Đừng thu hút nhân tài về rồi… “ngược đãi”!
“Ở xa thì ta mời lên thảm, còn khi mời lên thảm rồi thì lại… ngược đãi”. Đây là vấn đề ưu đãi người giỏi, cân có những chính sách phù hợp để giữ chân họ.
Tổng kết 15 năm thu hút nhân tài về với địa phương, Sở Nội vụ Đà Nẵng cho biết đã tiếp nhận được 1.043 đối tượng, trong đó có gân 700 nữ và gân 350 nam. Đó là số liệu thống kê tại hội thảo “Đánh giá 15 năm thực hiện chính sách thu hút dưới góc nhìn về giới” do Sở Nội vụ TP Đà Nẵng tổ chức ngày 23/4.
Theo Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng – ông Đặng Công Ngữ – trong số đối tượng nhân tài thu hút về Đà Nẵng làm việc có 13 tiến sĩ (chiếm 1%), 224 thạc sĩ (22%) và 806 đại học (77%); trong đó số đối tượng tốt nghiệp ở nước ngoài có 45 trường hợp (chiếm 4,3%).
Lần đầu tiên, TP Đà Nẵng đánh giá 15 năm công tác thu hút nhân tài về địa phương
Kết quả tiếp nhận có 827 trường hợp đầu quân về các sở, ngành (chiếm 79%), quận huyện có 91 trường hợp (chiếm 9%) và phường xã có 125 trường hợp (12%). Đặc biệt, nhóm ngành tiếp nhận nhiều nhất trong thời gian qua tại Đà Nẵng là nhóm ngành xã hội, kế đến là y tế và giáo dục; trong đó có 217 trường hợp về ngành y tế (có 3 tiến sĩ ngành y).
Ông Đặng Công Ngữ cho biết, trong 827 trường hợp hiện đang công tác trong các sở ngành có 138 vị trí được bổ nhiệm chức vụ từ phó trưởng phòng đơn vị trực thuộc sở ngành trở lên (chiếm 17%). Trong số này có 7 giám đốc, Phó giám đốc và tương đương cấp sở (chiếm 0,8%), 56 trưởng phó phòng thuộc sở (chiếm 6,7%)…
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 54% đối tượng thu hút hiện nay đã yên tâm công tác, 39% tạm yên tâm và có 7% chưa yên tâm công tác. Lý do chưa yên tâm công tác là chưa đảm bảo cuộc sống, vấn đề thu nhập và cơ hội thăng tiến của bản thân.
Nói về ưu điểm của chính sách thu hút nhân tài về Đà Nẵng, ông Đặng Công Ngữ cho biết: Đó là góp phần trẻ hóa đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của TP. Bổ sung nhân lực kịp thời khi đơn vị có yêu cầu. Bổ sung nguồn nhân lực có trình độ, năng lực, dám nghĩ dám làm góp phần vào sự phát triển của TP…
Tuy nhiên, ông Ngữ cho biết vẫn còn hạn chế về chính sách để thu hút nhân tài, đó là vẫn còn một tỉ lệ đối tượng thu hút chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Qua khảo sát cũng cho thấy đối tượng thu hút còn một số hạn chế về kỹ năng, chưa khiêm tốn.
Ngoài ra với mức lương và phụ cấp hiện nay chưa đảm bảo cho đối tượng thu hút sống bằng lương, việc thực hiện chính sách cho đối tượng thu hút chưa đầy đủ và kịp thời, năng lực của đối tương cũng còn một số hạn chế…
Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Đà Nẵng – Bác sĩ Trần Đình Vinh
Hội thảo cũng ghi nhận những ý kiến đóng góp của đại biểu cũng như một số đối tượng là người đã được thu hút trong thời gian qua. Bác sĩ Trần Đình Vinh – Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Đà Nẵng cho rằng, với chính sách thu hút nhân tài vừa qua tại Đà Nẵng là một cách làm hay và có ý nghĩa.
Tại Bệnh viện Sản Nhi đến nay thành lập chưa được 1 năm nhưng đã có 46 bác sĩ trong diện thu hút nhân tài của Đà Nẵng về công tác. Đặc biệt trong số này có một bác sĩ là Phó khoa Nhi đã được học thạc sĩ và tiến sĩ tại Úc nên có chuyên môn rất vững vàng.
Tuy nhiên, bác sĩ Vinh cũng băn khoăn là trình độ ngoại ngữ của không ít đối tượng thu hút không đạt yêu cầu trong công việc. Ông đơn cử như ở bệnh viện Sản Nhi có nhiều bác sĩ mổ rất giỏi nhưng lại yếu về ngoại ngữ, do đó rất khó khăn trong vấn đề tiếp xúc hay làm việc với đối tác nước ngoài.
Tham luận của ông Bùi Văn Tiếng – Trưởng Ban tổ chức Thành ủy Đà Nẵng được trình bày tại hội thảo đáng chú ý. Ông cho rằng trước hết là phải đổi mới cách tìm người giỏi, từ cách thụ động trông chờ người giỏi đến với mình là chủ động thuyết phục người giỏi chấp nhận cộng tác/hợp tác với mình.
Video đang HOT
Trưởng Ban tổ chức Thành ủy Đà Nẵng – ông Bùi Văn Tiếng
Ông nói: “Ở xa thì ta mời lên thảm, còn khi mời lên thảm rồi thì lại… ngược đãi”. Theo ông Tiếng, ở đây là vấn đề ưu đãi người giỏi sau khi mình đã mời họ về, nghĩa là phải có những chính sách phù hợp để giữ chân họ. Ông cũng cho rằng nên đa dạng hóa hình thức công tác của người tài giỏi, vì theo ông có thể họ sinh sống ở địa phương khác nhưng lại có đóng góp cho Đà Nẵng.
Mặc khác, việc hoạt động thu hút người tài giỏi gắn với các kỳ thi tuyển, vì bổ nhiệm người tài thông qua thi tuyển để họ không có cảm giác mình là… ngoại binh, chỉ chuyên là “lính đánh thuê”.
Ông Tiếng cũng đề nghị tạo điều kiện về mặt tâm lý để người tài phải được lao động trong môi trường thoải mái, tránh tình trạng chảy máu chất xám sau khi thu hút.
“Giải pháp mang tính quyết định để thu hút và giữ chân người giỏi là phải làm cho Đà Nẵng thực sự trở thành một đô thị phát triển theo hướng hiện đại, văn minh. Chỉ có như vậy thì người giỏi đến với Đà Nẵng mới có đất dụng võ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mới có cơ hội bộc lộ hết tài năng và tâm huyết”, ông Tiếng phát biểu.
Theo Dantri
Phát biểu kết luận của đồng chí Bí thư Phạm Quang Nghị
Nguyên văn phát biểu kết luận của đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội tại Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, ngày 9-4.
- Kính thưa các đồng chí đại biểu các Ban Đảng Trung ương
- Thưa toàn thể các đồng chí!
Sau một ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa XV) đã hoàn thành chương trình đề ra. Các đại biểu đã tập trung thảo luận các dự thảo Báo cáo: Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng 3 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng cuối năm 2013 Sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" Kế hoạch "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013" và cho ý kiến góp ý trực tiếp vào "Báo cáo kết quả công tác quy hoạch cán bộ diện Trung ương và Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, nhiệm kỳ 2015 - 2020".
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị trực tiếp kiểm tra sổ nhật ký tiếp dân
tại UBND phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Ảnh: Chính Trung)
Tại Hội nghị, các ý kiến phát biểu thể hiện sự đồng tình với các dự thảo Báo cáo và Kế hoạch đồng thời, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, cụ thể, sinh động. Các đồng chí Thường trực Thành ủy điều hành nội dung thảo luận đã phát biểu tiếp thu, làm rõ những vấn đề quan trọng cần lưu ý. Thay mặt các đồng chí chủ trì Hội nghị, tôi xin phát biểu nhấn mạnh một số nội dung cơ bản sau:
1. Về tình hình kinh tế - xã hội quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và 9 tháng cuối năm 2013
Cũng như cả nước, Thành phố triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng những tháng đầu năm 2013 trong điều kiện phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn. Trên thế giới, tình hình chính trị tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế chưa thoát ra khỏi tình trạng suy thoái, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và hậu quả khó lường. Trong nước, tình trạng suy giảm kinh tế vĩ mô đã được ngăn chặn, nhưng nhìn chung hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, biểu hiện cụ thể là nợ xấu, mặt bằng lãi suất cho vay còn cao, cơ chế khuyến khích, hỗ trợ giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thị trường bất động sản vẫn trầm lắng mức tiêu thụ sản phẩm đạt thấp, lượng hàng tồn kho lớn... Đó là những yếu tố tác động bất lợi đến kết quả phát triển kinh tế - xã hội đối với cả nước nói chung, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội.
Với tinh thần chủ động, sáng tạo và quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng đạt những kết quả đáng ghi nhận:
Với nhiều biện pháp cụ thể, tích cực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và đẩy mạnh đầu tư, đi đôi với tăng cường các giải pháp kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, kinh tế - xã hội Thủ đô 3 tháng đầu năm 2013 tiếp tục phát triển: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,5% (cao hơn mức tăng 7,3% của quý I/2012), cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước (4,7%). Trong đó, dịch vụ tăng 7,9% (cao hơn mức 7,8% của quý I/2012), nông nghiệp tăng 5,6% (quý I/2012 giảm 2,9%). Vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tăng cao hơn mức cùng kỳ các năm trước, đạt 42.912 tỷ đồng, tăng 11,7% (trong đó, đầu tư nước ngoài tăng 56% về số dự án và tăng 25% về số vốn so với quý I/2012). Riêng lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chỉ tăng 7,3% (thấp hơn so với mức 7,9% của quý I/2012).
Với tinh thần "Năm kỷ cương hành chính", cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh và đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là về cải cách thủ tục hành chính và nâng cao ý thức trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan công quyền cấp cơ sở. Nhiều thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp, đời sống dân sinh, gây phiền hà, bức xúc trong nhân dân đã được rà soát, loại bỏ. Nền nếp làm việc, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ, thái độ, tác phong của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là bộ phận "một cửa" có chuyển biến tích cực, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết công việc của nhân dân. Hoạt động của các cơ quan hành chính công quyền của Thành phố đang dần được chuẩn hóa theo hướng minh bạch, hiện đại, hiệu quả.
Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai quyết liệt, đạt kết quả rõ rệt. Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu cả nước đã hoàn thành quy hoạch: Đến nay, 19/19 huyện, thị xã đã lập xong đề án cấp huyện 100% số xã đã lập đề án của xã và tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Đã có 236/401 xã đạt và cơ bản đạt 10-19 tiêu chí, trong đó, 12 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí 91 xã đạt và cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí 133 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 -13 tiêu chí. Đã thực hiện dồn điền đổi thửa được 35.347 ha, bằng 181,78% kế hoạch năm 2013. Những kết quả đạt được về lĩnh vực phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới được xem là điểm sáng của tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô quý I/2013.
Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, đặc biệt là lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông được quan tâm, đầu tư hoàn thành sớm một số công trình giao thông trọng điểm như đường vành đai 3, các cầu vượt nhẹ... Cùng với các giải pháp tuyên truyền đi đôi với tăng cường xử lý nghiêm các hành vi sai phạm, tình trạng ùn tắc giao thông đã giảm đáng kể, được dư luận đánh giá cao các tiêu chí cơ bản như: số điểm và thời gian ùn tắc, số vụ tai nạn, số người chết, bị thương đều giảm so cùng kỳ.
Hà Nội đã đưa vào sử dụng một số cây cầu nhẹ tại các nút giao thông trọng điểm
góp phần giảm ùn tắc và đảm bảo ATGT
Văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của nhân dân được chăm lo, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ. Công tác tổ chức thực hiện góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được triển khai tích cực, đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành, tới mọi giới và các tầng lớp nhân dân Thủ đô. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động đối ngoại, hợp tác, giao lưu với các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc đang được triển khai tích cực, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô.
Thưa các đồng chí,
Tuy nhiên, kinh tế - xã hội Thành phố cũng đang đứng trước không ít những khó khăn và nhiều vấn đề lớn đặt ra: Một số chỉ tiêu tăng trưởng chưa đạt kế hoạch. Lạm phát vẫn ở mức cao giá cả, thị trường chưa ổn định, đời sống một bộ phận người dân và lao động tại các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là ở lĩnh vực công nghiệp - xây dựng phục hồi chậm số doanh nghiệp ngừng hoạt động có xu hướng gia tăng. Thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, tỷ lệ thu ngân sách đạt thấp so với cùng kỳ năm trước. Dư nợ tín dụng giảm, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng. Quy hoạch phân khu còn chậm. Cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của cán bộ lãnh đạo một số lĩnh vực, ở một số cấp, ngành còn nhiều bất cập. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012 của Thành phố giảm sâu so với năm trước, trong đó 5/9 tiêu chí đánh giá xếp hạng thấp hoặc rất thấp.
Vừa qua, sau khi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố kết quả xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh các tỉnh, thành trong cả nước, mọi người có phần bất ngờ trước việc thành phố Hà Nội giảm 15 bậc so với năm trước. Có ý kiến cho rằng những yếu kém của đội ngũ cán bộ thành phố Hà Nội là nguyên nhân chủ yếu khiến thành phố Hà Nội bị xếp thứ hạng thấp. Song, cũng có ý kiến cho rằng cũng cần phải xem xét phương pháp, cách thức đánh giá cũng như phải tính đến các nguyên nhân, yếu tố đặc thù. Qua tất cả những gì Thành phố đã và đang làm, với thái độ thật sự nghiêm túc, cầu thị, dư luận đánh giá cao tinh thần thẳng thắn, tự phê bình và thái độ nghiêm túc của chúng ta.
Để tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, trong dự thảo Báo cáo của Ban Cán sự đảng UBND Thành phố đã đề ra 13 nhiệm vụ cụ thể cần tập trung thực hiện trong quý II và những tháng còn lại của năm 2013. Tôi xin nhấn mạnh thêm một số vấn đề sau:
Một là, phát huy những kết quả đã đạt được trong 3 tháng đầu năm, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, phấn đấu với quyết tâm cao, nhằm đạt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng năm 2013. Trọng tâm là, tập trung chỉ đạo ưu tiên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp với cách làm sâu sát, hiệu quả hơn, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm và đẩy mạnh tăng trưởng.
Hai là, phấn đấu tạo chuyển biến rõ rệt trong thực hiện "Năm kỷ cương hành chính". Trọng tâm là tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác cải cách hành chính ở tất cả các cấp, các ngành, tập trung vào khâu quan trọng là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố, nhất là các tiêu chí mà năm 2012 bị sụt giảm , nhằm cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn lực xã hội để phục vụ xây dựng, phát triển Thủ đô.
Để thực hiện có hiệu quả những nội dung trên, chúng ta cần phải có quyết tâm cao, phải đề ra các biện pháp và lộ trình thực hiện. Chúng ta đã từng vượt qua, đã từng thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ lớn, khó và phức tạp có những việc phải hoàn thành trong thời gian rất ngắn có những việc chưa hề có tiền lệ. Dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hàng loạt công trình trọng điểm đã được hoàn thành trong thời gian ngắn gần đây, xây dựng 5 cầu vượt trong 1 năm có cây cầu chỉ thi công trong hơn 100 ngày... Điều đó chứng tỏ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội không chỉ có quyết tâm cao mà còn có đầy đủ khả năng giải quyết thành công những việc lớn, việc khó.
Ba là, tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng theo quy hoạch và quản lý trật tự đô thị. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả hệ thống giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là đối với các đối tượng chính sách, ưu đãi người có công, người nghèo, nhân dân ở những khu vực khó khăn, xa trung tâm Thành phố. Giữ vững ổn định chính trị, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng trong mọi tình huống giảm thiểu các tệ nạn xã hội xử lý có hiệu quả các vấn đề phức tạp phát sinh, âm mưu lợi dụng tôn giáo gây mất an ninh, trật tự thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, nhất là đơn thư tồn đọng, không để xảy ra các điểm nóng, khiếu kiện đông người. Thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tích cực triển khai thực hiện Luật Thủ đô, trước hết là những công việc thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của HĐND và UBND Thành phố.
Lực lượng nữ CSGT chỉ huy giao thông giờ cao điểm là một nét mới của Hà Nội
2. Về kết quả 1 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" là Nghị quyết nhận được sự quan tâm, hưởng ứng rất tích cực của toàn Đảng, toàn dân. Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết đã tạo ra những chuyển động mạnh mẽ, có sức lan tỏa, ảnh hưởng tích cực tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với Đảng bộ Hà Nội, trên tinh thần chủ động, nghiêm túc, sáng tạo, việc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) trong năm qua đã đạt được những kết quả tích cực. Nổi bật là:
Thành ủy đã quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện sâu rộng Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị, 9 chương trình công tác của Thành ủy, các nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá của khóa XV và nhiệm vụ thường xuyên của Thành phố.
Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã được Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện rất nghiêm túc, từ khâu quán triệt, xây dựng báo cáo kiểm điểm tập thể, cá nhân, tổ chức hội nghị kiểm điểm, đến việc chỉ đạo thực hiện những công việc sau kiểm điểm. Đặc biệt, với việc nêu gương trong kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí Ủy viên Thường vụ Thành ủy gợi ý kiểm điểm sâu đối với 35 đơn vị trên các lĩnh vực còn nhiều yếu kém thành lập 16 tổ công tác, do các đồng chí Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy làm tổ trưởng, dự, trực tiếp chỉ đạo việc kiểm điểm tại 29 quận, huyện, thị xã và 105 đơn vị trực thuộc chỉ đạo nắm bắt, tổng hợp, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc và yêu cầu làm lại đối với các cấp uỷ, đơn vị làm chưa đạt yêu cầu quan tâm chỉ đạo giải quyết tốt vấn đề tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên... Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình từ cấp Thành phố tới cơ sở bảo đảm nghiêm túc, cơ bản đạt yêu cầu.
Qua thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 , đã tạo được chuyển biến sâu sắc về nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trước yêu cầu sửa chữa, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, tồn tại kéo dài tạo được không khí dân chủ, đoàn kết trong Đảng và trong xã hội. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 gắn chặt với việc triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, khơi dậy tinh thần tự phê bình và phê bình trong mỗi tập thể và cá nhân cán bộ, đảng viên, từ đó thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém trên từng lĩnh vực công tác. Từng cá nhân cán bộ, đảng viên đã tiếp thu sự góp ý, phê bình của tập thể, đề ra giải pháp khắc phục khuyết điểm. Những việc làm đó, bước đầu có tác dụng giáo dục, cảnh báo, răn đe, hạn chế được tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Thông qua việc triển khai thực hiện Nghị quyết, Thành phố đã tập trung chỉ đạo khắc phục những yếu kém, hạn chế, trì trệ như: rà soát, bổ sung, xây dựng các quy định, quy chế làm việc, phối hợp công tác quan tâm chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đi sâu, đi sát cơ sở, kiên quyết xử lý những vụ việc nổi cộm về vi phạm trật tự xây dựng và quản lý đất đai tăng cường cải cách hành chính đẩy mạnh quản lý, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ tạo chuyển biến tích cực trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang...
Trong năm 2012 và quý I/2013, Ban Thường vụ Thành ủy đã quyết định luân chuyển, điều động 31 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý. Các quận, huyện, thị ủy và tương đương cùng với đảng ủy cơ sở thi hành kỷ luật 33 tổ chức đảng. Cấp ủy và UBKT các cấp thuộc đảng bộ Thành phố thi hành kỷ luật đảng viên 912 trường hợp.
Hà Nội là địa phương đi đầu trong thực hiện thí điểm lấy phiếu tín nhiệm năm 2012 đối với các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND Thành phố và lãnh đạo ở 7 sở, ngành tạo được chuyển biến, không chỉ về nhận thức, mà trong cả việc làm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Thành phố năm 2012.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được mới là bước đầu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và mong muốn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, một mặt chúng ta được nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp bách của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đây là vấn đề cực kỳ hệ trọng, có quan hệ đến sự sống còn của Đảng, của chế độ. Song, mặt khác chúng ta cũng càng hiểu sâu sắc hơn, đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và đặc biệt khó khăn, đòi hỏi tính tự giác cao độ ở mỗi người. Do thiếu tự giác, trong quá trình triển khai, vẫn còn có những hạn chế, đó là: Việc lấy ý kiến và tham gia ý kiến góp ý kiểm điểm đối với tập thể và cá nhân ở một số cơ quan, đơn vị còn hình thức, nể nang, né tránh, chủ yếu nêu ưu điểm, ít đi sâu góp ý về những hạn chế, khuyết điểm. Công tác chuẩn bị báo cáo và các tài liệu có liên quan phục vụ kiểm điểm ở một số đơn vị chưa đi sâu vào những nội dung trọng tâm theo hướng dẫn của Trung ương và của Thành ủy. Việc chỉ ra những thiếu sót, hạn chế, khuyết điểm trong kiểm điểm và đề ra kế hoạch khắc phục, sửa chữa sau kiểm điểm của tập thể và cá nhân ở một số nơi còn chung chung, chưa có địa chỉ, chưa quy được trách nhiệm và thiếu biện pháp cụ thể. Kết quả xem xét, xử lý vi phạm còn chậm tình trạng thiếu quyết liệt trong lãnh đạo khắc phục những yếu kém, khuyết điểm của một số cấp ủy và thiếu tự giác của một số cán bộ, đảng viên trong sửa chữa khuyết điểm đã ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng và kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), trong năm 2013 và những năm tiếp theo, bên cạnh việc thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong dự thảo Báo cáo, các cấp, các ngành Thành phố cần tập trung lãnh đạo thực hiện quyết liệt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Cần bám sát 3 nội dung yêu cầu kiểm điểm và 4 nhóm giải pháp chủ yếu được nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 căn cứ kế hoạch khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém đã được đề ra sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình, từng cấp ủy, cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân cần nghiêm túc, tự giác thực hiện các biện pháp cụ thể để khắc phục, sửa chữa. Đồng thời, phát huy vai trò của cấp ủy trong kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ này, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.
Gắn việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) với tiếp tục thực hiện Chương trình số 01 của Thành ủy về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chủ đề của năm 2013. Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11 của Thành ủy về tổ chức cưới vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm. Phát huy tinh thần trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện tự phê bình và phê bình thường xuyên, gắn với việc lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định của Trung ương và Thành phố đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trở thành nền nếp hàng năm.
3. Về Kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013
Trong những năm qua, việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, với nhiều cách làm mới, sáng tạo, thu được những kết quả tích cực, được Trung ương ghi nhận, đánh giá cao. Song, trước yêu cầu nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), gắn với thực hiện Chương trình 01 của Thành ủy (khóa XV) và các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố năm 2013, nhất là thực hiện "Năm kỷ cương hành chính", Ban Thường vụ Thành ủy thấy cần thiết ban hành Kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh "về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp" để chỉ đạo triển khai thực hiện trong toàn Đảng bộ.
Việc xây dựng, ban hành Kế hoạch không đơn thuần là việc làm mang tính thủ tục hành chính để triển khai Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị. Ban hành Kế hoạch là để cụ thể hóa những nội dung, yêu cầu trọng tâm, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn trong việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ trong năm 2013 để việc học đi đôi với làm để học và làm đều thực sự mang ý nghĩa thiết thực. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để thúc đẩy việc khắc phục những yếu kém, khuyết điểm của mỗi tập thể, cá nhân đã được chỉ ra trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình vừa qua là thiết thực thực hiện "Năm kỷ cương hành chính" khắc phục tình trạng trì trệ, quan liêu, sách nhiễu đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, "Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh". Chỉ khi làm được những điều này, việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Bác mới thật sự có ý nghĩa và đem lại hiệu quả thiết thực.
4. Về Báo cáo kết quả quy hoạch cán bộ diện Trung ương và Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, nhiệm kỳ 2015 - 2020
Vừa qua, Thành phố đã thực hiện các bước quy hoạch cán bộ diện Trung ương và Ban Thường vụ Thành ủy quản lý nhiệm kỳ 2015 - 2020 với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ, đảm bảo yêu cầu tiến độ và các tiêu chí về tiêu chuẩn, cơ cấu, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ cũng như hệ số quy hoạch cho từng loại chức danh cán bộ,...
Để thực hiện có hiệu quả quy hoạch, Ban Thường vụ Thành ủy cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số công việc quan trọng. Đó là:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng các chức danh cán bộ được quy hoạch, đặc biệt là những đồng chí được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cấp, các đồng chí cán bộ trẻ, để các đồng chí này được bồi dưỡng toàn diện, cả về chính trị và chuyên môn, (ngoại ngữ, tin học...) am hiểu thực tiễn ở cơ sở năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ trong diện quy hoạch. Chú trọng giao việc, theo dõi quá trình rèn luyện, thử thách và kết quả thực hiện nhiệm vụ ở môi trường công tác mới, qua đó có được sự đánh giá đúng đắn, khách quan về trình độ, năng lực cán bộ trong diện quy hoạch.
- Hằng năm, thông qua nhận xét, đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm để rà soát, bổ sung quy hoạch, hoặc đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không đáp ứng tiêu chuẩn.
Thưa các đồng chí!
Nhiệm vụ đặt ra cho Thành phố trong những tháng còn lại của năm 2013 là rất nặng nề. Thành ủy yêu cầu các cấp, các ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, đảng viên, tập trung chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2013, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ Thành phố.
Theo ANTD
Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội bị đánh giá tiêu cực nhất Gần 90% người được hỏi không hài lòng với thái độ giải quyết công việc của Sở Tài nguyên Môi trường một trong 5 sở được Thành ủy Hà Nội khảo sát. Cuối năm 2012, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã điều tra xã hội học về thực hiện cải cách hành chính tại 5 sở Tài nguyên Môi Trường, Xây...