Đừng lo lắng khi bạn gặp những triệu chứng này ở thời kỳ kinh nguyệt
Một số dấu hiệu thường xuất hiện khi sắp đến “ngày ấy” đôi khi làm cho chị em nhầm tưởng bản thân đang gặp vấn đề bất thường về sức khỏe. Nhưng đây lại là những triệu chứng bình thường không đáng lo.
Khi kỳ kinh sắp bắt đầu, những thay đổi về cảm xúc thường xảy ra rất rõ rệt – Ảnh: Internet
Đau, tức ngực
Trong thời kỳ kinh nguyệt, nhiều phụ nữ thấy vú căng và đau hoặc sưng ở ngực. Điều này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố và tiết progesterone trong thời kỳ kinh nguyệt. Để giảm đau, Dùng một miếng gạc lạnh trên ngực để giảm sưng và đau. Xoa bóp ngực nhẹ nhàng bằng dầu ôliu hoặc dầu dừa ấm cũng sẽ giúp ích cho bạn.
Mụn trứng cá và nổi mụn trên da
Rất phổ biến trong thời gian kinh nguyệt do có sự gia tăng hormone giới tính và androgen trong cơ thể. Nó làm cho các tuyến dầu của da hoạt động quá mức, làm cho các lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Giữ vệ sinh sạch, mụn sẽ nhanh biến mất.
Thay đổi tâm trạng, rối loạn cảm xúc cũng là những dấu hiệu gần có kinh thường gặp ở phụ nữ. Khi kỳ kinh sắp bắt đầu, những thay đổi về cảm xúc thường xảy ra rất rõ rệt. Nữ giới trở nên nhạy cảm hơn, dễ tức giận, cáu kỉnh, chán nản, buồn vui thất thường, thậm chí còn cảm thấy lo lắng, khó tập trung vào công việc, học tập…
Video đang HOT
Phù nề
Sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và sự gia tăng estrogen trong thời kỳ kinh nguyệt có thể gây tích tụ nhiều chất lỏng trong các mô cơ thể, dẫn đến việc giữ nước, chủ yếu ở bàn chân, chân, dạ dày và ngực.
Đầy hơi
Đầy hơi trong chu kỳ kinh nguyệt khá phổ biến. Bạn nên uống nhiều nước hơn để giảm đầy hơi, các loại trà thảo dược như hoa cúc, gừng, thì là hoặc trà xanh rất tốt. Ngoài ra, giảm lượng muối, tinh bột, đường và carbohydrate tinh chế trong chu kỳ của bạn.
Trong vài ngày đầu của một chu kỳ kinh nguyệt, một số phụ nữ bị tiêu chảy. Điều này hoàn toàn tự nhiên và không gây hại gì cả. Nó là do thay đổi nội tiết tố. Khi kinh nguyệt bắt đầu, cơ thể giải phóng hóa chất gọi là prostaglandin. Prostaglandin cao hơn gây ra nhiều cơn co thắt hơn và dẫn đến các triệu chứng giống như tiêu chảy.
Tăng nhiệt độ cơ thể
Trong thời gian kinh nguyệt, điều này là bình thường. Nhiệt độ cơ thể trở nên cao hơn do sự biến động hormone trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt. Trong thực tế, nhiệt độ cơ thể tăng ngay sau khi rụng trứng và tiếp tục duy trì trong vài ngày.
Nhức đầu
Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa đau đầu và thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng đến các hóa chất liên quan đến đau đầu trong não, gây đau đầu. Nhiều phụ nữ bị đau nửa đầu báo trước hoặc trong chu kỳ của họ.
Quỳnh An (t/h)
Theo motthegioi
Nắm vững những nguyên tắc này thì mụn ngày "đèn đỏ" của hội con gái sẽ giảm rõ rệt
Mụn, cùng với đau nhức và mệt mỏi khi đến kì là những điều khiến hội con gái "đau khổ" nhất, tuy nhiên, vẫn có cách để giảm tải hiệu ứng tiêu cực do mụn gây nên nhé!
Hành kinh là hiện tượng hằng tháng mà cô gái nào cũng phải trải qua, và đi cùng nó là một loại những điều không mong muốn như đầy bụng, khó chịu, đau nhức lưng, ngực, bụng, chuột rút hoặc mụn. Việc nổi mụn ngày đèn đỏ là điều rất phổ biến, có đến hơn 60% phái nữ phải trải qua biểu hiện này từ nặng đến nhẹ vào khoảng thời gian trước khi có kinh nguyệt. Thậm chí, việc nổi mụn có thể bắt đầu từ trước đó tận 10 ngày rồi suy giảm dần.
Trong thời gian này, các nội tiết tố của bạn sẽ thay đổi rất nhiều và kéo theo sự phát triển của các tuyến dầu trên da. Sự giảm progesterone và estrogen (và tăng testosterone) có thể ảnh hưởng đến lỗ chân lông và sinh ra nhiều sebum (dầu tự nhiên được tạo ra để chống khô da), dẫn đến mụn. Sau đây là một số cách để giảm thiểu mụn trong những ngày đèn đỏ mà bạn có thể tham khảo qua:
Thuốc tránh thai hằng ngày
Theo trang Flo Health, thuốc tránh thai hằng ngày chứa các loại hormone estrogen và có thể giúp giảm hiệu ứng của testosterone và điều này sẽ giúp giảm mụn hiệu quả trong kì kinh nguyệt, cũng như giảm sự tiết dầu của da. Tuy nhiên, trước khi dùng cách này để giảm mụn thì bạn nên tư vấn với bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp. Ngoài ra, tuỳ cơ địa mà vào từ 3 đến 4 tháng dùng đầu tiên, hiện tượng mụn có thể tăng lên và sẽ giảm dần theo thời gian.
Giảm cân và chế độ ăn uống
Việc thừa cân có thể làm tăng testosterone dẫn đến mụn, vậy nên việc ăn uống sao cho phù hợp và giữ cân nặng ở mức hợp lý là rất quan trọng. Việc giảm cân và quản lý cân nặng có thể giúp cải thiện tình trạng mụn trước chu kì kinh nguyệt. Bạn cũng nên hạn chế ăn các loại đường và chất béo trong thời gian này.
Chú ý giữ vệ sinh da
Da của bạn sẽ rất nhạy cảm trong thời gian trước hành kinh và có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các vi khuẩn tiếp xúc với da. Vậy nên hãy giữ da sạch sẽ, hạn chế không chạm tay lên mặt, đồng thời vệ sinh màn hình điện thoại thường xuyên vì nó rất hay tiếp xúc với vùng má và cằm của bạn.
Ngoài ra khi tập gym, bạn nên dùng một chiếc khăn bông để phủ lên thảm, và tuyệt đối không hút thuốc hay sử dụng đồ uống có cồn.
Gặp bác sĩ da liễu
Nếu các cách chữa trị tại nhà không đủ để làm giảm mụn thì có lẽ bạn nên gặp bác sĩ da liễu để tìm hiểu vấn đề. Các bác sĩ da liễu có thể hướng dẫn và kê đơn một số loại thuốc đặc biệt để giảm tình trạng mụn.
Giảm stress
Có thể bạn không biết nhưng các vấn đề tinh thần từ lâu đã được các nhà khoa học liệt vào một trong số những nguyên nhân gây lên các vấn đề về da như mụn, nếp nhăn... Đây là thời điểm bạn nên chăm sóc bản thân hơn một chút bằng cách tham gia các hoạt động giải trí, ngồi thiền và cố giữ bản thân không căng thẳng vì công việc, học tập.
Source (Nguồn): Flo Health
"Dằm trong tim" là có thật: Cảnh sát vào cuộc sau khi phát hiện cây kim dài 7cm cắm ngập trong tim bé gái 11 tuổi Sau 2 lần phẫu thuật tim để loại bỏ dị vật nguy hiểm, bé gái 11 tuổi đang phải vật lộn để giành lấy sự sống từ tay tử thần. Theo SCMP, cảnh sát ở miền bắc Trung Quốc đang vào cuộc điều tra lý do tại sao cây kim dài 7cm có thể cắm ngập vào trái tim của một bé gái....