Đừng quan tâm chuyện eSports có phải là thể thao hay không
Việc công chúng nhận định eSports như thế nào, điều đó hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới game thủ chúng ta cả.
Cách đây vài hôm, Chủ tịch ESPN John Skipper đã tạo nên một làn sóng phẩn đối dữ dội của cộng đồng eSports thế giới khi phát biểu rằng: “Nó không phải là thể thao, nó chỉ đơn thuần là sự cạnh tranh. Cờ vua cũng vậy. Checkers cũng chỉ là sự cạnh tranh. Tôi chỉ quan tâm chủ yếu đến các bộ môn thể thao thực sự mà thôi”.
Phát biểu trên đã làm dấy lên những cuộc thảo luận và được đưa tin trên toàn thế giới. Như tại Trung Quốc, thông tin trên đã xuất hiện trên khắp các trang báo mạng tại Trung Quốc (như Sina Games và Netease Games) ngày hôm qua. Cuộc thảo luận này đã mang đến không ít những lời chỉ trích, chê bai vị chủ tịch của ESPN từ phía cộng đồng hâm mộ. Vậy, eSports có phải là một môn thể thao không? Liệu nó có nên được coi là như vậy không?
Tất nhiên, eSports được coi là một bộ môn thể thao hợp pháp của nhiều quốc gia trên thế giới, và game thủ eSports cũng được coi là những vận động viên chuyên nghiệp tại các cuộc thi đấu có quy mô lớn. Nhưng dù eSports có được coi là một môn thể thao đúng nghĩa hay không, việc đó hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm đánh giá của bạn về “thể thao” là như thế nào.
Do đó, các cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề nóng sốt này chủ yếu là về việc định nghĩa của từ “thể thao”, và so sánh eSports với những thứ được gọi là thể thao chính thống.
Song, ai quan tâm chứ? Game thủ eSports đã được coi như là các vận động viên đích thực, và việc “thể thao điện tử” có được coi là thể thao chính thống hay không cũng không quan trọng.
Video đang HOT
Ví dụ, liệu DotA 2 có được coi là một môn thể thao hay không nếu nó không mang đến các trận đấu đỉnh cao và không thỏa mãn được nhu cầu thưởng thức của cộng đồng? Nó hoàn toàn có thể, thậm chí còn làm tốt hơn thế. Bạn vẫn có thể vô tư theo dõi The International 2015 ngay cả khi chủ tịch ESPN cho rằng eSports không phải là một môn thể thao.
Và bạn vẫn có thể chơi Liên Minh Huyền Thoại một cách bình thường kể cả nếu như người quen của bạn cho rằng nó không phải là một môn thể thao. Việc công chúng nhận định eSports như thế nào, điều đó hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới game thủ chúng ta cả.
Bạn có thể coi eSports là bất cứ thứ gì. Nhưng thay về tranh cãi xoay quanh định nghĩa “thể thao” như thế nào, chúng ta nên tập trung vào việc cải thiện sự ổn định của nền eSports nước nhà, nâng cao nhận thức của cộng đồng game thủ, và mang đến các trận đấu đỉnh cao phục vụ khán giả thì hơn.
Tôi nghĩ rằng, eSports sẽ phát triển nhanh hơn (và lành mạnh hơn) nếu như chúng ta ngừng soi xét những định nghĩa thô kệch, chấm dứt việc so sánh nó với những môn thể thao chính thống, và tập trung vào việc cải thiện nền eSports nước nhà hơn là việc quan tâm đến những gì diễn ra trên ESPN.
Suy cho cùng, đó chính là niềm đam mê của game thủ, và chúng ta hoàn toàn có quyền hiện thực hóa niềm đam mê của mình mà không cần quan tâm đến những định kiến khác nhau về nó. Vì đơn giản, điều đó không quan trọng.
Theo Playpart
Những điều đáng quên khi chơi game
Game dù gì cũng là ảo, và có những điều chúng ta không cần phải bận tâm nhiều để mất vui.
Sinh ra với mục đích để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, nhưng đôi khi do cách chơi của bạn, thế giới game lại trở thành một nơi hết sức căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí còn hơn cả công việc chính. Nếu muốn có một "cuộc sống ảo" nhẹ nhàng, vui vẻ hãy tập cách quên 3 thứ sau đây.
Những thất bại
Game hay cuộc đời cũng vậy, cho dù là siêu nhân ai cũng có lúc thắng, lúc thua. Bạn không thể trông mong (và thật tế cũng chẳng nên mong chờ vì nó rất chán) chơi một game mà chẳng bao giờ thất bại. Hãy nhớ, ngay cả Faker trong giai đoạn đỉnh cao phong độ cũng thua không ít game. Không ai thành công mà chưa từng thất bại.
Một game thủ có thành công hay không chủ yếu phụ thuộc vào cách anh ta đối mặt, rút kinh nghiệm và khắc phục những điểm yếu sau khi thất bại. Hay nếu chỉ để vui vẻ, quên đi thất bại thậm chí những thất bại cay đắng và không đáng có cũng không phải là một lựa chọn tồi. Việc cứ ôm lấy thất bại và những nỗi đau của nó sẽ chỉ khiến cuộc sống game của bạn thêm u ám và khó khăn.
Những kẻ vô học
Bạn vào game, đối thủ của bạn chưa cần đá đã buông ra những lời khiêu khích, hoặc khi bạn thua (thậm chí là thắng), họ buông ra những lời lẽ xúc phạm đến bạn. Theo lý thường thì đa phần người chơi sẽ tức giận, nhẹ thì khiến game mất vui, nặng thì tìm thằng đó truy sát.
Nhưng như vậy là không nên. Game dù gì cũng là ảo và những thể loại bốn chân cắn càn như vậy không nên để ý khiến ta mất vui. Tất cả các game hiện tại đều cung cấp chức năng chặn chat, chặn liên hệ từ những người chơi khác mà ta không muốn. Hãy tận dụng nó một cách hiệu quả để tránh sự phiền toái, bực mình từ những kẻ vô học như vậy.
Việc đua top
"Những kẻ ít tham vọng sẽ hạnh phúc", quy luật này đúng từ ngoài đời cho đến trong game. Chơi game, để lên top thật sự sẽ khiến bạn không được vui vẻ như những người chỉ chơi game cho vui. Đua top, bạn sẽ mất rất nhiều thứ: thời gian, tiền bạc, công sức thậm chí cả niềm vui dành cho việc làm,... những việc vô nghĩa (nhưng thú vị). Đua top, tức là bạn chỉ được tham gia một số ít hoạt động/tính năng mang lại nhiều lợi ích nhất cho bạn mà bỏ qua những thứ còn lại rất thú vị của game.
Tất nhiên, niềm vui của những kẻ trên top cũng rất kể: được bắt nạt kẻ khác, được trọng vọng,... nhưng công sức, thời gian, tiền bạc và cả niềm vui mất đi để đạt được vị trí cao trong game cũng là điều bạn cần suy nghĩ.
Theo VNE
Những loại người thường gặp khi đánh rank trong Liên Minh Huyền Thoại Hãy cùng điểm qua những loại game thủ thường hay gặp nhất khi đánh rank, và liệu rằng bạn sẽ là ai trong số đó? Những người chịu hợp tác Số người này chiếm rất ít trong số lượng người đánh rank. Dù có dễ tính nhưng khi không quen biết, không giao tiếp nhiều thì xung đột là điều khó tránh khỏi...