rằng thương vụ trên chỉ là "đòn gió" nhằm quảng bá cho doanh nghiệp còn non trẻ.
Trong hai tài khoản game được mua, một tài khoản môn phái Nga My có tên "moAmi", đẳng cấp 183, tài khoản còn lại thuộc môn phái Võ Đang có tên gọi "Tam-Hắc", đẳng cấp 174. Cả hai đều sở hữu những vật phẩm "cực khủng", có một không hai.
Tháng 04/2009 - "Truyền nhân" Gunbound xuất trận
Gunny cùng TAAN ra mắt đã chức thức khai hỏa cho cuộc chiến tranh giành thị trường game bắn súng theo lượt vốn bị bỏ trống sau sự ra đi của Gunbound. Đây cũng là điều dễ hiểu vì dù Asiasoft đã đóng cửa trò chơi từ lâu, sức hút đến từ các server lậu vẫn rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên, cả hai tựa game này còn chưa thể làm được điều này do thua xa về cả lối chơi lẫn đồ họa (thậm chí Gunny chỉ là một webgame). Tới cuối năm 2009, TAAN đã chính thức từ giã cộng đồng và trở thành game online đầu tiên do FPT Online "khai tử".
Gunny và TAAN khó có thể xóa nhòa Gunbound.
Tháng 4, 5/2009 - Bộ ba "bom tấn" xáo động thị trường
Chưa bao giờ các tựa game được gắn mác "đỉnh" trên thế giới lại cập bến Việt Nam nhiều đến thế.
Có tới 3 game thuộc cùng thể loại MMORPG 3D là: Atlantica (VTC Game), Granado Espada (FPT Online) và Độc Bá Giang Hồ (Asiasoft) ra mắt game thủ với kỳ vọng làm nóng thị trường nhập vai đang có dấu hiệu nguội lạnh bởi sự vươn lên của MMOFPS và webgame.
Atlantica dù rất hay vẫn thất bại nặng nề tại Việt Nam.
Thế nhưng, "thảm họa" đã tới khi 3 tựa game trên thất bại toàn diện trên thị trường Việt Nam. Lượng người chơi ít, doanh số thấp thậm chí cả việc để hack tràn lan (Độc Bá Giang Hồ) đã giết chết cả 3 "hàng khủng". Đây là bài học đắt giá cho các NPH trong nước về chuyện thị hiếu game thủ Việt.
Tháng 06/2009 - Shock vì webgame nhập vai
Nếu như Gunny đã tạo nên một bất ngờ nho nhỏ vì những gì webgame có thể làm được thì sự ra mắt của Vua Pháp Thuật lại một lần nữa nhắc người ta về sức mạnh của trò chơi trên trình duyệt trong thời đại công nghệ hiện nay.
Tuy chỉ là một webgame nhưng Vua Pháp Thuật có đồ họa cũng như cách chơi không thua nhiều so với một MMORPG thông thường. Tuy vậy sản phẩm của VTC Game không thể đua tranh được với nhiều tựa game hút khách sau đó như Kiếm Thế...
Vua Pháp Thuật không cạnh tranh được với các MMORPG thông thường.
Tháng 08/2009 - Thuận Thiên Kiếm chào đời
Giành được quá nhiều mối quan tâm từ phía game thủ, cuối cùng tựa game online đầu tiên có công sức của người Việt xây dựng đã ra đời. Thậm chí trong nhiều giờ đồng hồ đầu tiên, thế giới TTK còn "đơ" vì quá tải tài khoản đăng nhập.
Cho tới tận hiện tại, sau hơn nửa năm thử nghiệm và sắp sửa open beta vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía cộng đồng dành cho sản phẩm của VinaGame. Dẫu vậy dù sao NPH miền Nam cũng đã tạo dựng được bước đi đầu tiên cho ngành công nghiệp phát triển trò chơi trực tuyến nước nhà.
Một cảnh "tắc đường" trong Thuận Thiên Kiếm.
Tháng 09/2009 - Game online Việt góp mặt tại WCG
WCG là đại hội thể thao điện tử lớn nhất hành tinh. Với quy mô và tầm vóc của mình, giải đấu này luôn nhận được sự quan tâm từ không chỉ các game thủ eSport.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, chất lượng và quy mô của WCG Việt Nam 2009 đi xuống rõ ràng. Tuy nhiên đây lại là một mốc quan trọng với game online Việt khi lần đầu tiên trò chơi trực tuyến TAAN Online được đưa vào nội dung thi đấu chính thức.
TAAN đã trở thành game online đầu tiên có mặt tại WCG Việt.
Tháng 10/2009 - "Cơn lốc" Kiếm Thế trình làng
Được coi là phiên bản 2D cuối cùng và hoàn hảo nhất của dòng game 2D đã làm nên danh tiếng của NPH lớn nhất Việt Nam - Kiếm Thế đã chính thức ra mắt game thủ sau một thời gian ngắn thử nghiệm.
Với chiến lược marketing đúng đắn, mạnh mẽ cộng thêm sức hút của game, Kiếm Thế đã nhanh chóng thu được thành công to lớn và trở thành cây chốt tuyệt vời của VinaGame trong năm 2009.
Tuy nhận không ít sự cạnh tranh từ các đối thủ đặc biệt là Tây Du Ký vào đầu năm 2010 nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ tựa game này sẽ hạ nhiệt.
Phải rất lâu sau VLTK, mới lại có một tựa game hút khách như Kiếm Thế.
Như vậy, chúng ta đã điểm qua những mốc lịch sử đáng nhớ nhất trong chặng đường của ngành công nghiệp game online Việt từ buổi đầu sơ khai cho tới hết năm 2009. Hi vọng 2010 sẽ là một năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực này.
Những mốc lịch sử đáng chú ý của game online Việt (Phần 3) Chương ba của lịch sử game online Việt Nam bắt đầu xuất hiện những "tử sỹ" đầu tiên trong cuộc chiến khắc nghiệt này.>> Những mốc lịch sử đáng nhớ của game online Việt (Phần 2) Sau một thời gian bị kìm hãm mạnh mẽ, game online Việt dần định hình và phát triển theo những hướng khác nhau. Cuộc đua nào...