Dùng thuốc khi bị viêm mũi xoang
Bệnh viêm mũi xoang có đặc điểm là tái đi tái lại khiến người bệnh rất khó chịu. Hiện nay, rất nhiều người khi thấy các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi thường tự mua thuốc về dùng.
Việc dùng thuốc này dễ dẫn tới bệnh không khỏi do không đúng thuốc và sai cách dùng…
Theo thống kê, bệnh viêm xoang chiếm khoảng 25-30% tổng số các bệnh nhân đến khám tai mũi họng và có xu hướng ngày càng gia tăng. Còn ở trẻ em, có tới 75-80% trẻ đã từng bị viêm mũi xoang 1 lần trước 6 tuổi. Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường ngày càng ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại ngày một nhiều hơn, tỉ lệ người mắc bệnh viêm xoang cũng vì thế mà tăng đáng kể.
Các biến chứng của bệnh viêm xoang thường rất nặng, như viêm dây thần kinh hốc mắt, viêm họng, viêm phế quản, viêm màng não, áp- xe não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm xương… thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Điều trị viêm mũi xoang đặc biệt là viêm mũi xoang mạn tính gặp rất nhiều khó khăn vì cấu tạo của hệ thống mũi xoang rất phức tạp nên bệnh hay tái phát, đồng thời quan niệm chưa đúng đắn của bệnh nhân trong quá trình điều trị làm giảm tỷ lệ thành công khi chữa viêm mũi xoang. Vì vậy, khi mắc bệnh liên quan đến mũi xoang, hoặc các vấn đề xung quanh như mắt, tai, họng thì cần đi khám bác sĩ để điều trị sớm, đúng cách, dùng đúng thuốc mới giúp giảm bớt bệnh.
Hình ảnh xoang bình thường và xoang bị viêm.
Một số thuốc thường dùng
Thuốc chữa viêm mũi xoang là những thuốc có thể can thiệp để giải phóng tình trạng tắc nghẽn của lỗ thông mũi xoang. Các thuốc này phải được phối hợp đồng bộ dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ tai mũi họng. Tùy theo giai đoạn của viêm mũi xoang, loại viêm mũi xoang (viêm mũi xoang nhiễm khuẩn, viêm mũi xoang dị ứng, viêm xoang do nấm…) mà bác sĩ sẽ chỉ định cho từng bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh cần được bác sĩ khám, chẩn đoán chính xác, không tự ý mua thuốc, dùng thuốc để tránh gây các ảnh hưởng bất lợi, có hại.
Thuốc điều trị viêm mũi xoang dị ứng
Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này rất hiệu quả đối với ngứa và sổ mũi do dị ứng nhưng không có tác dụng chữa nghẹt mũi. Do vậy cần phối hợp với các thuốc điều trị nghẹt mũi. Các loại thuốc thường dùng là chlorpheniramin, promethazin, acrivastin, levocetirizine, loratadine…
Video đang HOT
Thuốc thông mũi, nghẹt mũi: Thuốc thông mũi có sẵn dưới dạng thuốc viên dùng đường uống như pseudoephedrin, phenyllephedrin… Thuốc thông mũi đường uống đạt được hiệu quả trong vòng 30 – 60 phút sau khi uống. Cũng giống như thuốc dạng xịt, thuốc thông mũi đường uống có thể trở nên kém hiệu quả hơn nếu dùng lâu dài.
Hiện tượng nhờn thuốc có xảy ra, tạo nên vòng bệnh lý luẩn quẩn dẫn tới viêm mũi mạn tính. Ngoài ra, phối hợp thuốc thông mũi với những loại thuốc khác có tác dụng phụ tương tự có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Thuốc chống viêm corticoid: Bao gồm corticoid dạng uống và dạng xịt. Đối với dạng uống thường được dùng trong đợt cơn viêm mũi xoang dị ứng rầm rộ. Những thuốc thường được các bác sĩ kê toa là beclomethason, fluticason, triamcinolon, flunisolid…
Những loại thuốc này không làm giảm triệu chứng ngay lập tức như thuốc thông mũi nhưng khi đã đạt được liều điều trị thì triệu chứng thường sẽ được cải thiện và có thể sẽ không cần phải sử dụng thuốc thông mũi nữa.
Tuy nhiên, cần lưu ý, với trẻ em, người cao tuôi hay cả một số người lớn khi dung các thuốc nho, xịt mũi hay khí dung có corticoid lâu dài, liên tục vài tuần cũng có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa (nhất là với người có viêm loét dạ dày – tá tràng) gây lao tiến triển (ở người có tiền sử lao), viêm thận (ở người có tuổi, thận yếu…).
Thuốc điều trị viêm xoang do nhiễm khuẩn
Việc sử dụng kháng sinh đường uống kết hợp thuốc nhỏ mũi, thuốc chống phù nề, thuốc kháng viêm… có thể rút ngắn thời gian bị viêm xoang do nhiễm khuẩn nặng và cũng có thể làm giảm mức độ nặng của các triệu chứng.
Các thuốc dùng để điều trị viêm xoang do nhiễm khuẩn bao gồm amoxicillin, doxycycline hoặc thuốc kết hợp trimethoprim – sulfamethoxazole. Nếu nhiễm khuẩn không hết hoặc nếu viêm xoang tái phát, bác sĩ có thể thử một loại kháng sinh khác.
Tuy nhiên, việc chọn lựa kháng sinh, liều dùng, đường dùng, thời gian sử dụng cho từng bệnh nhân… cũng rất quan trọng, quyết định việc thành công trong điều trị bệnh hay không.
Theo Hiệp hội Mũi xoang Mỹ, châu Âu thì điều trị kháng sinh chữa viêm mũi xoang thường kéo dài hơn bình thường, thời gian điều trị từ 15-20 ngày.
Bệnh nhân không còn ngạt mũi, không còn mủ vẫn phải điều trị kháng sinh trong 1 tuần tiếp theo mới dứt điểm được nên nếu chỉ uống thuốc 5-7 ngày, người bệnh cảm giác khỏi nhưng về bản chất là chưa khỏi hẳn, khi dừng thuốc sẽ tạo điều kiện vi khuẩn kháng thuốc, gây khó khăn cho lần điều trị sau.
Thuốc điều trị viêm mũi xoang do nấm
Khi bị viêm xoang do nấm, bệnh nhân có thể được chỉ định các thuốc kháng nấm như amphotericin B, fluconazol, flucytosin, nystatin hoặc voriconazole. Các liều thuốc cũng như thời gian điều trị bao lâu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tùy theo nguyên nhân và giai đoạn của viêm xoang mà người bệnh có phác đồ điều trị khác nhau. Vì thế, người bệnh cần tìm đến bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị đúng cách, kịp thời và an toàn, không sử dụng các phương pháp dân gian để tự chữa. Để điều trị viêm xoang tận gốc, người bệnh cần kiên trì và tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ về liệu trình thuốc, không lạm dụng hoặc dừng thuốc ngay khi vừa thấy dứt triệu chứng dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.
Cảnh báo 'hàng tá' hóa chất độc hại tiềm ẩn khi làm đẹp móng tay
Sơn vẽ móng tay nghệ thuật là trào lưu làm đẹp rầm rộ những năm gần đây, tuy nhiên nếu lạm dụng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro từ hóa chất, đặc biệt là lưu huỳnh.
Trước đó, vào năm 2012, Cơ quan Bảo vệ sức khỏe và An toàn lao động của Bộ Lao động Mỹ đã phát hành và phổ biến một tài liệu dài 20 trang, có tên "Sống khỏe mạnh và an toàn khi làm nghề nail".
Tài liệu này giải thích rằng có ít nhất 12 loại hóa chất độc hại trong các sản phẩm dùng ở mọi tiệm nail, gồm: Acetone, Acetonitrile, Butyl Acetate, Dibutyl phthalate (DBP), Ethyl acetate, Ethyl methacrylate (EMA), Formaldehyde, Isopropyl Acetate, Methecrylic acid, Methyl methacrylate (MMA), Toluene, sulfur (lưu huỳnh). Theo tài liệu nói trên, kẻ thù nguy hiểm nhất của giới làm nail chính là: Lưu huỳnh, Dibutyl phthalate, gọi tắt là: DBP; Toluene; và Formaldehyde.
Làm nail tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bởi hàng tá hóa chất độc hại. Ảnh minh họa
Lưu huỳnh gây hại cho da, đường hô hấp
Lưu huỳnh là hợp chất, nguyên tố hóa học thường được sử dụng để sấy, làm khô các vật dụng. Lưu huỳnh có màu tím nhạt với đặc tính dễ bay hơi và có mùi hắc, khó ngửi. Lưu huỳnh trong ngành nail có thể là dạng bột hoặc dạng nước được dùng để đắp bột, giúp bột dẻo và đỡ nhão hơn.
Do đó, lưu huỳnh được sử dụng nhiều và rất cần thiết trong làm móng, sử dụng cho những mẫu nail đính đá, vẽ họa tiết, đắp bột hoa giúp móng đẹp hơn so với móng không sử dụng lưu huỳnh. Vì thế, sau khi sơn gel trơn xong và khô lớp sơn sẽ sử dụng lưu huỳnh để tạo phom cho móng bột, đắp hoa bột lên móng. Ngoài ra lưu huỳnh giúp các viên đá được liên kết, dính chặt vào lớp sơn móng tay, hạn chế bong tróc, rơi đá.
Nếu lưu huỳnh sử dụng hàm lượng ít hoặc vừa sẽ không gây độc cho cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng lưu huỳnh trong làm nail với hàm lượng lớn, nhiều sẽ gây hại tới da, móng và đường hô hấp do hít phải hợp chất này. Vì vậy, không nên lạm dụng lưu huỳnh khi làm móng.
Dibutyl phthalate (DBP) có thể gay hại cho mắt, cổ họng
Trong đó, DBP có trong chất sơn móng tay, gây buồn nôn và khó chịu cho da, mắt, mũi, miệng và cổ họng. Tiếp xúc lâu ngày với DBP sẽ tạo ra nhiều tai hại nghiêm trọng khác cho sức khỏe.
Sử dụng những loại thuốc này tránh ăn bưởi nếu không dễ gây 'phản tác dụng'(VietQ.vn) - Bưởi là loại quả ngon và rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên nếu đang dùng các loại thuốc như hạ huyết áp, an thần, giảm mỡ máu nên tránh ăn bưởi.
Toluene có thể gây ung thư nếu tiếp xúc thường xuyên
Toluene dùng nhiều ở cả công đoạn tẩy rửa móng và sơn móng. Đây là hóa chất nếu tiếp xúc nhiều có thể mắc bệnh ung thư và gây hại đến thần kinh trung ương, mắt kích ứng da, ảnh hưởng đến hệ hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp.
Formaldehyde có thể gây kích thích mắt, đau đầu
Formaldehyde có trong sơn móng tay, chất làm cứng móng. Việc hít thở phải Formaldehy có thể gây ra các kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ phân loại hóa chất này như là chất có khả năng gây ung thư ở người và được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) coi là chất gây ung thư đã biết ở người.
Với những luật lệ khó khăn hơn, hiện nay nhiều hãng sản xuất hóa chất dùng cho ngành nail cho biết đã và đang cố gắng tránh dùng DBP; Toluene; và Formaldehyde, hay ít ra nhãn hiệu của sản phẩm ghi như thế. áng buồn thay, kết quả nhiều cuộc thanh tra cho thấy kể cả những sản phẩm mang nhãn "3-không" (tức không chứa ba chất cực hại này) vẫn chứa những chất đó.
Cơ quan Bảo vệ sức khỏe và An toàn lao động của Bộ Lao động Mỹ khuyên các tiệm nail nên mở tung cửa để được thoáng khí, và khuyên thợ nail không nên chứa thức ăn hay ăn uống trong tiệm - điều với giới trong nghề khó thực hiện được vì nhu cầu của công việc.
Dấu hiệu cảnh báo nhiễm HIV ở nữ giới Một số triệu chứng của HIV chỉ xuất hiện ở nữ giới và cảnh báo bệnh đang diễn biến nặng. Phát hiện sớm HIV là yếu tố then chốt bởi nó có thể giúp kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ lây truyền sang người lành. Tuy nhiên, triệu chứng nhiễm HIV thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, thậm chí...