Đừng vào bếp khi đeo kính áp tròng
Nếu bạn đang đeo kính áp tròng thì hãy tránh xa nhà bếp và những nơi khô, nóng, nếu không muốn nhận những hậu quả tai hại.
Đeo kính áp tròng để bớt có cảm giác “mang vác đồ” trên mặt đang là xu hướng ưa chuộng của nhiều bạn gái bị tật về mắt. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách lại rất dễ làm tổn thương mắt. Kính áp tròng được đeo trực tiếp vào trong mắt, tiếp xúc với giác mạc. Hiện có 3 loại kính áp tròng phổ biến là áp tròng cứng, áp tròng mềm và áp tròng có trao đổi khí.
Những người không nên dùng
Kính áp tròng không thích hợp với tất cả mọi người. Các chuyên gia về mắt cho hay, những người từng có tiền sử bị mắc một chứng bệnh viêm nhiễm liên quan đến mắt người làm việc ở khu công nghiệp có nhiều hóa chất, khói bụi và chất độc người dễ dị ứng với những chất liên quan đến kính áp tròng người mắc bệnh tiểu đường trẻ dưới 9 tuổi, không được đeo kính áp tròng.
Khi dùng kính áp tròng, khâu vệ sinh kính hết sức quan trọng. Phải rửa tay với xà phòng trước khi chạm tay vào kính để hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong mắt. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng kính áp tròng vì mỗi loại kính áp tròng đều có hướng dẫn chăm sóc riêng. Nên vệ sinh kính áp tròng thường xuyên ít nhất 1 lần/ngày bằng dung dịch rửa kính chuyên dụng do bác sĩ chỉ định và nên thay kính áp tròng 3 tháng một lần.
Đeo kính nên tránh xa nhà bếp
Không dùng chung kính áp tròng với người khác để phòng ngừa tình trạng lây lan, viêm nhiễm các bệnh liên quan đến mắt. Việc đeo kính áp tròng có thể khiến cho mắt của bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng. Vì thế mỗi khi ra nắng bạn nên bảo vệ mắt bằng kính râm, cùng áo và mũ chống nắng. Không nên đi ngủ khi vẫn đeo kính áp tròng vì nó sẽ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ bị mắc các chứng bệnh viêm nhiễm liên quan đến mắt, bởi vì khi ngủ “môi trường” bên dưới mí mắt luôn ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Hãy thận trọng khi lựa chọn mỹ phẩm trang điểm vì có thể tiềm ẩn nguy cơ dị ứng với mắt. Khi muốn trang điểm nên đưa kính áp tròng vào trong mắt trước.
Không đeo kính áp tròng ở nơi có nhiệt độ cao, khô hoặc ở gần bếp lửa vì kính áp tròng bị thay đổi hình dạng do nhiệt. Không dùng nước bọt, nước máy hay dung dịch tự chế để tạo độ ẩm cho kính áp tròng. Luôn mang theo nước mắt nhân tạo và hộp đựng kính áp tròng bên mình giống như vật bất ly thân, điều này đặc biệt quan trọng với người mới đeo kính áp tròng.
Hãy bỏ kính trước khi xuống bể bơi
Không nên đeo kính áp tròng có màu bởi theo tổ chức y tế thế giới kính có màu sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho giác mạc là tiền nguyên nhân gây nên những rắc rối liên quan đến mắt và gây nên chứng viêm nhiễm.
Tránh xa những chất tẩy rửa. Không dùng những chất hóa học tẩy rửa như mỹ phẩm, chất khử mùi, máy sấy khô để làm sạch và vệ sinh kính áp tròng. Các chất hóa học này khi tiếp xúc với kính áp tròng có thể khiến cho kính bị giảm tuổi thọ hoặc làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm liên quan đến mắt.
Không đi bơi khi đeo kính áp tròng vì vi khuẩn có trong nước bể bơi xâm nhập vào trong mắt có thể gây viêm nhiễm và dẫn đến mù lòa hoặc có thể khiến bạn bị mất kính áp tròng.
Theo Đất Việt
Sơ cấp cứu đúng cách để tăng cơ hội sống
Các tai nạn thường gặp trong gia đình như bỏng, vết thương chảy máu, trật khớp, bong gân... nếu biết cách sơ cấp cứu ban đầu bạn có thể hạn chế các tổn thương, thậm chí có thể cứu sống người bị nạn.
"Trò chuyện với thầy thuốc" chiều thứ 6 tuần vừa qua tại Trung tâm truyền thông sức khỏe TP HCM, bác sĩ Đỗ Ngọc Chánh, bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương hướng dẫn cách xử trí và sơ cứu một số chấn thương thường gặp tại gia đình như sau:
1. Bỏng:
Bỏng do nhiều nguyên nhân: bàn là nóng, bô xe máy, cháy nổ bình ga, hỏa hoạn, nước sôi, hơi nước nóng, điện, hóa chất sinh hoạt, bức xạ...
Video đang HOT
Khi bị bỏng, cần quan sát thật kỹ và tùy theo nguyên nhân mà xử trí. Nên lưu ý trong những trường hợp phức tạp, phải bình tĩnh xem xét một cách tổng quát để giúp đỡ nạn nhân tốt nhất và tránh việc mình trở thành nạn nhân. Đảm bảo hiện trường an toàn cho người cấp cứu và nạn nhân, đặc biệt khi nguyên nhân bỏng là do hóa chất, phóng xạ, cháy nổ...
Sau đó tiến hành sơ cứu theo thứ tự ưu tiên. Nếu nạn nhân có vấn đề về đường thở, chấn thương cột sống, chảy máu cần phải tiến hành xử trí trước. Trường hợp nạn nhân còn tỉnh, cần nhanh chóng uống bù nước.
Xử trí vết thương nhanh chóng, nhẹ nhàng tránh đau cho nạn nhân. Cách xử trí bỏng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.
Ví dụ bỏng do nhiệt là loại hay gặp nhất, chiếm từ 60 đến 75% các loại bỏng, nguyên nhân do lửa, nước sôi, tiếp xúc vật nóng. Công tác sơ cứu cần tiến hành tuần tự các bước dưới đây:
Bước 1: Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng càng sớm càng tốt như dập lửa, cởi bỏ quần áo đang cháy hoặc ngấm nước sôi, tách nạn nhân khỏi vật nóng...
Bước 2: Việc sử dụng nước sạch để làm mát vùng bỏng chỉ có giá trị trong khoảng 30 phút đầu sau khi bị bỏng nên cần nhanh chóng ngâm vùng cơ thể bị bỏng vào nước mát. Đây là biện pháp đơn giản nhưng khá quan trọng trong sơ cấp cứu bỏng ban đầu. Nếu không thể ngâm cơ thể vào nước mát, có thể dùng cách dội nước mát hoặc đắp khăn mát lên vùng bị bỏng, tiến hành khoảng 15 đến 20 phút. Nếu mùa đông cần giữ ấm các phần khác của cơ thể.
Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để điều trị.
Khi xảy ra tai nạn, sơ cứu đúng cách sẽ giúp hạn chế thương tổn và cứu sống nạn nhân.
Lưu ý: Da có xu hướng giữ nhiệt làm cho vết thương trở nên nặng nề hơn. Do đó nguyên tắc quan trọng trong xử trí bỏng là làm mát ngay vùng da bị bỏng.
Không dùng nước quá lạnh hoặc đá chườm vào vết bỏng, không làm tổn thương các nốt phỏng vì có nguy cơ gây nhiễm trùng về sau, không bôi kem hoặc chất nhờn lên chỗ bỏng. Nếu bỏng mắt, không được dụi mắt. Không cần cố gắng lấy dị vật ra khỏi chỗ bỏng.
Để phòng ngừa tai nạn bỏng, bác sĩ Đỗ Ngọc Chánh khuyên gia đình nên sắp xếp các vật dụng trong bếp như: phích nước, nồi canh, cơm nóng ở những nơi an toàn để tránh nguy cơ bị hỏa hoạn, cháy, nổ, điện giật quản lý, sử dụng hóa chất sinh hoạt, chất tẩy rửa, hóa chất công nghiệp đúng quy định, an toàn để xa tầm tay trẻ em và không để trẻ chơi những đồ dùng, hóa chất có nguy cơ gây bỏng.
2. Vết thương chảy máu:
Nguyên nhân thường do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt, các vật sắc nhọn đâm vào da, phần mềm, xương bị gãy đâm ra ngoài làm rách da, phần mềm, rách, đứt mạch máu, dập nát chân tay...
Khi bị chấn thương này thường thấy những dấu hiệu sau: rách hoặc dập nát da, phần mềm máu chảy từ vết thương ra ngoài da... Dấu hiệu toàn thân: vã mồ hôi, lạnh run, da xanh tái. Vết thương gây chảy máu, nếu mất máu nhiều sẽ dẫn đến choáng/sốc, bất tỉnh, tử vong.
Nếu gặp vết thương đang chảy máu không có dị vật, ta tiến hành sơ cứu như sau:
- Đeo găng tay cao su, bọc nilon hay vật dụng thay thế (để tránh lây bệnh truyền nhiễm từ bệnh nhân nếu có).
- Dùng gạc, vải sạch, ép trực tiếp lên vết thương và giữ chặt để cầm máu.
- Băng ép trực tiếp tại vết thương.
- Kê cao chân, ủ ấm để phòng choáng.
- Đỡ nạn nhân nằm (để đầu thấp) để làm giảm lượng máu chảy đến các vết thương.
- Kiểm tra đầu chi sau khi băng.
- Nếu máu vẫn chảy thấm qua băng thì băng chồng lên bằng băng khác.
Đối với vết thương chảy máu có dị vật thì xử lý theo hướng dẫn sau:
- Không rút dị vật.
- Mang găng tay.
- Ép chặt mép vết thương.
- Chèn băng, gạc quanh dị vật và băng cố định (không băng trùm qua dị vật).
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
Với loại vết thương dập nát, đứt chi thì tiến hành sơ cứu như sau:
- Garo cầm máu (quấn thật chặt) cách trên vết thương 3-5 cm.
- Xoắn garo từ từ cho đến khi máu hết chảy.
- Cho nạn nhân nằm đầu thấp, chân cao.
- Ủ ấm cho nạn nhân.
- Ghi nhận rõ giờ làm garo. Cứ 15 phút lại nới lỏng garo khoảng vài giây.
- Đưa người bị nạn đến bệnh viện (để nạn nhân ở tư thế nằm, không nên vận chuyển bằng xe máy).
Trong quá trình sơ cứu không nên:làm garo (xoắn chặt) nếu không phải là vết thương dập nát hoặc đứt lìa, chảy nhiều máu không nên vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế ngay mà nên sơ cứu tại chỗ trước để hạn chế thương tổn. Trong một số trường hợp bất khả kháng, chỉ nên vận chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường khi hiện trường không an toàn không được tự ý rút dị vật trong vết thương ra ngoài.
3. Bong gân, trật khớp:
Do tai nạn trong lao động, sinh hoạt, giao thông, thể thao..., bộ phận bị thương có những dấu hiệu như: đau, khó cử động, sưng, phù nề, bầm tím, biến dạng.
Các bước sơ cứu bong gân như sau:
- Hạn chế cử động chỗ bong gân.
- Băng, ép nhẹ vùng bong gân.
- Chườm đá vùng tổn thương
- Sau khi băng hỏi nạn nhân có tê các đầu chi không để điều chỉnh độ mở của băng phù hợp. Cần quan sát xem các đầu chi có tái nhợt không. Nếu có thì băng lỏng hơn.
- Tập vận động ngay sau khi bớt đau. Trường hợp nặng cần đến bệnh viện để xử lý.
Đối với tai nạn trật khớp
- Không cử động khớp bị trật.
- Chườm lạnh vùng tổn thương.
- Cố định khớp tư thế mà khớp đang ở vị trí sai lệch.
- Trật khớp vùng tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người, dùng chính thân người làm trụ.
- Vật cố định nâng đỡ cho tay.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện
Cần lưu ý: Không nên thoa bóp dầu nóng và không nên cố gắng nắn khớp.
Theo Vnexpress
Tắm nắng nhân tạo có thể gây nghiện Một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí NewYork Times-Mỹ cho biết tạo màu da bằng cách tắm nắng nhân tạo tại các trung tâm làm đẹp có thể gây nghiện. Theo nghiên cứu này, những người thường xuyên đến các trung tâm làm đẹp để được phơi nắng nhân tạo sẽ phải chịu những sự thay đổi hoạt động của não....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Các mẹo giảm mồ hôi hiệu quả trong những ngày nóng nực

Rau ngổ có tác dụng gì với sức khỏe?

Những thói quen ăn canh gây hại cho sức khỏe

Bác sĩ Bệnh viện K ký cam kết 'bàn tay sạch' khi chăm sóc người bệnh

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông tin về 'ghế' Chủ tịch Fed

Việt Nam phát triển internet vệ tinh: Khó khăn ở khâu nào?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tắt internet trên điện thoại, não bạn có thể trẻ lại 10 năm

Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

Vì sao tẩy nhiều lần vẫn không hết giun kim?

5 loại thực phẩm tuyệt đối không cho trẻ ăn khi đói

Bất ngờ với 5 loại thực phẩm giúp kiểm soát cholesterol hiệu quả
Có thể bạn quan tâm

Giám đốc bị bắt, Công ty phát triển nhà Cà Mau báo lỗ kế hoạch lợi nhuận
Pháp luật
20:51:23 06/05/2025
Ái nữ nhà Đỗ Mỹ Linh gây sốt với khoảnh khắc nằm gọn trong lòng Chủ tịch Hà Nội FC
Netizen
20:26:18 06/05/2025
Vụ sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế nói đã 'làm hết trách nhiệm'
Tin nổi bật
20:25:22 06/05/2025
Cuối cùng Palmer đã bật chế độ siêu anh hùng
Sao thể thao
20:20:27 06/05/2025
Lật thuyền ngoài khơi bang California của Mỹ, nhiều người thiệt mạng và mất tích
Thế giới
20:20:09 06/05/2025
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng chủ tịch, diễn viên Kiều Thanh mặc sexy
Sao việt
20:05:07 06/05/2025
1 thành viên lộ "bí mật" ngày BLACKPINK tái hợp, còn yêu cầu fan kiên nhẫn chờ
Sao châu á
19:46:47 06/05/2025
Thượng tá Phương Anh, Tùng Dương và Soobin chung sân khấu ở Hải Phòng
Nhạc việt
19:42:07 06/05/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên đẹp sắc sảo, than 'kiệt sức vì vai nữ pháp sư'
Hậu trường phim
19:39:43 06/05/2025
Lê Dương Bảo Lâm mắt rơm rớm khi nhắc đến con
Tv show
19:35:56 06/05/2025