Đừng nhờn với dàn ‘già gân’ máu chiến nhất màn ảnh rộng này
Những năm trở lại đây, thể loại hành động của Hollywood đánh dấu sự lên ngôi của những “già gân”.
Dù tuổi đời đã cao nhưng những nhân vật thường mang đến các pha hành động đẹp mắt, nhanh gọn và mạnh mẽ thay vì “màu mè” như nhiều bộ phim hành động khác.
Không những thế, dòng phim của họ thường gắn liền với yếu tố bạo lực và máu me dành cho những khán giả “nặng đô”. Và Sisu (tựa Việt: Già gân báo thù) chính là thành viên mới gia nhập dàn “già gân” siêu chất này.
John Wick trong loạt phim John Wick
John Wick (2014) đánh dấu sự trở lại bùng nổ của Keanu Reeves với dòng phim hành động sau một thời gian dài bết bát. Ở tuổi 50, tài tử thể hiện xuất sắc hình ảnh một sát thủ về hưu chỉ muốn tìm kiếm sự bình yên. Thế nhưng, anh buộc phải tái xuất với để trả thù cho chú chó cưng mà người vợ quá cố để lại.
“Ông Kẹ” của giới sát thủ mang đến những màn độc chiến và kết liễu kẻ thù nhanh gọn lẹ. Từng động tác của anh đều được tính toán một cách chi tiết với nhiều kỹ thuật độc đáo mà chỉ có dân chuyên chiến đấu mới biết. Sau 4 phần phim, John Wick đã định hình lại thể loại hành động và mở ra một trong những thương hiệu ăn khách nhất.
Bryan Mills trong loạt phim Taken
Vốn là một diễn viên gạo cội ở Hollywood nhưng tên tuổi của Liam Neeson chủ yếu gắn với dòng phim lãng mạn hoặc những vai phản diện. Phải đến Taken (2008), ông mới được cả thế giới biết đến với hình tượng “già gân” hành động. Bryan Mills của Liam Neeson gây ấn tượng với chất giọng trầm ấm khiến đầy tính đe dọa. Ông còn là một bậc thầy trong việc điều tra, truy tìm dấu vết nhờ thời gian dài làm đặc vụ CIA.
Đặc biệt, những cảnh hành đồng của Bryan Mills đều đẹp mắt, mạnh mẽ, thực dụng và hạ gục đối thủ một cách nhanh gọn. Nhờ đó mà bộ ba phim Taken thành công vang dội về mặt doanh thu. Sau đó, hình tượng “già gân” tiếp tục theo Liam Neeson trong hàng loạt tựa phim hấp dẫn khác như Non-Stop (2014), A Walk Among the Tombstones (2014), The Commuter (2018) hay The Marksman (2021).
Video đang HOT
Norman Nordstrom trong loạt phim Don’t Breathe
Hiếm có bộ phim nào mà phản diện lại siêu ngầu và tạo được sự đồng cảm của người xem như với Don’t Breathe (2014). Phim xoay quanh một nhóm 3 tên trộm trẻ tuổi muốn xâm nhập vào nhà ông lão mù Norman Nordstrom (Stephen Lang) để cuỗm đi số tiền lớn. Thế nhưng, chúng không ngờ rằng ông lại là một cựu chiến binh máu lạnh đang che giấu một bí mật kinh hoàng.
Trong bóng tối của ngôi nhà, mỗi tiếng bước chân của Norman như âm thanh của tử thần ngày càng đến gần. Nhờ lợi thế về âm thanh, ông dễ dàng “làm gỏi” nhóm trộm bằng những pha kết liễu tàn bạo. Phần hai của loạt phim ra mắt năm 2021 nâng mức độ bạo lực và máu me lên nhiều lần khi kẻ thù của Norman nay cũng là một nhóm cựu binh kinh nghiệm đầy mình.
Robert McCall của loạt The Equalizer
Cũng là đặc vụ CIA như Bryan Mills của Taken nhưng Robert McCall (Denzel Washington) đã về hưu và có cuộc sống yên bình. Thế nhưng, ông buộc phải tái xuất để giúp đỡ những người xung quanh bị mafia chèn ép. Thứ khiến nhân vật này trở nên khác biệt và “bá đạo” chính là khả năng tính toán và dự đoán trước mọi hành động chuẩn xác đến từng giây.
Những pha ra đòn của Robert luôn nhắm vào chỗ hiểm để kết liễu đối phương chỉ trong tích tắc. Đặc biệt, The Equalizer không ngại cho thấy những pha xương gãy, máu chảy, đầu rơi rùng rợn của những kẻ “cả gan” chọc giận cựu đặc vụ CIA này. Sắp tới đây, Robert McCall sẽ tái xuất trong phần cuối của loạt phim là The Equalizer 3 ra mắt ngày 1/9 này.
Aatami Korpi của Sisu
Aatami Korpi (Jorma Tommila) là thành viên mới nhất gia nhập hội “gừng càng già càng cay” trên màn ảnh rộng này. Sisu được ví như phiên bản “John Wick của Thế Chiến II” khi Aatami phải một mình tiêu diệt toàn bộ nhóm Phát xít đang lăm le số vàng của mình. Khác với những bộ phim kể trên, kẻ thù của ông là quân đội được vũ trang hạng nặng, thậm chí có cả xe tăng và máy bay chiến đấu. Cả hai bên vừa rượt đuổi vừa chiến đấu thay vì cuộc đi săn một chiều.
Aatami cũng chẳng thua kém vì từng là một cựu binh gieo rắc nỗi kinh hoàng cho kẻ thù năm xưa. Vì thế mà những màn giết chóc trong Sisu tàn bạo và máu me hơn bội phần. Aatami lợi dụng mọi thứ vũ khí từ dao, rìu, súng cho đến mìn để hạ sát đối thủ. Các pha kết liễu vô cùng “ sáng tạo” khi bị cán dẹp người, nổ tan xác hay đâm xuyên não đều được thể hiện một cách rõ rệt. Qua đó, phim thể hiện được sự tàn khốc đến sởn gai óc của chiến tranh.
Lấy bối cảnh năm 1944, Sisu kể câu chuyện về một cựu binh phát hiện ra mỏ vàng trong vùng hoang dã của Phần Lan. Trên đường vào thành phố bán vàng, những tên lính Phát xít tàn bạo đang thực hiện nhiệm vụ tàn phá khắp nơi đã phát hiện ra kho báu và cướp lấy nó từ tay anh ta. Cựu binh quyết tâm đòi lại tất cả, từ nợ cho đến thù, thậm chí nếu điều đó có nghĩa là giết hết tất cả lính Phát xít.
Lý do Sisu giành vô số lời khen sau những suất chiếu đầu tiên
Với nội dung đậm tính giải trí và tinh thần chiến đấu của người Phần Lan cùng yếu tố hành động mãn nhãn, Sisu (Tựa Việt: Già Gân Báo Thù) đã nhận về vô số lời khen ngợi của khán giả lẫn giới phê bình trên toàn thế giới.
Phim có mức điểm số cao chót vót đến 94% trên Rotten Tomatoes và 7,3/10 trên imdB. Tại Việt Nam, tác phẩm cũng được người xem dành cho vô số lời khen sau suất chiếu đầu tiên.
Sisu đang khởi chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Sisu bùng nổ lời khen sau suất chiếu đầu tiên
Tối 10.05, Sisu đã có suất chiếu đầu tiên tại Việt Nam và lập tức gây bão trên mạng xã hội bởi vô vàn lời khen ngợi của khán giả. Một người xem viết: "Quá hay. Bộ phim này đơn giản đến mức đầy tinh hoa, cực kì ít thoại nhưng lại hàm chứa quá nhiều những chiêm nghiệm về sự tĩnh tại giữa một nơi tang tóc và nhũng nhiễu như chiến trường. Trong cách tư duy của mình, ông lão đào vàng và bỏ lại chiến tranh đằng sau ấy chính là hiện thân của trauma và sự phản chiến trong tâm khảm những người lính. Cuộc truy đuổi giữa ông ta và những tên Phát xít chính là ẩn dụ cho sự giằng xé giữa chiến đấu và thoái lui, giữa cơn say chiến trận và mong mỏi hòa bình".
Người xem Việt đánh giá cao tinh thần bất diệt của Phần Lan trong phim.
Một khán giả khác bình luận: "Suốt phim nhân vật chính không nói câu nào mà chỉ âm thầm chiến đấu và sinh tồn, sống sót trong mọi nghịch cảnh. Đó là lý do mà tui nói rằng ông đã già rồi mà còn dai, và cũng chính bọn Phát xít công nhận là ông già dai quá xá dai. Hỗ trợ cho những pha hành động dữ dội là phần âm thanh với cường độ cực ép phê. Vì phim rất ít thoại, không có quá nhiều phần âm thanh và tạp âm trộn lẫn, nên tiếng súng tiếng đạn bay, cháy nổ... mỗi khi nổi lên đều nghe rất là đã. Phim còn có những cảnh quay đại cảnh vô cùng đẹp, kỹ xảo cũng đẹp. Nếu có thêm những góc quay độc, lạ, khiến người xem như hoà mình vào với phần hành động của diễn viên thì phim sẽ càng để lại ấn tượng nhiều hơn".
Một trang chuyên review phim ảnh bày tỏ cảm xúc: "Xem hấp dẫn phết mọi người. Đúng kiểu 1 nhân vật cân cả team, nhưng trải qua nhiều tình huống bất ngờ. Nên xem cuốn phết. Mọi người thích thể loại như anh Wick bút chì thì bảo đảm ưng bộ này".
Phim như một phiên bản Thế Chiến chân thật đến tàn khốc.
Một fanpage khác đánh giá: "Chiến tranh tàn khốc đến chân thực. Sisu là một bộ phim hành động lấy bối cảnh thế chiến thứ 2 tại đất nước Phần Lan do phe Phát xít đánh chiếm. Người xem sẽ được theo chân người thợ đào vàng già giành lại số vàng bị quân Phát xít Đức đánh cắp. Đây là một bộ phim nói ít làm nhiều đúng theo cả nghĩa đen, còn nghĩa bóng thì không chắc. Suốt 91 phút người xem liên tục bị thử thách về độ chịu đựng với những phân cảnh thực đến mức... kinh dị. Nhà làm phim không ngại ngần phô bày những thứ trần trụi nhất về tác động của bom đạn, pháo mìn lên da thịt của con người và quân Phát xít. Những cảnh hành động của nhân vật chính cũng được làm rất thực dụng và hiệu quả, không hề màu mè múa võ".
Thêm một "già gân" gia nhập dòng phim hành động
Sisu đánh dấu thêm một "già gân" gia nhập vào hội phim hành động cực chất chính là Aatami (Jorma Tommila). Ông phải trải qua một hành trình đầy cam go để bảo vệ số vàng mà mình vừa tìm được, thậm chí là có phải giết sạch những kẻ Phát xít cản đường đi chăng nữa. Jalmari Helander là một đạo diễn tài năng của Phần Lan cùng niềm đam mê bất tận với thể loại hành động thập niên 1980.
Mỗi pha ra đòn của Aatami đều rất đẹp mắt nhưng cũng không kém phần hiệu quả. Đạo diễn không ngại ngùng trong việc thể hiện sự ghê rợn của chiến tranh qua từng phân cảnh...
Thế nhưng, Aatami không phải là một "siêu nhân" có thể một mình cân tất cả. Vì thế mà Jalmari đã mang đến một kịch bản đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn với những cảnh trốn chạy và rượt đuổi liên tục. Tay cựu binh và kẻ thù vờn qua vờn lại với nhiều phân đoạn tấn công chớp nhoáng. Sự khéo léo trong việc sử dụng bối cảnh hoang sơ và tĩnh lặng kết hợp với âm thanh đã tai khiến mỗi cảnh phim hành động càng thêm kịch tính và ấn tượng.
Phim tạo ra những đoạn chiến đấu sáng tạo.
Nhìn chung, Sisu chính là một trong những bộ phim hành động "nhỏ mà có võ" dành cho những ai yêu thích thể loại "nặng đô" này.
Sisu (Tựa Việt: Già Gân Báo Thù) hiện đang chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Sisu - phim hành động không thể bỏ qua trong tháng 5 "Chân thực" và "đậm tính giải trí" chính là những lời nhận xét mà giới phê bình dành cho Sisu (Tựa Việt: Già Gân Báo Thù) - bộ phim hành động không thể bỏ qua trong tháng 5 này. Bộ phim xoay quanh cuộc báo thù của tay cựu binh Aatami Korpi (Jorma Tommila) chứa đầy những cảnh chân thực, được ví như...