Dùng thẻ tín dụng: Cẩn thận ‘nợ chồng nợ chất’
Tiêu tiền trước trả tiền sau, thậm chí rút tiền sử dụng cho việc khác, sau thời gian từ 1 tháng hoặc hơn (tùy từng ngân hàng) nếu người dùng chưa thanh toán sẽ phải tính lãi,… đó là những tiện ích mà thẻ tín dụng mang lại.
Cũng chính vì những tiện ích này mà nhiều người làm luôn vài thẻ tín dụng từ các ngân hàng khác nhau và coi như vật bất ly thân, song cũng có không ít phiền muộn từ thẻ tín dụng đem lại.
Tiện ích không thể phủ nhận
Với sự phát triển của thương mại điện thử và thanh toán online như ngày nay, cái lợi dễ thấy nhất của thẻ tín dụng là mọi người có thể dùng để mua hàng trực tuyến và quẹt thẻ thanh toán khi không muốn mang theo tiền mặt hoặc hết tiền mặt.
Chị Đặng Thu Hà – một nhân viên của công ty du lịch (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, do công việc thường xuyên phải di chuyển nên việc dùng thẻ tín dụng để thanh toán đã trở thành thói quen từ lâu của chị.
“ Mua sắm hoặc chi tiêu hàng ngày như đi siêu thị, cà phê, nhà hàng,… tôi đều dùng thẻ quẹt. Mùng 5 hàng tháng là ngày nhận lương, việc đầu tiên tôi dành để thanh toán thẻ tín dụng. Sử dụng thẻ trong tầm kiểm soát, nên tôi thấy rất hài lòng” – chị Hà nói.
Thẻ tín dụng rất tiện ích nhưng cũng có thể biến bạn thành “con nợ”
Khác với chị Hà, anh Hoàng Đức Sơn (Mỹ Đình, Hà Nội) là người chuyên kinh doanh ô tô đã qua sử dụng, nên có nhiều lúc tiền mặt đối với anh trở nên rất cần thiết.
Anh Sơn cho biết, anh luôn để một khoản tiền mặt nhất định phòng khi gặp khách bán xe có thể dùng luôn. Tuy nhiên, có những lúc cần tiền gấp anh Sơn đã sử dụng giải pháp rút tiền từ thẻ tín dụng.
Video đang HOT
“Tôi sử dụng 3 thẻ tín dụng. Vì thường xuyên giao dịch, gửi ngân hàng cũng như chứng minh thu nhập tốt nên mức tiền trong thẻ tín dụng của tôi ở ngưỡng 50 triệu đồng, 100 triệu đồng, và nhiều nhất là một ngân hàng nước ngoài, với mức 130 triệu đồng. Trong một số tình huống, thẻ tín dụng đã giúp ích cho tôi rất nhiều” – anh Sơn cho biết.
Theo chia sẻ của anh Sơn, gần đây nhất (hôm đó là ngày chủ nhật), gặp một xe hợp lý cần “ôm hàng” trong khi tiền mặt không kịp huy động, nên anh buộc phải nhờ dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng.
“Hôm đó mình rút 20 triệu đồng để kịp thời đặt cọc cho khách, nhưng có nhiều hôm “nhỡ”, cần tiền thực sự mình đã rút qua dịch vụ tới cả trăm triệu” – anh Sơn nói thêm.
Được biết, do lãi suất rút tiền mặt trên thẻ tín dụng thấp hơn vay ngân hàng, lại nhanh và tiện dụng nên ngoài việc dùng mua sắm, nhiều người đã rút tiền mặt để chi tiêu.
Cạm bẫy “nợ nần chồng chất”
Tuy nhiên, việc tiêu tiền trong thẻ tín dụng nếu không kiểm soát tốt sẽ để lại khá nhiều rắc rối bởi khi sử dụng thẻ bất cứ lúc nào khách hàng không để ý là biến thành con nợ với lãi suất phạt vừa cao vừa vô lý.
“Vì lương thấp nên nhiều lúc tiêu quá đà tôi phải xoay như chong chóng để đi trả nợ, nếu không muốn thành nợ quá hạn và bị đánh lãi suất cao ngất ngưởng” – chị Hà cho biết.
Bên cạnh đó, theo chị Hà những khoản phí lặt vặt cộng lại cũng thành một số tiền lớn đối với một người có thu nhập trung bình. Phí duy trì thẻ hàng năm 300.000 đồng; phí chậm nộp 4% mỗi lần chậm nộp tiền tại ngân hàng; phí cấp lại thẻ, phí cấp bản sao kê 100.000 đến 200.000 đồng. Nhiều khi thiếu tiền mặt, chị Hà phải chạy ra ATM để rút và bị đánh phí 4% trên số tiền rút ra. Còn nếu chậm nộp tiền hoặc vượt hạn mức, chị sẽ bị đánh lãi suất cao hơn 30% một năm.
Tương tự, chị Phạm Lan (Thanh Xuân) phàn nàn, ngân hàng cấp hạn mức thẻ tín dụng cho chị 60 triệu đồng, nhưng khi thanh toán thì hệ thống vẫn chấp nhận thanh toán vượt hạn mức. Đến tháng chị thanh toán hóa đơn lại thấy phát sinh thêm phí vượt hạn mức. “Như vậy thì khác gì ngân hàng lừa khách hàng”, chị Lan nói.
Cũng chiêu trò này, theo chị Lan có tháng tiêu xài vừa đúng hạn mức được cấp, tuy nhiên, tháng đó ngân hàng cộng phí thường niên lên thành ra cả số tiền lại bị vượt hạn mức rồi bị tính lãi suất phạt, lãi suất vay tổng cộng lên tới 30 – 40%/năm. “Thẻ tín dụng là con heo vàng của ngân hàng nhưng là một con dao hai lưỡi đối với khách hàng”, chị Lan cảnh báo.
Trước thực trạng trên, chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu khuyên khi người tiêu dùng sử dụng thẻ tín dụng, họ phải cân nhắc để số nợ thẻ không vượt quá 50% thu nhập hàng tháng, nếu không dễ dẫn đến tình trạng phá sản, nợ xấu.
(Theo Dân Việt)
BacABank báo lợi nhuận 646 tỷ đồng sau 9 tháng, tăng 10,8% so với cùng kỳ
Với kết quả này, BacABank đã hoàn thành 70,2% kế hoạch lợi nhuận của cả năm 2019 (920 tỷ đồng).
Ảnh minh họa.
Ngân hàng TMCP Bắc Á - BacABank (mã BAB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019.
Theo đó, tại thời điểm cuối tháng 9/2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt mức gần 100,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,25% so với thời điểm đầu năm.
Cho vay khách hàng đạt mức 69,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,2% so với đầu năm, trong khi đó, huy động tiền gửi của khách hàng chỉ tăng 4,3%, đạt 75,67 nghìn tỷ đồng.
Về hoạt động kinh doanh, kết thúc quý III, hoạt động tín dụng vẫn đóng vai trò chủ đạo mang về cho ngân hàng khoản lãi 487 tỷ đồng, tăng 48,9 % so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, thu nhập lãi thuần đạt 1.430 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ.
Lãi từ hoạt động dịch vụ trong quý III cũng tăng mạnh 57,1%, lên hơn 11 tỷ đồng, nâng lũy kế lợi nhuận 9 tháng của mảng này lên gần hơn 65 tỷ đồng, tăng 75,7%.
Lãi từ hoạt động khác tăng vọt lên gần 40 tỷ đồng, so với mức chỉ 3 tỷ đồng cùng kỳ. Dù vậy, lợi nhuận 9 tháng mảng này vẫn giảm 26,9%, đạt 57 tỷ đồng.
Trong khi đó, một số mảng như kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán đầu tư kỳ này đều có dấu hiệu đi xuống.
Cụ thể, kinh doanh ngoại hối ghi nhận lỗ hơn 4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ vẫn lãi hơn 500 triệu đồng. Mảng mua bán chứng khoán đầu tư cũng chỉ lãi hơn 4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước đạt hơn 16 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận mảng này đạt 4 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức gần 79 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Chi phí hoạt động trong quý III/2019 của BacABank ở mức 301 tỷ đồng, tăng tới 49,8% so với cùng kỳ trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng 12%, lên mức hơn 28 tỷ đồng.
Dù vậy, nhờ tổng thu nhập hoạt động tăng mạnh 44,3% (đạt 541 tỷ đồng), nên kết thúc quý III/2019, BacABank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 210 tỷ đồng, tăng 40,9% so với con số đạt được cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 646 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ.
Với kết quả này, BacABank đã hoàn thành 70,2% kế hoạch lợi nhuận của cả năm 2019 (920 tỷ đồng).
Về chất lượng tín dụng, tại ngày 30/9/2019, ngân hàng đang có 503 tỷ đồng nợ xấu, trong đó, nợ có khả năng mất vốn ở mức 224 tỷ đồng, chiếm 44,5% tổng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện ở mức khá thấp, 0,72%/tổng dư nợ, so với mức 0,79% hồi đầu năm.
TRẦN THÚY
Theo Bizlive.vn
9 tháng, NCB báo lợi nhuận trước thuế 24 tỷ đồng Luỹ kế 9 tháng đầu năm, NCB đạt lợi nhuận trước thuế gần 24 tỷ đồng, tăng 41,2% so với con số 17 tỷ đồng đạt được cùng kỳ. Ảnh minh họa. Ngân hàng TMCP Quốc Dân - NCB (mã NVB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý III/2019. Theo đó, tính đến ngày 30/9/2019, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần...