Dùng Quỹ Vaccine mua gần 20 triệu liều vaccine Pfizer
Chính phủ sử dụng 2.652 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Vaccine Covid-19 để mua bổ sung gần 20 triệu liều vaccine Pfizer và chi cho công tác tiêm chủng.
Theo quyết định ngày 17/9, Thủ tướng giao Bộ Tài chính xuất Quỹ Vaccine; Bộ Y tế, Tài chính chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu báo cáo. Thủ tướng yêu cầu việc quản lý, thanh quyết toán số kinh phí nêu trên đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.
Giữa tháng 8, Chính phủ ban hành Nghị quyết mua bổ sung gần 20 triệu liều vaccine Pfizer, theo hình thức chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt tại Luật Đấu thầu. Như vậy, Việt Nam đã đặt mua 51 triệu liều vaccine Pfizer, trong đó 31 triệu liều đặt trước đó.
Quỹ Vaccine Covid-19 được Chính phủ thành lập cuối tháng 5/2020, để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vaccine trong và ngoài nước. Quỹ cũng tiếp nhận các nguồn vốn hợp pháp khác để mua, nhập khẩu cũng như nghiên cứu, sản xuất và sử dụng vaccine Covid-19. Đến nay, Quỹ đã nhận được tổng cộng 8.665 tỷ đồng.
Video đang HOT
Hiện, Việt Nam đã tiêm được tổng số 33 triệu liều vaccine; trong đó 26,8 triệu người tiêm mũi một; 6,2 triệu người tiêm đủ liều.
Vì sao tình trạng tiêm vaccine COVID-19 sai đối tượng vẫn liên tiếp tái diễn?
Thời gian qua đã liên tiếp phát hiện các trường hợp tiêm vaccine COVID-19 sai đối tượng, mặc dù đã có nhiều vụ việc bị xử lý, tuy nhiên vì sao hành vi này vẫn liên tục tái diễn?
Sau khi xảy ra vụ việc một bé gái tên P.K.T. (13 tuổi, ở phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) đã được tiêm 2 mũi vaccine Pfizer vào các ngày 11/8 và 4/9, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra sự việc.
Sau đó, Thường trực UBND quận Thốt Nốt họp và thống nhất đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Nguyễn Kim Hải - Giám đốc Trung tâm Y tế quận Thốt Nốt vì tự ý tiêm vaccine cho người dưới 18 tuổi khi chưa xin ý kiến của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19.
Hình ảnh phiếu tiêm vaccine của bé gái 13 tuổi ở Cần Thơ.
Trong thời gian này, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra mức độ vi phạm để có hình thức xử lý phù hợp. Ngoài ông Nguyễn Kim Hải, bà D.K.Q (nhân viên y tế phường Tân Lộc) - dì ruột của bé gái 13 tuổi cũng đã bị bị đình chỉ công tác do nhờ giúp để cháu bé được tiêm vaccine.
Trước đó, cũng tại TP Cần Thơ, một cô gái ở quận Ninh Kiều đã lên mạng xã hội khoe được tiêm 2 mũi vaccine Pfizer "nhờ xin ông anh". Ông anh này được xác định là một Phó Chủ tịch phường An Phú nhưng không phải người thân cô gái. Sau khi xác minh, cán bộ phường cũng thừa nhận đã đưa người ngoài, không thuộc diện là người trong gia đình được ưu tiên vào danh sách tiêm vaccine COVID-19.
Theo Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ thì nhu cầu tiêm vaccine là cấp thiết với nhiều người dân. Tuy nhiên, với nguồn vaccine còn hạn chế nên chỉ ưu tiên tiêm cho các đối tượng theo quy định.
Đã có những trường hợp đối tượng ngoài danh sách ưu tiên được tiêm. Có thể quen biết, người thân gia đình cán bộ công chức tranh thủ, nhờ vả được tiêm. Thực tế này đặt ra câu hỏi tại sao không có trong danh sách vẫn được tiêm? Do đó, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng cần phải kiểm tra, làm rõ thông tin, tại sao có sự lọt lưới, để chấn chỉnh, làm rõ trách nhiệm và ngăn ngừa kịp thời tình trạng xin cho.
Để ngăn chặn tình trạng này, ông cho rằng cần nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức tự giác của người có thẩm quyền, cơ quan có trách nhiệm, gắn với cơ chế kiểm tra, thanh tra rõ ràng, cụ thể, công khai minh bạch để ngăn chặn tình trạng tiêm sai đối tượng.
Theo luật sư Nguyễn Tiến Thủy - Văn phòng luật sư Việt Lý (Đoàn luật sư Hà Nội) thời gian qua, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 sai đối tượng đã diễn ra tại nhiều địa phương. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến chính sách tiêm chủng, tác động đến dư luận xã hội, khiến nhiều người dân bức xúc mà còn có thể gây hại cho sức khỏe của người được tiêm vaccine nếu ở trong độ tuổi chưa được phép tiêm.
Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Về xử lý hành chính, người vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và các văn bản pháp luật liên quan.
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm, người thực hiện hành vi có thể bị xử lý hình sự về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điều 356 - Bộ luật Hình sự năm 2015
Cụ thể, người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10 đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm.
Phạm tội có tổ chức; 2 lần trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng thì bị phạt tù từ 5 - 10 năm.
Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 - 15 năm. Ngoài ra, theo luật sư Nguyễn Tiến Thủy, cán bộ công chức vi phạm còn bị xử lý kỷ luật theo Luật Cán bộ công chức và viên chức sửa đổi, với một trong các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, cho thôi việc.
Chính phủ sẽ mua thêm gần 20 triệu liều vaccine Pfizer Gần 20 triệu liều vaccine Pfizer phòng Covid-19 sẽ được mua theo hình thức chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt tại Luật Đấu thầu. Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 90 về mua bổ sung vaccine phòng Covid-19 BNT162 của Pfizer. Theo đó, Thủ tướng đồng ý cho phép áp dụng hình thức chọn nhà thầu trong trường hợp...