Dùng thuốc chống muỗi cho trẻ, cần lưu ý gì?
Khu nhà tôi ở có nhiều muỗi, do lo ngại bệnh sốt xuất huyết nên tôi muốn cho dùng thuốc chống muỗi cho con, năm nay bé 5 tuổi.
Qua tìm hiểu, tôi thấy có nhiều loại: kem bôi, xịt, dạng nước… nhưng chưa biết lựa chọn loại nào và dùng thuốc chống muỗi cho bé cần lưu ý gì? Mong bác sĩ cho lời khuyên.
Lê Thị Hòa (Hà Đông)
Ảnh minh họa
Chị Hòa thân mến! Thuốc chống muỗi từ dạng kem, gel, dung dịch bôi cho đến các loại thuốc nước, thuốc xịt… đều có chung một thành phần chính là thuốc DEET (từ lâu DEET đã được biết đến như là một loại thuốc chống côn trùng tốt nhất), với tỷ lệ thấp nhất là 15% và được pha trộn thêm các thành phần khác.
Các loại thuốc chống muỗi đều có khả năng tác động lên hệ hô hấp, ảnh hưởng đến làn da của bé và nguy cơ phơi nhiễm hóa chất (như đau đầu, hôn mê…). Nhiều trường hợp đã ghi nhận các tác dụng phụ ở trẻ khi dùng thuốc chống muỗi như: da đỏ lên, rát, bong vảy, sưng nề, đỏ, ngứa, mụn nước li ti hoặc có mủ.
Một số loại hóa chất tổng hợp có trong thuốc chống muỗi có thể nguy hiểm cho cơ thể bé khi chúng xâm nhập trong da, nhất là đối với những bé dưới 6 tháng tuổi, không được sử dụng bất kỳ sản phẩm chứa DEET nào.
Video đang HOT
Trước khi sử dụng cho toàn thân, nên thử dùng trước cho một vùng da nhỏ mặt trong cánh tay. Nếu không xuất hiện kích ứng, mẩn ngứa thì từ đó mới áp dụng cho toàn bộ cơ thể. Khi bôi cần tránh vùng mắt, mũi, miệng, vết thương hở. Không bôi thuốc lên bàn tay trẻ, vì trẻ thường xuyên cho tay vào miệng.
Một số loại kem (dầu) chống muỗi có mùi hương và nồng độ rất mạnh, dễ gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bé. Nên cho bé sử dụng thuốc dạng nước hoặc kem thay vì thuốc phun xịt. Việc đó giúp trẻ không bị hít quá nhiều hóa chất có hại, vì khi phun, thuốc dạng bụi nước có xu hướng lan ra khắp nơi. Đối với dạng xịt, không xịt trực tiếp thuốc lên cơ thể trẻ, nên xịt ra tay người lớn rồi xoa lên các vùng có nguy cơ bị muỗi đốt.
Nếu muốn sử dụng thuốc cho quần áo, hãy xịt trước khi trẻ mặc chừng 30 phút. Sau khi không cần thiết phải bôi thuốc cho trẻ nữa, phải tắm rửa cho trẻ sạch sẽ để loại bỏ hóa chất có hại.
DS. Nam Phương
Theo SK&ĐS
Lời kể của bố 2 anh em tử vong vì bệnh Whitmore
Gia đình nghi ngờ có thể vi khuẩn từ nguồn nước xâm nhập vào vết thương hở của cả ba đứa trẻ trong quá trình tắm rửa dẫn đến nhiễm khuẩn bệnh Whitmore.
Chỉ chưa đầy tám tháng, vợ chồng anh Trần Văn C. (32 tuổi) và chị Trần Thị Như Q. (27 tuổi, cùng trú thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã mất đi cả ba đứa con bảy tuổi, năm tuổi và một tuổi. Đau lòng hơn, hai trong số ba đứa trẻ tử vong vì căn bệnh Whitmore, đứa bé còn lại cũng trong diện nghi ngờ vì biểu hiện bệnh giống nhau nhưng chưa kịp xét nghiệm máu thì cháu đã ra đi.
Cả ba trẻ đều có vết thương hở trước bệnh
Chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM, anh C. cho biết trước khi có biểu hiện bệnh, cả ba đứa con của anh đều có vết thương hở. Trường hợp đầu tiên là con gái đầu lòng của vợ chồng anh, cháu TQT, SN 2012, là học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Bắc Sơn C. Trước đó vài tháng, cháu T. bị ngã, phải khâu bốn mũi ở vùng cằm. Đến ngày 6-4, sau khi cùng gia đình đi chơi ở Sơn Tây về thì tối đó cháu T. bị sốt kèm đau bụng. Vợ chồng anh C. tưởng cháu bị say xe nên bôi dầu và cho ra phòng khám tư kiểm tra. Tuy nhiên, khi đó đang có dịch sốt virus nên vợ chồng anh nghĩ rằng con bị sốt virus và cho cháu đi truyền nước. Sau truyền nước thì cháu hạ sốt, tình trạng đỡ hơn. Thế nhưng đến sáng hôm sau cháu lại sốt cao nên gia đình quyết định đưa đi bệnh viện.
Sau một ngày điều trị tại BV đa khoa Sóc Sơn, cháu T. tiếp tục được chuyển đến Khoa cấp cứu của BV Xanh Pôn. Nhưng đến 7 giờ ngày 9-4 thì cháu T. tử vong với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết hoại tử đường ruột.
Trường hợp thứ hai là đứa con thứ hai, cháu TCV, năm tuổi. Sau vài tháng chị mất vì nhiễm khuẩn thì cháu V. cũng có biểu hiện sốt cao vào ngày 27-10. Trước đó tròn một tháng, cháu V. phải trải qua ca phẫu thuật mổ ruột thừa. Tại bệnh viện, các bác sĩ kiểm tra thì thấy vết mổ không nhiễm trùng, xét nghiệm máu không ra bệnh. Vì sốt không rõ nguyên nhân nên các bác sĩ chỉ điều trị sốt thông thường. Đến 21 giờ tối 31-10 thì cháu tử vong. Sau khi cháu qua đời thì BV có kết quả xét nghiệm máu cháu dương tính với vi khuẩn gây ra bệnh Whitmore.
Đứa con út của vợ chồng anh C., cháu TQH, mới hơn một tuổi cũng có biểu hiện sốt cao 38,5 độ C. Lo lắng giống như trường hợp của hai đứa con trước, ngay trong đêm vợ chồng anh C. vội vàng bắt taxi đưa con đi BV Nhi Trung ương. Tại bệnh viện, các bác sĩ cũng biết bệnh sử của gia đình nên ngay lập tức cho đi xét nghiệm vi khuẩn Burkholderiapseudomallei. Kết quả xét nghiệm đầu tiên âm tính với vi khuẩn, đến khi lấy mẫu cấy lần hai và lần ba thì liên tiếp dương tính với vi khuẩn Burkholderiapseudomallei. Các bác sĩ vội vàng điều trị cho cháu H. với phác đồ nặng nhất nhưng cuối cùng cháu cũng không qua khỏi.
"Cả ba đứa con của tôi đều có vết thương hở. Một đứa bị tai nạn phải khâu bốn mũi, một đứa mổ ruột thừa, cháu bé nhất thì sau khi xảy ra chuyện với hai đứa con đầu, vợ chồng tôi đưa cháu đi lấy máu xét nghiệm kháng thể. Có thể chính mũi kim để lại trên da sau khi lấy máu đã nhiễm vi khuẩn trong quá trình các cháu tắm rửa" - anh C. nghi ngờ.
Hiện tại gia đình anh C. và các hộ dân khác tại xã Bắc Sơn và nhiều xã lân cận vẫn chưa được dùng nước sạch mà phải dùng nước giếng khoan bơm từ dưới lòng đất lên.
Giếng nước khoan mà gia đình anh C. nghi ngờ là nguồn lây vi khuẩn Whitmore cho các con qua vết thương hở. Ảnh: AH
Khuyến cáo người dân ăn chín, uống sôi
Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn cho biết sau khi sự việc xảy ra, trung tâm đã phối hợp với Trạm Y tế xã Bắc Sơn và cộng tác viên y tế thôn tiến hành điều tra tại gia đình bệnh nhân và các hộ gia đình xung quanh. Cán bộ hướng dẫn người dân các biện pháp phòng bệnh như rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đun sôi nước trước khi sử dụng, sử dụng đồ bảo hộ trong khi làm việc như mang ủng, đeo găng tay..., tránh tiếp xúc trực tiếp với đất, tránh tiếp xúc ngoài trời với mưa lớn và mây bụi.
Cạnh đó, Trung tâm Y tế phân công cán bộ hằng ngày theo dõi tình hình các bệnh nhân đang điều trị, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc tại khu vực có bệnh nhân và báo cáo.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP Hà Nội, cho biết trung tâm này sẽ tiếp tục phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, các viện, cục để tiến hành điều tra kỹ lưỡng các yếu tố dịch tễ cũng như nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn, theo dõi sát tình hình diễn biến của bệnh để có khuyến cáo kịp thời cho người dân.
Trước đó, trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Cảm cũng khẳng định hiện chưa có bằng chứng bệnh Whitmore lây từ người sang người, chưa có bằng chứng các cháu lây bệnh cho nhau. Tuy nhiên, việc trong thời gian ngắn các cháu cùng bị bệnh, tại cùng địa điểm là điều đáng quan tâm.
Chưa phát hiện bất thường khu vực gần nhà các trẻ tử vong
Cơ quan chức năng địa phương đã và đang tiến hành điều tra tại các hộ gia đình xung quanh nhà bệnh nhân nhưng chưa phát hiện thêm trường hợp nghi mắc bệnh tương tự. Hiện nay điều tra ban đầu chưa có gì bất thường, đặc biệt.
Ông NGUYỄN NHẬT CẢM, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP Hà Nội
AN HIỀN
Theo PLO
Những bệnh nào nên kiêng ăn thịt gà? Dù thịt gà rất phổ biến trong mâm cơm của người Việt nhưng những nhóm người này vẫn nên "nhịn miệng" thì hơn. Từ xưa đến nay, dẫu đã trải qua bao thay đổi nhưng thịt gà vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mâm cơm của người Việt. Dù là cỗ cưới, cỗ cúng... hay bất kỳ dịp quan trọng...