Dùng mã QR tra thông tin lịch sử phát triển Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng đã ứng dụng công nghệ vào nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa, du lịch trong mục tiêu phát triển thành phố thông minh trong thời gian tới.
Thuyết minh tự động tại bảo tàng
Gia đình ông Nguyễn Công Phúc mới đây đã đến tham quan Bảo tàng Đà Nẵng trong chuyến về quê sau hơn 30 năm sống ở thủ đô Hà Nội và rất ấn tượng với gian phòng trưng bày những hình ảnh và hiện vật Quảng Nam-Đà Nẵng xưa và nay. Ông được nhân viên bảo tàng giới thiệu những mẫu giấy QR Code (Mã phản hồi nhanh) được dán gần các bức tranh và hiện vật cũng như cách sử dụng để nghe về lịch sử phát triển Đà Nẵng. Sau đó, ông tải ứng dụng “Bao tang Da Nang” về máy và quét mã QR để đọc hoặc nghe về lịch sử phát triển của quê hương. “Rất hữu ích. Tôi muốn nghe cái gì cũng được, không cần phải có hướng dẫn viên”, ông nói.
Ứng dụng mà nhân viên bảo tàng giới thiệu cho ông Phúc nằm trong hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động mà Bảo tàng Đà Nẵng vừa ra mắt giữa tháng 1-2019 vừa qua. Theo đó, với chiếc điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành iOS hay Android, du khách làm theo các bước được hướng dẫn là có thể được đọc hoặc nghe thuyết minh về nội dung của 600 tư liệu, hiện vật đang được trưng bày tại bảo tàng này.
Ứng dụng thuyết minh thông qua quét QR Code đang được thực hiện tại Bảo tàng Đà Nẵng.
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, cho biết Bảo tàng Đà Nẵng được xem là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện ứng dụng này. “Dịch vụ mới này sẽ giúp thu hút khách tham quan đến bảo tàng nhiều hơn”, ông Thiện nói với SGTT. Hoạt động này nhằm thực hiện chương trình quảng bá, xúc tiến, giới thiệu điểm tham quan Bảo tàng Đà Nẵng và một số ứng dụng mới tại bảo tàng đến với công chúng và các cơ quan và đơn vị kinh doanh du lịch.
Là doanh nghiệp lữ hành đưa nhiều khách đến Bảo tàng Đà Nẵng hằng ngày, ông Lê Tấn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam (Vitours), nói ứng dụng này hữu ích cho học giả/khách tham quan trong bối cảnh Đà Nẵng ngày càng thu hút được nhiều du khách đến từ nhiều nơi. “Điều này đặc biệt phù hợp với xu hướng du khách tự khám phá không cần hướng dẫn viên và đặc biệt là tình trạng ngày càng nhiều trưởng đoàn hướng dẫn người nước ngoài thuyết minh xuyên tạc văn hóa, lịch sử, lãnh thổ, con người Việt Nam dù là vô tình hay cố ý nhằm làm vui lòng khách”, ông Tùng nói.
Video đang HOT
Theo ông Huỳnh Đức Trung, Trưởng phòng Quản lý lữ hành (Sở Du lịch Đà Nẵng), hệ thống này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc quản lý lữ hành bên cạnh những camera giám sát để phòng ngừa những sự cố không hay về xuyên tạc lịch sử đã từng xảy ra. “Bảo tàng Đà Nẵng nằm trong tour văn hóa thành phố bên cạnh Nhà trưng bày Hoàng Sa hay đình làng Hải Châu. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ cũng sẽ thúc đẩy loại hình tour này”, ông Trung nói.
Cần sự hiệu quả
Những dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, y tế và các ngành khác, vào đời sống kinh tế – xã hội nằm trong mục tiêu dài hạn xây dựng thành phố thông minh thông của Đà Nẵng. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững tại thành phố miền Trung này.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh việc kêu gọi doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực, đặc biệt là văn hóa, du lịch thì các doanh nghiệp lữ hành tại Đà Nẵng cho rằng những dự án đang thực hiện cũng cần phải làm một cách hiệu quả.
Năm 2018, Bảo tàng Đà Nẵng đón 275.571 lượt khách tham quan, trong đó có 240.911 lượt khách nước ngoài (khách Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm phần lớn). Con số thống kê này cho thấy, đa số khách đến bảo tàng là người nước ngoài còn khách Việt chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Theo ghi nhận thực tế, vào những ngày cuối tuần, Bảo tàng Đà Nẵng thu hút rất nhiều đoàn khách tham quan nhưng chủ yếu là khách Trung Quốc và Hàn Quốc.
Tuy được gọi là hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động nhưng hệ thống này mới chỉ có tiếng Việt. Ông Thiện cho biết đây là dự án do bảo tàng phối hợp với Đại học Đà Nẵng thực hiện và trước mắt chỉ có tiếng Việt và các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, Pháp, Hàn và Trung sẽ được thêm vào trong thời gian sắp tới.
Nói về sự hạn chế ngôn ngữ trong hệ thống trên, ông Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc Omega Tours, cho biết đây là một trong những điểm bất cập của hệ thống này vì phần lớn đối tượng của bảo tàng hiện nay là người nước ngoài. Hơn nữa, hệ thống chưa thể hỗ trợ được nhiều hay thậm chí là thay thế hướng dẫn viên được. Đặc thù của khách du lịch là muốn nghe lời giới thiệu đầy truyền cảm từ hướng dẫn viên du lịch chứ không muốn nghe hay đọc tự động một cách nhàm chán. Vì vậy, Bảo tàng Đà Nẵng cần đầu tư nhiều hơn cho hệ thống này để hiệu quả hơn, ông Anh nói.
Theo sai gon tiep thi
Viettel khẳng định hỗ trợ cấp lại miễn phí eSIM cho khách hàng
Bác bỏ thông tin khách hàng phải chi 25.000 đồng cho mỗi lần làm lại eSIM, phía Viettel khẳng định luôn hỗ trợ cấp lại miễn phí trong trường hợp khách hàng không lưu QRcode nhưng muốn quét lại.
Mỗi mã QR có thể quét nhiều lần trên 1 thiết bị
Từ ngày 1/2/2019, Viettel đã chính thức cung cấp eSIM (Embedded SIM) cho người dùng trong nước.
Tuy nhiên, sau khi nhà mạng này cung cấp dịch vụ, nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho hay nếu vô tình xóa mất eSIM, người dùng phải ra cửa hàng Viettel làm lại với chi phí 25.000 đồng/1 lần, gây tốn kém chi phí.
Liên quan đến vấn đề nói trên, trao đổi với ICTnews ngày 26/2, đại diện Viettel khẳng định thông tin người dùng phải mất 25.000 đồng cho mỗi lần làm lại eSIM là không chính xác.
Đại diện Viettel cho hay, mỗi mã QR có thể quét nhiều lần trên 1 thiết bị, Viettel luôn hỗ trợ cấp lại miễn phí cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không lưu QRcode nhưng muốn quét lại.
Người dùng cũng có thể lưu QR dưới dạng hình ảnh hoặc lưu trong email để sử dụng sau này.
"Tuy nhiên khách hàng cần lưu ý là mỗi QR Code chỉ sử dụng được cho một thiết bị, nếu khách hàng đổi máy thì phải đăng ký eSIM lại từ đầu", đại diện Viettel cho biết thêm.
Thực tế trong nhiều năm nay cho thấy, các công ty viễn thông và công nghệ luôn tìm cách thu nhỏ kích thước thẻ SIM nhằm đáp ứng nhu cầu tối ưu thiết bị nhỏ hơn, mỏng hơn, nhẹ hơn đồng thời giúp tăng độ bền và khả năng chống nước.
Việc cung cấp eSIM sẽ giải quyết được các hạn chế thường xảy ra với dòng SIM vật lý như hỏng SIM, kẹt khay SIM... qua đó dần thay thế cho nanoSIM trên các thiết bị đời mới như điện thoại Apple iPhone XS.
eSIM có chiều dài và chiều rộng dưới 5mm, được hàn trực tiếp vào bảng mạch của thiết bị khi sản xuất nhưng vẫn có đầy đủ chức năng như thẻ SIM thông thường.
Chuẩn này đã được công nhận bởi Hiệp hội GSM và hiện đã có 24 nhà mạng thuộc 15 nước trên thế giới hỗ trợ như Anh, Mỹ, Đức, Hongkong, Thái Lan...
eSIM được biết đến từ năm 2017 sau khi Google ra mắt Google Pixel 2 và Pixel 2 XL. Sau đó đến năm 2018, Apple công bố các mẫu điện thoại mới là iPhone XS, iPhone XS Max và iPhone XR đều hỗ trợ eSIM bên cạnh SIM vật lý truyền thống. Bên cạnh iPhone, Apple cũng đã đưa eSIM vào các mẫu iPad Pro và Apple Watch mới nhất.
Ngoài ra, các mẫu đồng hồ như Gear S2 và Gear S3 của Samsung cũng hỗ trợ eSIM.
Theo ITCNews
Công nghệ dẫn đường Google Maps AR có gì đặc biệt? Google Maps AR là một phiên bản cải tiến của ứng dụng bản đồ dẫn đường của Google, nhằm giải quyết tất cả vấn đề mà người dùng hiện gặp phải khi di chuyển. Google Maps AR sẽ tạo ra bước đột phá mới cho dịch vụ điều hướng Theo SlashGear, chỉ cần nhập điểm đến, thay vì nhìn xuống màn hình như...