Dùng rau cải chữa nhiều bệnh thường gặp
Cải canh và cải thìa là những vị thuốc cay, ấm, thường dùng để chữa các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau…
Theo Đông y: cải canh và cải thìa là những vị thuốc cay, ấm; có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa; thường dùng để chữa các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau, nôn mửa do lạnh.
Hạt cải canh và cải thìa cũng là những vị thuốc cay, ấm; thường dùng chữa ho, đờm nghẽn tắc ở cổ họng, suyễn thở, ngực sườn đầy tức đau, ăn vào nôn ngược trở lại (phản vị ẩu thổ), trúng phong không nói được, chân tay đau nhức tê dại, cước khí, ung nhọt, thũng độc, chấn thương sưng đau…
Còn cải bẹ cũng có vị cay, nhưng tính mát; có tác dụng tán huyết, tiêu thũng; dùng chữa thổ huyết do lao thương, đại tiện xuất huyết do lị, các chứng ung nhọt do nhiệt độc. Hạt cải bẹ trong Đông y gọi là vân đài tử; có tác dụng hành huyết, phá khí, tiêu thũng, tán kết. Dùng chữa các bệnh ở ngực bụng sau khi sinh, thũng độc, trĩ lậu…
Một số bài thuốc dùng rau cải
Chữa cảm mạo: dùng rễ cải thìa 50g – rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, thái lát, đường đỏ 30g, sắc nước uống trong ngày (Theo Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).
Chữa ho gà: dùng rễ cải thìa 2 cái, đường phèn 30g, sắc nước uống trong ngày (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).
Video đang HOT
Viêm phế quản, suyễn thở: dùng hạt cải canh ( sao) 3 – 6g, hạt củ cải (sao) 6 -9g, vỏ quít 6g, cam thảo 6g, sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).
Chữa viêm loét chân răng: dùng rau cải canh thiêu tồn tính, nghiền thành bột mịn, ngày bôi vào chân răng 3 – 4 lần (Thực vật dược dụng chỉ nam).
Xuất huyết do viêm loét đường tiêu hóa: dùng cả cây cải thìa giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén (khoảng 30ml) (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).
Chữa viêm loét khoang miệng, viêm lưỡi: dùng rễ cải thìa gọt bỏ vỏ già ở ngoài, thái lát, sao nhỏ lửa cho vàng thẫm, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày lấy bột thuốc bôi vào chỗ bị bệnh 2 – 3 lần. Đã thử nghiệm điều trị 100 ca, kết quả rất tốt: thông thường sau 3 – 4 ngày là khỏi bệnh. Đối với trường hợp vết loét trong khoang miệng đã ăn sâu cần bôi thuốc nhiều ngày hơn (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).
Kiết lị ra máu, bụng đau, bồn chồn: dùng cải bẹ cả cây, rửa sạch, giã vắt lấy 2 chén nước, hòa thêm 1 chén mật ong vào, hâm nóng uống (Phổ tế phương).
Chữa viêm thận: dùng rau cải canh tươi 150g (khô 50g), đổ ngập nước, đun sôi, giữ nhỏ lửa 25 phút, sau đó đập 1 quả trứng gà vào, trộn đều, sau khi canh chín thêm chút muối; Mỗi ngày ăn một lần sau bữa cơm trưa, liên tục trong nhiều ngày, hoặc có thể dùng cải canh khô sắc nước uống thay trà (Thực vật dược dụng chỉ nam).
Hành kinh đau bụng do huyết ứ: dùng hạt cải bẹ 9g, hồng hoa 9g, diên hồ sách 9g, đan sâm 15g, xích thược 12g, hương phụ 12g sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).
Sản hậu đau bụng do huyết ứ: dùng hạt cải bẹ (sao) 6g, đương quy 9g, quế 4,5g; sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).
Chữa sản máu hôi ra không ngừng, bụng ngực đau nhói: dùng hạt cải bẹ (sao), quế – hai vị liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, dùng giấm nấu với bột mì thành hồ, trộn với bột thuốc làm thành viên to bằng hạt nhãn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống 1 – 2 viên, chiêu thuốc bằng rượu ấm (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương).
Chữa sản hậu chóng mặt: dùng hạt cải bẹ, sinh địa (khô) – hai thứ liều lượng bằng nhau; tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 6g bột thuốc, gừng tươi 7 lát, rượu, đồng tiện và nước – mỗi thứ nửa chén, sắc cạn còn 7 phần uống (Ôn thị hải thượng tiên phương).
Phụ nữ sau khi sinh ít sữa: dùng cải bẹ cả cây, giã đắp lên vú (Nhật dụng bản thảo).
Chữa ung thũng, hậu bối, nhọt mọc ở cổ: dùng lá cải bẹ sắc nước uống hoặc nấu thành các món ăn. Cũng có thể dùng giấy ẩm bọc cải bẹ, hơ nóng, chườm lên chỗ bị nhọt (Thiên kim phương).
Theo Datviet
Hen suyễn vào mùa khởi phát
Hen suyễn là bệnh thường gặp và có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh, nhất là trẻ em.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỉ lệ trẻ em mắc bệnh hen suyễn ngày càng gia tăng, hiện có khoảng 300 triệu bệnh nhân bị hen suyễntrên toàn cầu. Riêng ở trẻ em, tỉ lệ tăng gấp đôi người lớn, trẻ dưới 15 tuổi là 10%, trẻ dưới 2 tuổi là 20%. Tại TP HCM, năm 2003 có 21,9% số trẻ bị hen suyễn và liên tục tăng những năm gần đây.
Dấu hiệu nhận biết
Theo BS Huỳnh Minh Thẩm, Khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM), hen suyễn là bệnh mạn tính của đường dẫn khí (hay còn gọi là phế quản). Viêm mạn tính đi kèm với tình trạng hẹp và quá nhạy cảm của phế quản dẫn đến các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt thường xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Bệnh suyễn ở trẻ em hình thành do yếu tố di truyền và những tác nhân bất lợi từ môi trường. Không như nhiều người nghĩ, bệnh hen suyễn hoàn toàn không lây. Tuy nhiên, bệnh thường dễ khởi phát và gia tăng vào mùa lạnh nên cha mẹ cần lưu ý điều này để có biện pháp chăm sóc tốt.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi thuốc cắt cơn không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng ngắn và trẻ vẫn còn khó thở. Trong ảnh: Bệnh nhi được khám tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM
Theo BS Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), cần nghĩ đến khả năng trẻ mắc bệnh hen suyễn khi thấy trẻ ho nhiều lần (đặc biệt về đêm), khò khè, khó thở xuất hiện nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát như thay đổi thời tiết, khi trẻ gắng sức... Có khi trẻ bệnh chỉ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm, nhiều đến mức làm trẻ không ngủ được mà không hề có triệu chứng nào khác trong khi ban ngày lại hoàn toàn bình thường.
Đây là thể khác biệt của bệnh và thường bị bỏ sót, một số nhà chuyên môn thường gọi đây là hen dạng ho. Cần chú ý triệu chứng khò khè trong hen suyễn vì đây là triệu chứng được quan tâm nhiều nhưng lại rất dễ nhầm với các triệu chứng của tình trạng ngạt mũi. Trường hợp trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có triệu chứng ho, khò khè, khó thở ít nhất 3 lần/ngày cũng cần nghĩ ngay đến suyễn kể cả khi gia đình không có tiền sử bệnh suyễn, dị ứng.
Tránh yếu tố nguy cơ
Theo BS Tuấn, cho tới nay, trên thế giới, cả đông và tây y, chưa có một liệu pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu có biện pháp phòng ngừa, tránh các yếu tố nguy cơ làm khởi phát cơn suyễn như: không hút thuốc lá trong nhà và nơi gần trẻ; không để những chất nặng mùi trong nhà; tránh dùng các loại thuốc xịt (nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi...); tránh lông chó mèo, côn trùng, khói nhang, khói bếp, bụi bặm...; không cho trẻ vận động liên tục trong một khoảng thời gian dài.
Khoảng 5%-10% bệnh nhân bị suyễn là do thức ăn vì thế cần chú trọng đến cách ăn uống ở trẻ. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Cần cho trẻ ăn dặm đúng cách, không nên cho ăn nhiều loại thức ăn cùng lúc. Cẩn trọng với những loại thức ăn dễ dị ứng, đặc biệt là các loại hải sản có vỏ cứng như tôm, cua, ghẹ, ốc, sò... vì những thức ăn này thường gây dị ứng chéo, nghĩa là nếu ăn cua bị dị ứng thì ăn tôm cũng sẽ dị ứng. Nơi ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Không nên để trẻ chơi thú nhồi bông cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ.
"Với hen suyễn ở trẻ em thì vai trò của cha mẹ là rất quan trọng. Cha mẹ phải như bác sĩ trong nhà, luôn quan tâm chăm sóc cho con, hỗ trợ về mặt tâm lý và thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh của con" (BS Trần Anh Tuấn).
Theo VNE
Bệnh thường gặp liên quan đến kinh nguyệt Các trạng thái bệnh lý liên quan đến kinh nguyệt như: nhức nửa đầu, rối loạn tiêu hóa, tổn thương khớp gối, tiểu đường... là các biểu hiện thường gặp. Sự kiện bệnh thường gặp trên chuyên mục Sức khỏe củaEva sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin về các căn bệnh phổ biến trong cuộc sống như bệnh tiểu đường, bệnh...