Dùng trực thăng cấp cứu một chiến sĩ Trường Sa
Đang chăm sóc cây xanh trên lầu cao của tòa nhà đơn vị, một chiến sĩ đang công tác tại đảo Sơn Ca (thuộc quần đảo Trường Sa) bất ngờ rơi xuống đất, bị chấn thương nặng, tình trạng nguy kịch.
Chiếc trực thăng mang số hiệu EEC VN-8619 đã đưa chiến sĩ B.T.T. (22 tuổi) đến sân bay Tân Sơn Nhất vào trưa nay (18.8) – Ảnh: C.M
Ngày 18.8, Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) cho biết đang tiếp nhận và điều trị một chiến sĩ trên đảo Trường Sa bị chấn thương nặng, hôn mê sâu và đang trong tình trạng nguy kịch do té từ trên lầu cao xuống đất trong lúc đang làm nhiệm vụ.
Trung úy Đinh Văn Hồng – Bệnh viện Quân y 175 cho biết lúc 23 giờ 25 ngày 17.8 chiếc trực thăng mang số hiệu EEC VN-8619 cùng tổ cấp cứu hàng không của Bệnh viện Quân y 175 và ê kíp của Binh đoàn 18 đã cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất để ra đảo Sơn Ca (quần đảo Trường Sa) đưa chiến sĩ B.T.T. (22 tuổi) bị chấn thương nguy kịch khi đang làm nhiệm vụ trên đảo vào đất liền. Đến 10 giờ 30 hôm nay (18.8), bệnh nhân đã được đưa đến Bệnh viện Quân y 175.
Video đang HOT
Xe cứu thương của Bệnh viện Quân y 175 đưa bệnh nhân về bệnh viện để điều trị – Ảnh: C.M
“Trong suốt qua trình di chuyển vào đất liền, bệnh nhân vẫn còn hôn mê và các bác sĩ phải đặt nội khí quản để thở. Đặc biệt, bệnh nhân bị tắc đờm dãi nhiều, tổ cấp cứu đã tiến hành thay ống nội khí quản, trong quá trình bay bệnh nhân luôn được tổ cấp cứu theo dõi chặt chẽ, đảm bảo an toàn”, trung úy Hồng chia sẻ.
Bệnh viện Quân y 175 cho biết các bác sĩ ở đây đang tiến hành chụp CT sọ não, CT cột sống cổ, kiểm tra các tổn thương liên quan, sau đó bệnh nhân được chuyển về khoa hồi sức tích cực để theo dõi và điều trị
Theo thông tin ban đầu, vào chiều 17.8, chiến sĩ B.T.T.đang chăm sóc cây xanh của đơn vị thì bất ngờ té từ trên cao xuống đất, rơi vào tình trạng hôn mê. Bệnh nhân nhanh chóng được đưa vào Bệnh xá của đảo. Lúc này bệnh nhân hôn mê (chỉ số Glasgow 8 – 9 điểm, đồng tử 2 bên đều 3mm); còn phản xạ ánh sáng, mạch 86 lần/phút, huyết áp 180/100 mmHg, tự thở 22 chu kỳ 1 phút.
Bệnh nhân đang được chăm sóc tại Bệnh viện Quân y 175 – Ảnh: C.M
Qua kiểm tra, các y bác sĩ trên đảo phát hiện bệnh nhân có vết thương vùng chẩm 5cm, không có dịch não tủy, vết thương hở vùng gáy 7cm hình V, vết thương hở cẳng tay trái lộ xương trụ gãy. Bệnh nhân được các y bác sĩ ở đây đặt nội khí quản, băng cầm máu và cố định xương gãy, dùng thuốc chống phù não kháng sinh, cầm máu, giảm đau, truyền dịch.
Ngay lập tức, các y bác sĩ Bệnh xá của đảo tiến hành hội chẩn với Bệnh viện quân y 91 (Quân khu 1) qua hệ thống Telemecidine và quyết định chuyển bệnh nhân về Bệnh viện quân y 175 để điều trị.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Bệnh viện Quân y 175 cứu sống ông lão người Úc bị nhồi máu cơ tim
Khoảng 7 giờ 50 phút ngày 15-8, bệnh nhân Robert Edward Johnson ( sinh năm 1943, quốc tịch Australia) đang quá cảnh tại Sân bay Tân Sơn Nhất TP Hồ Chí Minh thì đột ngột xuất hiện cơn đau ngực dữ dội. Ngay sau đó bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Quân Y 175.
Bác sĩ Tạ Anh Hoàng khoa điều trị tim mạch của Bệnh viện cho biết, khi bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện thì đã trong tình trạng rất nguy kịch, ngực đau thắt từng cơn, bệnh nhân luôn miệng than đau đầu, tay chân bải hoải, niêm mạc nhợt nhạt, nhất là triệu chứng cơ thể rất mệt. Ngay khi đó, bệnh nhân được hội chuẩn liên viện và được chuẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp giờ thứ 3, bệnh nhân bị tắc 90% ( gần như hoàn toàn ) "động mạch mũ" đoạn giữa.
Ê kíp bác sĩ nhanh chóng tiến hành phẫu thuật nong bóng đặt stent khôi phục dòng chảy động mạch vành. Sau 45 phút cấp cứu khẩn trương, bệnh nhân đã vượt qua cơn nguy kịch. Chiều tối 15-8, bệnh nhân đã không còn đau ngực và được chuyển về khoa tim mạch tiếp tục theo dõi.
Ông Robert Edward Johnson vui mừng nói lời cảm ơn tới toàn thể ê kíp các bác sĩ Bệnh viện 175 đã cứu ông thoát khỏi lưỡi nái của tử thần.
Tỉnh lại trên giường bệnh, ông Robert Edward Johnson trong tâm trạng vui sướng và vô cùng hạnh phúc, chỉ biết nói lời cảm ơn tới toàn thể ê kíp các bác sĩ Bệnh viện 175 đã cứu sống mình.
Bệnh viện cho biết đây cũng là ca thứ 2 trong tuần bệnh nhân là người nước ngoài tới bệnh viện đều trong tình trạng nguy cấp mà họ đã cấp cứu thành công.
H.Nga
Theo CAND
Người khách Philippines nhiễm độc hormone giáp lúc quá cảnh Tân Sơn Nhất Bà Castilo Marlyn, 44 tuổi, trên chuyến bay từ Dubai về Philippines, lúc quá cảnh sân bay Tân Sơn Nhất thì đau ngực, lơ mơ, nôn ói. Bác sĩ Phạm Toàn Trung, Khoa Nội Tim mạch - Khớp - Nội tiết, Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM), cho biết bệnh nhân được hải quan sân bay đưa vào cấp cứu ngày 5/8....