Dừng thử nghiệm thuốc sốt rét Chloroquine liều cao điều trị Covid-19
Một số trường hợp bệnh nhân đã tử vong trong thử nghiệm ở Brazil đã khiến các nhà nghiên cứu phải dừng việc thử nghiệm điều trị Covid-19 với thuốc sốt rét chloroquine liều cao.
Chloroquine xuất hiện trong bối cảnh điều trị MERS vào năm 2012, nhưng không được điều tra thêm vì nó không thể hiện đủ khả năng chống lại virus. Gần đây, các nghiên cứu nhỏ đã tiếp tục xem xét liệu loại thuốc này có thể ngăn chặn các coronavirus như Covid-19 hay không.
Thuốc chống sốt rét Chloroquine được biết là gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, ngay cả người loại thuốc được cho an toàn hơn như Hydroxychloroquine, cũng không có kết quả tốt. Kết quả đáng chú ý dẫn đến nguy cơ bệnh nhân phát triển các vấn đề nghiêm trọng về tim.
“Thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine và kháng sinh azithromycin – kháng sinh hữu ích trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn, hiện đang được chú ý như là phương pháp điều trị tiềm năng cho Covid-19, và mỗi loại đều có tác động tiêu cực tới những người mắc bệnh tim mạch hiện tại. Các biến chứng bao gồm các bất thường nghiêm trọng như nhịp tim không đều, nhịp nhanh thất đa hình, hội chứng QT kéo dài – một trong những bệnh lý về tim khi hệ thống điện tim trở nên bất thường, và tăng nguy cơ tử vong đột ngột”, Hiệp hội Y tế Mỹ cảnh báo.
Nghiên cứu mới nhất dẫn đến những quan ngại này là do một thử nghiệm lâm sàng từ Brazil. Nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả sơ bộ của họ trước khi họ dừng nghiên cứu liều cao chỉ sau sáu ngày. Một số bệnh nhân đã chết đặc biệt là trong nhóm được chọn ngẫu nhiên để nhận liều thuốc cao hơn.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm hai nhóm bệnh nhân Covid-19 vào một bệnh viện công ở Manaus. Trong đó nhóm dùng liều cao được chỉ định tổng liều 12 gram Chloroquine trong 10 ngày, trong khi nhóm dùng liều thấp dùng tổng liều 2,7 gram trong 5 ngày. Tất cả những người tham gia cũng nhận được kháng sinh Ceftriaxone và Azithromycin.
Video đang HOT
11 bệnh nhân tử vong ở cả hai nhóm dùng thuốc khiến nhóm nghiên cứu đã dừng cuộc thử nghiệm liều cao. Các nhà nghiên cứu đã xác nhận nhiều vấn đề liên quan đến nhịp tim ở nhóm dùng liều cao và xu hướng gây tử vong cao hơn.
“Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy không nên khuyến cáo sử dụng liều chloroquine cao hơn (chế độ 10 ngày) để điều trị Covid-19 vì các nguy cơ an toàn tiềm tàng của nó. Kết quả như vậy buộc chúng tôi phải dừng việc tuyển dụng bệnh nhân sớm”, nhóm nghiên cứu kết luận.
Trong một bản cập nhật sau đó, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng họ thậm chí còn trải qua nhiều cái chết hơn ở nhóm dùng liều cao so với ghi nhận. Và điều đó không có nghĩa là nhóm dùng liều thấp cũng an toàn.
“Sự khác biệt chính giữa nhóm dùng liều cao và liều thấp xảy ra trong ba ngày đầu tiên và độc tính. Hai bệnh nhân dùng thuốc Chloroquine liều cao đã phát triển nhịp nhanh thất – nhịp nhanh thất, hay còn gọi là cơn nhịp nhanh kịch trên thất, là tình trạng tim đập quá nhanh nên không được bơm đầy máu. Tim lúc đó có thể đập lên đến 150-250 nhịp/phút thay vì 60-100 nhịp/phút như bình thường” trước khi chết. Vì vậy rõ ràng nhóm liều cao độc hại hơn, nhưng không phải vì vậy, nhóm liều thấp không đáng lo ngại và trong các nghiên cứu lớn hơn, bạn cũng có thể tìm thấy một số vấn đề với nhóm liều thấp”, William Schaffner, nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Đại học Vanderbilt, người không tham gia vào nghiên cứu nhận định.
Những kết quả đáng lo ngại này được đưa ra sau khi một bệnh viện ở Pháp cũng dừng thử nghiệm Hydroxychloroquine do tác dụng phụ và nguy cơ tổn thương tim và các nghiên cứu nhỏ tương tự đã tìm thấy rất ít sự khác biệt ở bệnh nhân Covid-19 được điều trị bằng thuốc kết hợp giữa thuốc chống sốt rét và kháng sinh.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu ở Brazil đã chuyển tất cả các bệnh nhân còn lại sang nhóm thử nghiệm liều thấp tuân thủ khuyến nghị từ Ban giám sát và an toàn dữ liệu. Ngoài ra, họ đề xuất nhiều thử nghiệm hơn để đánh giá vai trò của Chloroquine trong điều trị Covid-19 và điều trị dự phòng.
“Ngay cả khi chúng tôi không tìm ra cách tốt nhất kịp thời để kiểm soát đại dịch hiện tại, thông tin sẽ tác động rất lớn đến cách chúng ta đối phó với sự bùng phát coronavirus tiếp theo trong tương lai”, nhóm nghiên cứu viết.
Trang Phạm
Đế giày có thể là "vật trung gian" truyền SARS-CoV-2
Các bằng chứng nghiên cứu mới cho thấy coronavirus chủng mới có thể được phát tán lên đến 4 mét trong không khí từ những người bị nhiễm bệnh và có thể được "vận chuyển" bằng đế giày.
Nghiên cứu này khiến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa ra các khuyến nghị mới để ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2.
"Khả năng lây truyền cực nhanh của hội chứng hô hấp cấp tính nặng do coronavirus chủng mới (SARS-CoV-2) đã làm dấy lên mối lo ngại về các đường lây truyền khác nhau", báo cáo được công bố bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
SARS-Co -V-2 được cho là truyền qua hai con đường chính: Hít phải virus hoặc tiếp xúc gần gũi với các giọt bắn từ người bị nhiễm bệnh. Hiểu được các điều kiện lây nhiễm của virus tại những nơi bệnh viện là rất quan trọng để cải thiện các biện pháp an toàn cho nhân viên y tế.
Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện virus trên bề mặt vật thể trong phòng bệnh nhân và khu vực nhà vệ sinh cũng như trên mặt nạ phẫu thuật trong tối đa một tuần và trên nhựa trong tối đa 72 giờ. Nhưng liệu coronavirus mới có thể được truyền qua aerosol (khí dung) hay không vẫn còn gây tranh cãi. Khí dung là phương pháp điều trị tại chỗ các bệnh lý đường hô hấp, trong đó sử dụng máy xông khí, xông thuốc dưới dạng sương mù vào mũi, họng, khí quản, phế quản của bệnh nhân,
Để xác định SARS-CoV-2 có thể lan rộng bao xa, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm các mẫu không khí và bề mặt trong một đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) và một khoa điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Huoshenshan ở Vũ Hán, Trung Quốc, từ ngày 19/2 - 2/3. ICU có 15 bệnh nhân mắc bệnh nặng và bệnh viện đa khoa có 24 bệnh nhân mắc bệnh nhẹ hơn. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng tăm bông để lấy mẫu từ các vật thể có thể đã bị ô nhiễm, cũng như từ các cửa thoát khí và không khí trong nhà.
Chỉ số virus được tìm thấy ở ICU lớn hơn (43,5%) so với các khoa điều trị nói chung (dưới 8%). Các mẫu ở sàn cũng cho kết quả dương tính với virus, có thể là do trọng lực làm cho hầu hết các giọt bắn có chứa virus rơi xuống đất hoặc nhân viên y tế đang vô tình mang theo virus xung quanh bằng giày của họ - khả năng này được chứng minh bằng tỷ lệ dương tính 100% đối với các mẫu được lấy từ nhà thuốc nơi không có bệnh nhân. Ngoài ra, gần một nửa số mẫu từ đế giày của nhân viên y tế ICU được thử nghiệm dương tính, cho thấy rằng giày có thể đóng vai trò là vật trung gian.
Một sự hiện diện cao của virus cũng đã được tìm thấy trên các vật phẩm thường xuyên được nhân viên y tế hoặc bệnh nhân chạm vào bao gồm chuột máy tính, thùng rác, tay vịn cầu thang và tay nắm cửa.
Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế của nghiên cứu. Đầu tiên, xét nghiệm mẫu tìm thấy sự hiện diện của virus nhưng không xác định liệu nó có tồn tại và lây nhiễm hay không. Thứ hai, không rõ số lượng virus phải có trong dạng khí dung để được coi là một liều truyền nhiễm hay không.
Nhưng quan trọng là những phát hiện này có thể được sử dụng để cải thiện các biện pháp an toàn trong nhiều môi trường khác nhau, bao gồm cả bệnh viện. CDC đặc biệt khuyến cáo mọi người nên khử trùng đế giày trước khi ra khỏi phòng có bệnh nhân Covid-19 và nhấn mạnh các biện pháp an toàn chặt chẽ hơn nên được áp dụng cho nhân viên y tế và những người làm việc tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân trong ICU. Mặt nạ cũng được chứng minh là có sự hiện diện cao của virus, điều đó có nghĩa là người dùng nên vệ sinh chúng trước khi vứt bỏ.
Trang Phạm
Bác sĩ Mỹ thử dùng thuốc đột quỵ trị Covid-19 Trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân Covid-19, bác sĩ Hooman Poor ở bệnh viện Sinai quyết định dùng thuốc trị đột quỵ. Một phụ nữ 55 tuổi sắp chết. Bà là công nhân tại thành phố New York. Bệnh viện Sinai chuẩn bị gọi cho chồng bà báo tin không còn cách nào cứu chữa. Tuy nhiên, sau đó bác sĩ...