Dùng tay người làm mồi, bắt được cá trê khổng lồ nhất Mỹ
Hai người đàn ông dày dạn kinh nghiệm mới đây đã dùng tay không bắt được con cá trê khổng lồ, nặng tới 39kg và lập kỷ lục mới ở Mỹ.
Nathan Williams cấm trên tay con cá trê “khủng” nhất mà mình bắt được.
Theo trang mạng mySA.com (Mỹ), bắt cá bằng tay không (noodling) là một hình thức bắt cá da trơn phổ biến ở miền nam nước Mỹ. Người tham gia cuộc thi dùng tay trần làm mồi nhử để bắt những con cá khổng lồ.
Trong cuộc thi năm nay ở Texas, Nate Williams và Kelly Millsap đã phá kỷ lục bắt cá trê khổng lồ nặng 36kg tại bang Oklahoma năm 2013.
Con cá trê được xác định nặng 39kg, lập kỷ lục lớn nhất thế giới.
Trả lời phỏng vấn truyền thông địa phương, hai người đàn ông nói đã bắt được con cá trê nặng tới 39kg tại hồ Tawakoni. Cả hai hiện đang chờ cơ quan quản lý công viên và động vật hoang dã Texas xác nhận kỷ lục này.
Người tham gia cuộc thi được tùy ý quyết định sẽ làm gì với chiến lợi phẩm bắt được, sau khi đã đem đi cân đo và được ban tổ chức công nhận. Tuy vậy, Williams nói những con cá khổng lồ như trên nên được thả về tự nhiên.
Để bắt cá trê bằng tay không, Wiliams sẽ phải thò tay vào mồm con vật.
Video đang HOT
“Chúng tôi đi săn cá chỉ vì niềm vui. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng mình sẽ không làm ảnh hưởng đến quần thể sinh vật sống ở sông, hồ”, Williams nói trên trang mạng mySA.com
Williams đã có 17 năm tham gia vào hoạt động bắt cá da trơn bằng tay không. Ngày nay, để đảm bảo an toàn, nhiều người tham gia dùng đến những loại găng tay chuyên dụng.
Hai người đàn ông đang chờ đợi chính quyền Texas xác nhận kỷ lục mới này.
Nhưng Williams nói anh và người bạn đồng hành vẫn dùng tay trần, dù điều này có thể khiến người đi săn bị đứt tay hoặc nhẹ hơn thì bị cắn toạc da.
Theo ghi nhận, nhiều thợ săn cá da trơn ở Mỹ đã tử nạn do bị những con cá khổng lồ kéo tuột xuống hồ nước sâu.
Theo Danviet
Dỡ chuôm bắt cá bán tiền triệu
Người dân Quảng Nam cắm cọc dày đặc làm chuôm trên sông dụ cá đến ở, sau đó vây lưới đánh bắt khoảng 1,5 tạ cá thu về hơn 4 triệu đồng.
Quảng Nam có hệ thống sông ngòi khá nhiều, từ bao đời này người dân tìm những nơi có độ sâu hơn 1,5 mét cây cắm dày đặc làm chuôm. Vạt chuôm rộng khoảng 20 mét vuông thu hút nhiều loại cá, tôm trú ẩn.
Anh Lê Đình Anh, xã Tam Thăng (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) cho biết, khi con nước xuống cạn, anh cùng đồng nghiệp dỡ chuôm cắm trên sông Đầm bắt cá. "Chuôm được cắm hàng trăm cọc tre, thân, cành cây gỗ để cá, tôm vào ở. Khoảng 3 tháng một lần thì tiến hành thu hoạch", anh Anh nói.
Theo anh Anh, lưới được vây quanh chuôm, sau đó nhổ cọc rồi gom lưới dồn cá vào. "Lưới phải được cắm chặt dưới đáy sông tránh cá chui ra ngoài", anh Anh nói.
Khi lưới gom xong, có 3 người lặn xuống bắt cá và cho lên ghe. Lúc này, một người ngồi phía trên có nhiệm vụ phân các loại cá.
Theo ông Nguyễn Đạo, cá bắt được chủ yếu cá gáy, rô phi, cá lát, cá lóc, cá sẹc, cá hồng.
Ông Đạo cho biết, mỗi lần dỡ chuôm bắt được khoảng 1,5 tạ cá.
"Ở đây mỗi người làm từ 2 đến 3 cái chuôm, mỗi lần thu hoạch đem lại nguồn thu nhập đáng kể", ông nói và cho hay một cái chuôm mất 10 ngày công mới hoàn thành.
"Mặc dù cá gom vào lưới nhưng dưới nước rất khó bắt, do đó phải dùng đến vợt xúc. Tuy nhiên chỉ có cá nhỏ lọt vào, cá to chạy thoát rất nhanh. Để bắt cá to, không còn cách nào khác là phải lặn xuống và lựa thì mới bắt được chúng", ông Đạo nói.
Cá bắt được đưa lên ghe và phân loại cho vào bao lưới thả xuống nước để giữ cá sống.
Khi gom lưới xong, cá được đưa lên bờ.
Sau khoảng 4 giờ ngụp lặn, thợ bắt cá xong công việc, họ đưa cá về.
"Số cá này thương lái thu mua hơn 4 triệu đồng, tiền được chia ra, mỗi người hơn một triệu đồng", ông Đạo nói và thông tin, nghề dỡ chuôm phải ngâm mình trong nước rất vất vả, xong việc thì cắm cọc lại như cũ để tiếp tục bắt cá đợt sau.
Đắc Thành
Theo VNE
Lạ lùng cá trê hồng phấn ở Cần Thơ Một số chuyên gia cho rằng có khả năng những con cá trê này bị đột biến trong quá trình sinh trưởng. Anh Lê Trung Tín - Chi hội trưởng Hội Nông dân khu vực 1 (khu vực cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ) đang nuôi 20 con cá trê có màu rất "lạ". Theo anh Tín, nhiều...