Dừng thí điểm taxi công nghệ: Số phận các doanh nghiệp sẽ ra sao?
Quyết định dừng hoạt động thí điểm xe công nghệ từ 1/4/2020 của Bộ Giao thông Vận tải khiến nhiều người bày tỏ lo lắng cho ’số phận’ của các hãng xe, trong đó không ít hãng mới thành lập.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thông báo quyết định dừng kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (Quyết định 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016) từ ngày 1/4.
Nghị định mới cho phép taxi truyền thống và taxi công nghệ được lựa chọn gắn hộp đèn với chữ TAXI, hoặc dán logo phản quang, thay vì quy định bắt buộc gắn hộp đèn trên nóc xe trước đó.
Tại Nghị định mới, một trong những điểm đáng chú ý là việc cho phép taxi truyền thống và taxi công nghệ được lựa chọn gắn hộp đèn với chữ TAXI, hoặc dán logo phản quang, thay vì quy định bắt buộc gắn hộp đèn trên nóc xe trước đó. Hộp đèn được quy định với kính thước tối thiểu là 12 x 30cm còn logo có cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe, với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE TAXI” là 6 x 20cm. Trường hợp lựa chọn gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI”.
Không chỉ với taxi, Nghị định mới cũng không bắt buộc xe hợp đồng điện tử phải gắn hộp đèn trên nóc xe mà chỉ yêu cầu dán phù hiệu phản quang bên trong xe. Cụ thể, xe hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe.
Như vậy, xe taxi công nghệ có sức chứa dưới 9 chỗ (kể cả lái xe) chỉ cần xin cấp lại phù hiệu và dán cố định trên ô tô. Thủ tục này được hoàn thành trước ngày 1/7/2020 là hoàn toàn đảm bảo các điều kiện để được phép hoạt động.
Theo các chuyên gia vận tải, với quy định mới này, những lo lắng của các hãng taxi công nghệ được xóa bỏ, đồng thời cũng khép lại những tranh cãi kéo dài trong công tác quản lý đối với xe taxi công nghệ và taxi truyền thống.
Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh cho rằng, Nghị định 10/2020 cơ bản đáp ứng yêu cầu về quy định pháp lý trong kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô hiện nay, dù vẫn còn nhiều điểm chưa thật sự hài lòng. Tuy nhiên, việc ban hành nghị định vào lúc này là cần thiết bởi công tác soạn thảo cũng đã kéo dài tới hơn 2 năm nay, trong khi bối cảnh hiện nay rất cần có một nghị định mới thay thế Nghị định 86/2014 không còn phù hợp.
Video đang HOT
Ông Thanh cũng nhấn mạnh, một trong những quy định được chờ đợi nhất trong Nghị định 10 là quy định cho phép taxi truyền thống và taxi công nghệ được lựa chọn gắn hộp đèn với chữ TAXI, hoặc dán logo phản quang, thay vì quy định “cứng nhắc” trước đó là bắt buộc gắn hộp đèn trên nóc xe.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thanh vẫn cho hay đây chỉ là giải pháp “tình thế”. Thực tế, ở các nước trên thế giới, taxi vẫn được quy định phải gắn hộp đèn phía trên với quy định “khi có khách thì tắt đèn, không có khách thì bật đèn”. “Đây được xem là quy định nhận dạng mang tính chất phổ thông và phổ cập trên toàn thế giới đối với xe taxi”, ông Thanh nói.
Thừa nhận thực trạng các cơ quan chức năng Việt Nam vẫn còn thiếu cơ chế để quản lý hiệu quả taxi công nghệ, theo ông Thanh, trong thời gian tới, vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu, cải tiến để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng nhất giữa hai loại hình taxi.
Nói về việc nhiều người lo lắng cho “số phận” của các hãng xe công nghệ như Grab, FastGo… một chuyên gia phân tích, việc dừng thí điểm hoạt động xe taxi công nghệ của Bộ GTVT chỉ nhằm triển khai mới các quy định tại Nghị định 10/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Vì thế, nếu các xe công nghệ hiện nay nếu có đủ các điều kiện kinh doanh như nghị định mới thì vẫn hoạt động bình thường, chỉ phải thực hiện cấp lại phù hiệu xe hợp đồng theo quy định mới, trong khoảng thời gian từ nay đến hết 1/7/2021. Thời gian này cũng được cho là quá đủ để các hãng xe thực hiện.
Được biết, trong các dịch vụ vận chuyển hiện nay của nhiều ứng dụng gọi xe, hiện chỉ có vận chuyển bằng xe ô tô chịu các quy định của Nghị định 10, còn những dịch vụ hiện hoạt động theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử do Bộ Công Thương quản lý, không chịu ảnh hưởng bởi nghị định mới của Bộ GTVT.
Trong khi đó, trả lời báo chí, đại diện Vụ Vận tải, Bộ GTVT – đơn vị tham gia soạn thảo Nghị định số 10 – cho rằng, dù là xe 9 chỗ dạng hợp đồng hay taxi thì số lượng xe cũng không thay đổi. Và Nghị định số 10 nhằm tháo gỡ cho doanh nghiệp khi quyết định dừng thí điểm xe hợp đồng điện tử.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác lại cho rằng, việc chuyển đổi xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ sang loại hình taxi sẽ không dễ dàng, vì bản thân các địa phương thuộc diện thí điểm mô hình “taxi công nghệ” lâu nay đều đang rơi vào tình trạng quá tải số lượng taxi.
Theo vtc
Taxi truyền thống muốn chuyển thành taxi công nghệ: Đường sống hay đường cùng?
Hiệp hội taxi Hà Nội đã có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng đề được giải đáp về việc chuyển đổi mô hình kinh doanh vận chuyển sang taxi công nghệ nhằm để hưởng lợi về thuế và một số điều kiện khác như đối với mô hình kinh doanh dịch vụ taxi công nghệ Grab.
Hưởng lợi ưu đãi rồi sao nữa?...
Có thể là ý định (chứ chưa phải đã quyết định) tìm hiểu vấn đề chuyển đổi sang mô hình taxi công nghệ của Hiệp hội taxi Hà Nội có một mục tiêu rất rõ ràng: Để hưởng các ưu đãi về thuế, các điều kiện kinh doanh được cho là dễ thở hơn so với mô hình taxi truyền thống.
Đơn cử, mức thuế suất giá trị gia tăng hiện áp dụng đối với Grab (trước đây có cả Uber) là 3% doanh thu cùng với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 2% doanh thu. Bên cạnh đó, Grab hay Uber trước đây còn có trách nhiệm thu hộ thuế từ đối tác tài xế giúp cho Nhà nước với mức 3% thuế giá trị gia tăng và 1,5% thuế thu nhập cá nhân. Đây là phương thức thuế khoán và những cty như Grab cho dù kinh doanh lãi hay lỗ cũng phải đóng một khi đã phát sinh doanh thu.
Trong khi đó, doanh nghiệp taxi truyền thống hiện đang phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức 20% trên lợi nhuận và mức thuế giá trị gia tăng là 10% hóa đơn tiền cước của khách hàng.
Hai phương thức thu thuế rất khác nhau vì thế cũng rất khó so sánh bên nào thiệt hơn hay bên nào được ưu đãi nhiều hơn. Có dư luận cho rằng taxi truyền thống đang phải chịu mức thuế suất cao hơn cho nên khoản thuế phải đóng nhiều hơn. Đây là một cách nhìn chưa toàn diện. Bởi nếu so sánh thì cũng chỉ có thể nhận định được trên cùng một phương thức thu, cụ thể là Grab cũng phải đóng thuế theo phương thức giống như các hãng taxi truyền thống hoặc ngược lại.
Chuyển đổi rồi có cạnh tranh nổi với Grab?
Sau khi có thông tin Hiệp hội Taxi Hà Nội muốn chuyển đổi sang mô hình hoạt động taxi công nghệ thì trong một động thái rất "cao thượng" Grab đã có những phát ngôn "hoan nghênh" đồng thời còn đề cập rằng "Luật Doanh nghiệp và các qui định hiện hành đảm bảo quyền cơ bản của tất cả các doanh nghiệp là được phép lựa chọn bất kỳ mô hình kinh doanh nào phù hợp nhất và tạo ra nhiều lợi ích nhất cho thị trường, xã hội".
Cứ cho là các hãng taxi thành viên của Hiệp hội Taxi Hà Nội chuyển đổi sang mô hình taxi công nghệ được hưởng lợi về thuế so với hiện nay đi nữa, song việc này liệu có giải quyết được tận gốc vấn đề cạnh tranh và tồn tại?
Việc taxi truyền thống chuyển đổi mô hình để được hưởng lợi về thuế không có nghĩa sẽ biến họ từ lỗ thành lãi ngay hay từ lãi ít trở thành lãi nhiều, từ yếu thế chuyển thành mạnh hơn đối thủ... Điều quan trọng nhất vẫn là khả năng cạnh tranh, việc cung cấp dịch vụ chất lượng, thái độ phục vụ tốt và có lợi thế về giá để thu hút người tiêu dùng.
Taxi truyền thống sẽ phải chuyển đổi mô hình một cách hoàn toàn để được tính thuế theo phương thức giống như của Grab. Tuy nhiên khi đó, vô hình chung họ bỏ trống "trận địa" là thị trường chính yếu của mình, và những khách hàng ở phân khúc này có thể chạy sang Grab và các ứng dụng đặt xe khác. Đó là thế mạnh, là sở trường giúp mang lại nguồn thu lớn nhất nhưng họ lại từ bỏ để chuyển sang sở đoản là mô hình hoạt động taxi công nghệ kém hơn từ nền tảng công nghệ ứng dụng, tư duy điều hành kinh doanh, vốn liếng, cách mở rộng dịch vụ và thị trường.v.v...
Điều đã quá rõ ràng trong kinh doanh là nếu từ bỏ sở trường để dùng sở đoản đấu với sở trường của đối thủ - nghĩa là thế yếu của mình là thế mạnh của người ta - thì khả năng thất bại là rất cao.
Có thể nói, cuộc đua trên thị trường ứng dụng đặt xe và về sau mở rộng sang tính năng ứng dụng đặt đồ ăn, giao hàng.v.v... đang cạnh tranh khốc liệt mang tính kim tiền. Nói cách khác, cuộc đấu này sự thắng thua đang phụ thuộc khá nhiều vào việc "đốt tiền" như thế nào. Những năm qua, Grab và Uber đã "lỗ trong kế hoạch đầu tư" từ hàng trăm đến hàng ngàn tỉ đồng chỉ cốt để thu hút người dùng. Các hãng taxi truyền thống vừa và nhỏ chuyển sang mô hình công nghệ chắc chắn không thể chịu nhiệt được cuộc đấu kim tiền như vậy, hay nói thẳng là không có nhiều tiền như thế để "đốt" và đấu.
Mà đâu chỉ có Grab, còn đó cả Go-Viet với Go-Jek hậu thuẫn chính là hai start-up "siêu kì lân" tại khu vực Đông Nam Á hiện nay.
VATO là một điển hình sau hai lần "thay tên đổi họ" từ FaceCar thành VIVU và từ VIVU thành VATO đến giờ đã gần như mất tăm vì cũng không thể đấu nổi với Grab, Go-Viet hay cả Be.
Như vậy mới hiểu vì sao Grab vui vẻ "hoan nghênh" các hãng taxi truyền thống chuyển đổi sang mô hình taxi công nghệ. Bởi ở đó, Grab đang mạnh nhất và sẵn sàng dùng các ưu thế (mà quan trọng nhất là tiền) để "nghiền nát" những "lính mới tò te" nhập cuộc vốn dĩ xa lạ với các nền tảng công nghệ ứng dụng gọi xe. Vậy thì chuyển đổi mô hình để được hưởng lợi về thuế và một số điều kiện nhưng quan trọng là con đường phát triển lại mờ mịt nếu không muốn nói là đi vào con đường chết.
Theo VN Review
Tài xế taxi công nghệ phân biệt đối xử hành khách châu Á vì dịch viêm phổi Corona Nhiều người châu Á phản ánh họ bị tài xế Uber, Lyft phân biệt đối xử vì dịch viêm phổi do chủng mới của virus Corona gây ra. Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt tài xế trên đường cao tốc ở ngoại ô Thượng Hải, Trung Quốc ngày 28/1 Eric Han, làm việc tại cửa hàng bán lẻ Microsoft tại Seattle...