Dùng nghệ nhiều có tác hại gì không?
Nghệ là dược liệu quý đã được cả Tây và Đông y chứng minh có tính hiệu quả.
Theo bác sĩ Nguyễn Phối Hiền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, nghệ có tên khoa học là Curcuma longa L. (hoặc Curcuma domestica Lour.), nghệ thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Nghệ là nguồn tài nguyên quý giá trong việc chăm sóc sức khỏe.
Trong y học cổ truyền, nghệ vị cay, đắng, tính ôn, quy kinh Can và Tỳ. Các bộ phận được sử dụng là thân rễ (Khương hoàng – Rhizoma Curcumae longae), dùng làm thuốc và chế biến các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe. Rễ củ (Uất kim – Radix Curcumae longae) được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền.
Nghệ là dược liệu quý.
Theo ghi chép trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi, nghệ vị đắng cay và hương thơm đặc trưng, quy kinh can, tỳ, tính ấm và tác dụng làm thông kinh chỉ thống và hành khí phá ứ.
Ngoài ra, lá của cây nghệ cũng giúp tiêu mủ, tăng sự bài tiết mật của tế bào gan, phá vỡ cholesterol trong máu và nhanh lên da non. Tinh dầu từ nghệ tác dụng diệt khuẩn ngoài da và giống như curcumin, nó cũng có tác dụng kháng khuẩn.
Củ nghệ có khả năng hạ cholesterol trong máu, tăng tiết mật, chống loét dạ dày, chống viêm cấp và mạn. Tinh dầu nghệ còn có khả năng diệt khuẩn ngoài da và chống nấm.
Trong củ nghệ, Curcumin được chứng minh là nhiều tác dụng, gồm khả năng nhanh lên da non, hỗ trợ làm lành vết thương, ngăn ngừa ung thư, kháng viêm, chống oxy hóa.
Bác sĩ Hiền cho hay, nghệ được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như:
Video đang HOT
- Đau dạ dày và viêm loét: Nghệ có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm đau nhanh chóng.
- Chữa vàng da và rối loạn gan mật: Nghệ được sử dụng để thông mật, giảm đau do tắc mật, hỗ trợ phục hồi chức năng gan.
- Hỗ trợ làm lành vết thương: Nghệ giúp khử trùng, tiêu viêm, làm lành da nhanh chóng.
- Làm đẹp: Nghệ là thành phần quan trọng trong các sản phẩm chăm sóc da, giúp giảm thâm nám, ngừa mụn và làm sáng da.
- Tạo màu thực phẩm: Nghệ được dùng để nhuộm vàng cho bột cà ri, len, tơ và các sản phẩm khác.
Chống chỉ định khi dùng nghệ
Y học truyền thống lẫn hiện đại đã khẳng định vai trò quan trọng của nghệ trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, nhưng không nên lạm dụng dùng nghệ. Khi sử dụng nghệ với liều lượng quá cao trong thời gian dài, nghệ có thể gây kích ứng dạ dày, tiêu chảy hoặc nóng trong người.
Khi dùng nghệ cần lưu ý tới với đề tương tác thuốc của dược liệu này. Nghệ có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc kháng acid hoặc thuốc trị trào ngược dạ dày. Nghệ tương tác với thuốc trị tiểu đường có thể gây hạ đường huyết quá mức. Với các thuốc chống đông máu, nghệ có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Theo bác sĩ Hiền, nghệ tốt như không nên sử dụng nghệ khi đang mang thai vì có thể kích thích tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Với người mắc bệnh sỏi mật hoặc tắc mật, nghệ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này.
Với người đang sử dụng thuốc đông máu hoặc hóa trị, Curcumin có thể tương tác với thuốc, làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc giảm hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, bác sĩ Hiền cũng tư vấn thêm để sử dụng nghệ hiệu quả cần phải tư vấn ý kiến bác sĩ, đặc biệt khi đang điều trị bệnh hoặc sử dụng các loại thuốc khác.
Mẹo ăn gạo lứt tốt cho sức khỏe và không gây đầy bụng, khó tiêu
Gạo lứt có nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ cao hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát đường huyết nhưng tại sao ăn gạo lứt không đúng cách có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa ở một số người?
1. Chất xơ trong gạo lứt có lợi gì?
Gạo lứt nổi tiếng là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Chất xơ này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, nhất là hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát cân nặng, giảm cholesterol và duy trì ổn định lượng đường trong máu.
Ăn chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn. Những người muốn giảm cân nên lựa chọn tiêu thụ gạo lứt thường xuyên để kiểm soát lượng thức ăn và calo nạp vào cơ thể hiệu quả hơn.
Ngoài hàm lượng chất xơ và magie cao, chất chống oxy hóa trong gạo lứt là chất dinh dưỡng có giá trị có lợi cho sức khỏe tim mạch, có tác dụng làm giảm huyết áp và cholesterol. Do đó, những người mắc bệnh tim mạch nên bổ sung gạo lứt vào chế độ ăn uống của mình.
Gạo lứt có nhiều chất dinh dưỡng và hàm lượng chất xơ cao.
Chất xơ cùng các chất dinh dưỡng có lợi khác của gạo lứt cũng giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, phù hợp với chế độ ăn của những người bị bệnh đái tháo đường. Theo ThS.BS. Nguyễn Thu Yên, chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường, ăn gạo lứt đã được chứng minh là giúp hỗ trợ hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn tốt hơn ở những người mắc bệnh đái tháo đường, thậm chí có thể giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường type 2.
Những lợi ích này được cho là nhờ chất xơ, tinh bột cháy chậm, chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cũng như khả năng giúp nuôi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của gạo lứt có liên quan đến bệnh đái tháo đường và phòng chống béo phì.
2. Tại sao ăn gạo lứt lại gây đầy bụng, khó tiêu?
Việc ăn gạo lứt bị đầy bụng là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là với những người mới tập ăn gạo lứt. Nguyên nhân chủ yếu là do gạo lứt chứa lượng chất xơ cao hơn nhiều so với gạo trắng.
Mặc dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu cơ thể chưa quen hoặc tiêu thụ quá nhiều nó có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, vì chất xơ hấp thụ nước từ ruột nên khi ăn gạo lứt mà không uống đủ nước cũng dễ gây khó tiêu và táo bón.
Đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc đang gặp các bệnh lý về tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích... thường khó tiêu hóa gạo lứt hơn. ThS. Nguyễn Thu Yên cũng lưu ý, vì chứa nhiều chất xơ gây khó tiêu nên người đang bị rối loạn tiêu hóa, bị khó tiêu hoặc mới phẫu thuật đường tiêu hóa không nên ăn gạo lứt.
Nên ăn cơm gạo lứt từ từ để tránh đầy bụng, khó tiêu.
3. Mẹo ăn gạo lứt dễ tiêu hóa
Ăn từ từ, ít một: Việc ăn quá nhiều gạo lứt trong một lần hoặc ăn thường xuyên quá mức có thể gây ra đầy bụng. Do đó bạn nên thay thế một phần gạo trắng bằng gạo lứt và tăng dần lượng gạo lứt theo thời gian để cơ thể thích nghi.
Ngâm và nấu chín kỹ: Trước khi nấu gạo lứt nên ngâm gạo bằng nước ấm ít nhất khoảng 1 - 2 tiếng. Quá trình ngâm nước giúp loại bỏ asen trong gạo và các chất gây khó tiêu giúp gạo mềm để dễ nấu. Nếu gạo lứt không được nấu chín kỹ, hạt gạo vẫn cứng và khó tiêu hóa nên cần nấu gạo lứt cho đến khi mềm và hạt nở đều sẽ dễ ăn và dễ tiêu hơn.
Ăn chậm, nhai kỹ: Vỏ cám của gạo lứt cứng hơn so với gạo trắng khó tiêu hóa hơn nên cần nhai kỹ cơm gạo lứt trước khi nuốt để giảm bớt gánh nặng cho tiêu hóa.
Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn. Đối với người trưởng thành khỏe mạnh bình thường cần uống 8 ly nước (khoảng 2 lít nước) mỗi ngày để bảo đảm đủ nước cho nhu cầu cơ thể, đặc biệt khi ăn thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt. Cần lưu ý tránh uống nước có gas vì loại đồ uống này làm tăng không khí vào hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy hơi và khó chịu nhiều hơn.
Bài thuốc chữa bệnh từ quả sung Quả sung được biết đến là loại quả tốt cho sức khỏe, dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ quả sung bạn có thể tham khảo. Tác dụng của quả sung Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân chỉ ra những tác dụng của quả sung. Cải thiện...