Dừng ngay hai thói quen chăm sóc “vùng nhạy cảm” mà nhiều chị em đang mắc phải
Cứ tưởng là tốt nhưng hóa ra cách dùng vòi rửa xịt rửa và dùng khăn lau sau mỗi lần đi vệ sinh của chị em lại tiềm ẩn những nguy cơ không lường.
Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Theo các chuyên gia y tế thì có tới 90% phụ nữ bị các vấn đề về viêm nhiễm vùng kín đều đang có thói quen vệ sinh không đúng.
Vệ sinh vùng kín không đúng cách là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ bị bệnh viêm nhiễm vùng kín. Ảnh minh họa
Thứ nhất là thụt rửa âm đạo. Việc bơm rửa nước vào âm đạo tưởng rất sạch nhưng thực tế lại đẩy ngược chất bẩn, vi khuẩn lên trên tử cung gây tái viêm loét, khó khăn trong việc điều trị viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, loại nước rửa này có độ pH không hoàn toàn phù hợp với âm đạo sẽ càng khiến cơ quan này bị khô hoặc viêm nhiễm. Vì vậy, chị em tuyệt đối không nên dùng vòi xịt trong nhà vệ sinh để thụt rửa âm đạo.
Thói quen thứ hai là dùng khăn lau để trong nhà tắm. Khăn được dùng chung với nhiều người và không được giặt thường xuyên sẽ thành môi trường nuôi cấy vi trùng và nấm.
Dùng khăn này để lau vùng kín sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm nấm cao hơn bình thường.
Bác sĩ Tạ Việt Cường – Phó giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản (bệnh viện Phụ Sản Hà Nội) – cho biết thói quen thụt rửa âm đạo của chị em khiến vi khuẩn tăng cao, thậm chí xâm nhập vào buồng tử cung, vòi tử cung, gây viêm phần phụ, viêm dính vòi tử cung. Từ đó, việc có con trở nên khó khăn hơn.
Video đang HOT
Hậu quả của việc viêm nhiễm âm đạo
“Nữ giới bị tắc vòi tử cung khiến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau để thụ thai. Hoặc khi bán tắc một phần, phôi thai sẽ dễ nằm ở vòi tử cung, gây chửa ngoài tử cung. Trường hợp viêm nhiễm làm dính buồng tử cung lại khiến bộ phận này không toàn vẹn, do đó, phôi không thể nằm trong tử cung. Trường hợp này điều trị còn khó khăn hơn nhiều”, bác sĩ Cường phân tích.
Viêm nhiễm vùng kín sẽ gây nhiều tác hại cho sức khỏe sinh sản và sinh lý nữ. Ảnh minh họa
Theo bác sĩ này, những trường hợp viêm âm đạo được điều trị sớm và kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ngược lại, việc tự điều trị hoặc tự ý mua thuốc sẽ khiến tình trạng viêm cấp tính hoặc viêm mạn tính dễ xảy ra hơn. Đặc biệt, điều này sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng nguy cơ kháng thuốc.
Nếu bị nhiễm nấm âm đạo cũng gây ngứa ngáy, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của các chị em.
Phương pháp vệ sinh vùng kín đúng
Để bảo vệ vùng kín, các chuyên gia khuyến cáo chị em có thể vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau khi đi vệ sinh bằng nước sạch, không dùng xà phòng. Nếu muốn, bạn có thể dùng nước muối loãng (như nước muối sinh lý), nước chè xanh, nước lá trầu không hay dung dịch vệ sinh có độ cân bằng pH phù hợp để rửa vùng kín, tuy nhiên chỉ rửa bên ngoài chứ không ngâm lâu trong chậu hay thụt rửa.
Luôn giữ cho vùng kín khô ráo. Mỗi khi thấy ẩm ướt, cần thay ngay quần trong và tuyệt đối không mặc quần chật, mặc quần trong lọt khe, dạng dây. Quần trong sau khi thay nên giặt ngay và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Nếu những ngày âm u thì dùng bàn là để ủi hoặc máy sấy để hong khô đồ trong.
Đặc biệt, chị em lưu ý giữ vệ sinh vào những thời điểm như kỳ kinh nguyệt, sau sinh nở hay phá thai. Trong kỳ kinh nguyệt, sau tối đa 4-6 tiếng phải thay băng vệ sinh một lần.
Với tam-pon, loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo nên thay sau 2 giờ/lần. Tam-pon chỉ nên sử dụng trong những ngày hành kinh đầu tiên.
Không được để lâu hơn thời gian quy định của mỗi loại vì băng vệ sinh khi đã quá ẩm ướt sẽ là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, khả năng gây viêm nhiễm rất cao. Mỗi lần thay rửa cần lau khô vùng kín.
Việc quan hệ một vợ một chồng, thủy chung và sử dụng “ba con sói” cũng là biện pháp bảo vệ phụ nữ trước nhiều bệnh lây nhiễm qua đường quan hệ chăn gối.
Minh Khôi
Theo ĐSPL
Hai thói quen tưởng tốt trong nhà vệ sinh đang gây hại 'cô bé'
Nhiều phụ nữ cho rằng bơm rửa nước vào âm đạo sẽ giúp làm sạch bộ phận sinh dục. Liệu thói quen này có phải là biện pháp vệ sinh đúng?
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung - Trưởng khoa Sản, Trung tâm Y tế Lao động Thái Hà cho biết viêm âm đạo là căn bệnh phổ biến ở nữ giới. Đặc biệt, hai thói quen ở phụ nữ đang vô tình làm tăng khả năng mắc căn bệnh viêm âm đạo.
Thứ nhất là thụt rửa âm đạo. Việc bơm rửa nước vào âm đạo tưởng rất sạch nhưng thực tế lại đẩy ngược những chất bẩn vào sâu bên trong.
Bên cạnh đó, loại nước rửa này có độ pH không hoàn toàn phù hợp với âm đạo sẽ càng khiến cơ quan này bị khô hoặc viêm nhiễm. Vì vậy, chị em tuyệt đối không nên dùng vòi xịt trong nhà vệ sinh để thụt rửa âm đạo.
Thói quen thứ hai là dùng khăn lau để trong nhà tắm. Khăn được dùng chung với nhiều người và không được giặt thường xuyên sẽ thành môi trường nuôi cấy vi trùng và nấm.
"Sử dụng giấy vệ sinh còn an toàn hơn so với dùng khăn chung và để nhiều ngày không giặt. Tôi từng gặp trường hợp cụ bà 80 tuổi, chồng mất đã lâu, mắc sùi mào gà và gia đình có thói quen dùng chung khăn lau sau khi đi vệ sinh. Đây rất có thể là nguyên nhân lớn khiến cụ mắc bệnh", bác sĩ Dung cho hay.
Đồng quan điểm, bác sĩ Tạ Việt Cường - Phó giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản (Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội) - cũng cho biết thói quen thụt rửa âm đạo của chị em khiến vi khuẩn tăng cao, thậm chí xâm nhập vào buồng tử cung, vòi tử cung, gây viêm phần phụ, viêm dính vòi tử cung. Từ đó, việc có con trở nên khó khăn hơn.
"Nữ giới bị tắc vòi tử cung khiến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau để thụ thai. Hoặc khi bán tắc một phần, phôi thai sẽ dễ nằm ở vòi tử cung, gây chửa ngoài tử cung. Trường hợp viêm nhiễm làm dính buồng tử cung lại khiến bộ phận này không toàn vẹn, do đó, phôi không thể nằm trong tử cung. Trường hợp này điều trị còn khó khăn hơn nhiều", bác sĩ Cường phân tích.
Nếu không cẩn thận, chị em sẽ mắc căn bệnh làm tổn hại vùng kín. Ảnh: Thehealthsite.
Theo bác sĩ này, những trường hợp viêm âm đạo được điều trị sớm và kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ngược lại, việc tự điều trị hoặc tự ý mua thuốc sẽ khiến tình trạng viêm cấp tính hoặc viêm mạn tính dễ xảy ra hơn. Đặc biệt, điều này sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng nguy cơ kháng thuốc.
Để bảo vệ vùng kín, các chuyên gia khuyến cáo chị em cần vệ sinh đúng cách, nên rửa bên ngoài âm hộ hai lần vào sáng và tối, sau đó lau khô. Đặc biệt, chị em lưu ý giữ vệ sinh vào những thời điểm như kỳ kinh nguyệt, sau sinh nở hay phá thai. Trong kỳ kinh nguyệt, sau 4-6 tiếng phải thay băng vệ sinh, không nên để đến 12 tiếng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tăng lên.
Việc quan hệ một vợ một chồng, thủy chung và sử dụng "ba con sói" cũng là biện pháp bảo vệ phụ nữ trước nhiều bệnh lây nhiễm qua đường quan hệ chăn gối.
Theo Zing
Thay đổi trong vùng kín khó thể tránh khỏi khi chị em "ngấp nghé" độ tuổi mãn kinh Trong khoảng thời gian đặc biệt này, vùng kín cũng chịu tác động không nhỏ. Giảm tiết estrogen trong thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng rất nhiều tới tâm trạng và có thể gây ra những thay đổi trong cơ thể. Sự xuất hiện của những cơn "bốc hỏa" và thay đổi tâm trạng là các dấu hiệu phổ biến nhất trong thời...