Đừng trông mong vào con cái, 3 điều sau đây mới là chỗ dựa cho bạn khi về già
Con người ta cứ phải về già rồi mới hiểu, con gái chưa chắc đã cưu mang mình được, cuối cùng cũng chỉ có thể dựa vào ba điều này thôi.
1. Thân thể khỏe mạnh
Ở đời, quan trọng nhất là phải có sức khỏe. Bởi vì con người còn sống là còn có hy vọng, có sức khỏe mới có khả năng làm mọi chuyện. Nếu chỉ có tiền bạc, địa vị mà không có một cơ thể khỏe mạnh, thì tất cả cũng chỉ là vô nghĩa.
Khi về già, bạn càng phải quý trọng sức khỏe hơn. Tuổi tác càng cao, cơ thể càng yếu đi. Con cái hiếu thuận thì có thể ở bên chăm sóc bạn, nhưng ngộ nhỡ gặp phải con cái bất hiếu, hoặc có lòng nhưng không có sức, bận rộn quá nhiều việc thì bạn phải làm sao đây? Chưa kể không có sức khỏe, không có khả năng lao động hay chí ít là khả năng tự chăm sóc bản thân, bạn sẽ trở thành gánh nặng cho người khác. Có người “gánh” bạn cũng chẳng sống vui vẻ được, nữa là không có ai “gánh”.
Khi về già, bạn sẽ rất dễ cảm thấy cô đơn. Nếu chỉ có một mình, thì dù ngoài miệng không nói, đến lúc đêm hôm yên tĩnh, tất cả cay đắng đều sẽ hiện ra rõ ràng. Kể cả khi có con cái bầu bạn, chúng cũng vẫn có cuộc sống của riêng mình, cũng phải nỗ lực cải thiện cuộc sống. Để con cái vì phải chăm sóc bạn mà gánh chịu áp lực nặng nề cũng đâu phải điều bạn muốn. Cho nên con người ta về già tốt nhất là có bạn đời ở bên. Ít nhất khi cô đơn còn có một bờ vai để dựa vào, khi buồn chán còn có người trò chuyện cùng, sống vui vẻ hơn một chút.
Con cái có hiếu thuận đến đâu cũng không thể ở bên cha mẹ mãi được. Cho nên, vì hạnh phúc của mình, cũng để không làm phiền đến con cái, tốt nhất là có một người bạn đời ở bên.
Video đang HOT
3. Tiền dưỡng lão
Tuổi càng cao, bạn sẽ gặp phải rất nhiều chuyện nằm ngoài dự liệu. Không ai biết được ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì, chuyện duy nhất bạn phải làm là sống tốt mỗi ngày. Già rồi, sức khỏe không được như người trẻ tuổi, hiệu quả công việc và tiền kiếm được cũng sẽ ít hơn. Bạn nhất định phải tích cóp cho mình một khoản tiền dưỡng lão. Ít nhất là phải đủ để nuôi bản thân sống qua ngày.
Con người ai cũng phải trải qua sinh lão bệnh tử, lớn tuổi nhiều bệnh, con cái dốc lòng chăm sóc sẽ khiến bạn thấy tội nghiệp cho chúng, mà con cái lạnh lùng bỏ bê thì bạn khổ không để đâu cho hết. Cho nên không thể không có tiền dưỡng lão, có tiền rồi, ít nhiều gì cũng không cần nhìn sắc mặt người khác mà sống.
Mọi người vẫn hay bảo, phải có con cái để về già có người chăm sóc, nhưng thực ra sự đời khó đoán, điều tốt nhất bạn có thể làm là không liên lụy người khác, không tổn thương bản thân. Hãy có chuẩn bị từ trước, cả đời chỉ dựa vào bản thân mình, ấy cũng là một loại hạnh phúc.
Chê vợ tiêu hoang 1 tháng hết những 10 triệu, vợ tức quá đưa hết tiền cho chồng tự lo liệu để rồi bật khóc khi biết: "Làm vợ khổ thật"
Đến khi chồng Lam cầm số tiền 200 ngàn mỗi ngày đi chợ nhưng lại cũng không đủ. Kết quả là sau 1 tuần làm vợ thì chồng Lam không có thời gian nhậu nhẹt, cafe với bạn bè mà thay vào đó cứ mệt mỏi với đống tiền bạc lo chợ búa, con cái, ăn uống.
Với các ông chồng, vợ luôn là kẻ ăn bám, vô dụng không làm được tích sự gì cho gia đình cả. Như ở trong hoàn cảnh của Lam thì cô cũng không thể ngờ được có ngày mình lại bị chồng nhiếc móc vì cái việc không biết làm vợ, không quản lý chi tiêu trong gia đình.
Vợ chồng Lam cưới nhau đã được hơn 3 năm, hai vợ chồng có một đứa con trai kháu khỉnh và vô cùng đáng yêu. Còn nhớ hồi đầu hết 6 tháng ở cữ thì chồng Lam bảo cô ở nhà nghỉ ngơi, chăm con, chuyện tiền bạc sẽ do anh ấy kiếm. Vậy nhưng Lam nhất quyết không chịu, ở công ty cô từng có một chị cũng nghỉ làm ở nhà nội trợ, kết quả là chị ấy bị chồng khinh thường, mắng chửi là đồ ăn bám. Thế nên Lam thật sự không muốn đi theo vết xe đổ đó.
Cô kiên quyết đi làm, dù lương vài triệu cũng còn hơn là ở nhà ngửa tay xin tiền chồng. Lương của Lam là 8 triệu/tháng, còn chồng cô là 15 triệu. Cứ nhận lương về thì Lam sẽ quản lý tiền bạc, chồng muốn chi tiêu gì thì cô sẽ đưa bởi vì Lam biết rõ là đàn ông mà giữ tiền thì sớm muộn cũng tiêu hoang.
(ảnh minh họa)
Mỗi tháng Lam phải chi tiêu rất nhiều thứ, cô tằn tiện, chi ly từng đồng nhưng mỗi tháng cũng mất 10 triệu. Nào là tiền đóng học đi nhà trẻ cho con, tiền sinh hoạt điện nước, tiền đi chợ mỗi ngày hết 200 ngàn, trong đó cứ phải mua tôm, cua..để về xay nấu cháo cho con ăn. Rồi chưa kể tiền báo hiếu bố mẹ hai bên, tiền đám cưới, đám giỗ. Có tháng gần 10 cái đám cưới thì số tiền chi tiêu còn hơn 10 triệu.
Ấy thế mà cái chuyện tiêu 10 triệu/tháng của Lam khiến cho chồng cô lúc nào khó chịu.
- Sao em tiêu xài hoang phí thế? Nhà có 3 miệng ăn mà mỗi tháng những 10 triệu, thế này thì bao giờ mới giàu nổi.
- Em đâu có tiêu gì hoang cơ chứ? Tiền bỉm sửa cho con thì không thể cắt được, tiền điện nước cũng thế. Lâu năm rồi em còn không dám mua gì cho mình nữa đấy anh ạ. Em hạ tiện hết mức rồi. Đã thế mỗi tháng còn cho ông bà 2 triệu nữa anh bảo tiết kiệm làm sao được.
- Thôi đi, anh thấy vợ của mấy đồng nghiệp nam ở công ty anh tiêu ít lắm. Nhà đông người mà mỗi tháng có 7 triệu thôi đấy, em làm vợ mà chẳng biết chi tiêu. Như này mình chỉ nghèo mãi mà thôi.
Nghe những lời chồng nói mà Lam uất ức lắm, rõ ràng chồng cô lúc nào muốn ăn ngon, sạch sẽ nhưng lại đòi rẻ. Cô cũng đã tiết kiệm hết mức có thể, ấy vậy mà chồng chẳng chịu tin. Suốt ngày cằn nhằn khiến Lam mệt mỏi, đây là cô còn đi làm chứ nếu ở nhà chồng nuôi thì có khi còn cực khổ hơn thế này nhiều nữa.
Trước những lời chê bai của chồng thì uất ức quá Lam tuyên bố:
- Nếu anh nghĩ em không biết quản lý chi tiêu, lúc nào tiêu hoang thì từ nay anh cầm tiền rồi lo liệu hết đi. Nếu như anh có thể tiêu ít hơn 10 triệu/tháng thì anh muốn em làm gì cũng được.
- Đấy là em nói đấy nhé.
(ảnh minh họa)
Trong khi chồng Lam hí hửng thì cô nghĩ rồi anh sẽ phải hối hận mà thôi. Mấy ngày đầu thì chồng Lam vẫn còn xoay xở được, nhưng đến khi cầm tiền 1 tuần thì chồng Lam bắt đầu thấu hiểu nỗi khổ của vợ. Đi chợ cân đo đong đếm 1 ngàn thôi cũng thấy mừng, thịt cá thì cứ tăng theo mỗi ngày, chưa kể tiền bỉm sữa, tiền ăn vặt cho con là mất hơn cả đống tiền rồi. Rồi có khi trong túi còn vài trăm ngàn nhưng cùng lúc lại có mấy đám cưới từ bạn bè, đồng nghiệp thế là hết sạch.
Đến khi chồng Lam cầm số tiền 200 ngàn mỗi ngày đi chợ nhưng lại cũng không đủ. Kết quả là sau 1 tuần làm vợ thì chồng Lam không có thời gian nhậu nhẹt, cafe với bạn bè mà thay vào đó cứ mệt mỏi với đống tiền bạc lo chợ búa, con cái, ăn uống.
- Thôi vợ ơi, anh không giữ tiền nữa đâu. Anh chịu hết nổi rồi. Công nhận làm vợ khổ thật...
- Giờ anh hiểu rồi chứ? Thế anh còn nói em tiêu hoang nữa không?
- Thôi, anh thề không dám trách mắng em nữa đâu vợ ạ. Từ giờ em cứ chi tiêu cho đủ đi, anh sẽ ráng kiếm thêm tiền. Anh xin lỗi vợ, 1 tuần thử làm vợ...anh mới biết nỗi vất vả của em như nào.
Thấy chồng nói như vậy Lam mới an tâm, cô cho rằng cái việc mình cho chồng cầm tiền chi tiêu vài ngày là hợp lý. Có như vậy chồng mới hiểu làm đàn bà khổ như nào, chứ không thì suốt ngày mang tiếng ăn sung mặc sướng, ở nhà chồng nuôi, không đi làm kiếm tiền nên không biết quý trọng đồng tiền.
Huyền Huyền
Theo emdep.vn
Trong ví có tiền, trong thân khoẻ mạnh là lúc bạn hạnh phúc nhất Trong túi có tiền, bản thân và gia đình mới có mặt mũi, có tôn nghiêm để sống. Bạn nên nhớ còn giàu có và còn khỏe mạnh, chúng ta còn gọi tiền tài của mình hai tiếng "tài sản" thật sang trọng. Nhưng giàu có mà đánh mất sức khỏe, tiền tài của chúng ta cũng chỉ tóm gọn trong hai chữ...