Dùng kính thực tế ảo, các nhà khoa học tìm ra cách tái tạo cảm giác của nụ hôn
Một nghiên cứu rất hữu ích đối với các cặp đôi đang yêu xa.
Không cần thêm bất kỳ phần cứng tiếp xúc nào với gương mặt, các nhà nghiên cứu từ Nhóm Giao diện Tương lai của Đại học Carnegie Mellon đã chỉnh sửa một thiết bị đeo thực tế ảo để nó có thể tái tạo lại cảm giác tiếp xúc xung quanh miệng người dùng và cuối cùng có thể tái tạo lại cảm giác thực tế ảo của một nụ hôn giống như thật.
Ngoài các bộ điều khiển cầm tay thỉnh thoảng rung lên, phần lớn các thiết bị đeo thực tế ảo hiện nay đều bỏ qua các giác quan còn lại của con người, bao gồm vị giác, khứu giác, xúc giác, để chỉ tập trung vào âm thanh và hình ảnh. Chừng đó là đủ để mang tới các trải nghiệm thực tế ảo hấp dẫn hơn nhiều so với thập kỷ trước, nhưng không đủ để đánh lừa bộ não chúng ta rằng những gì chúng ta đang thấy là một trải nghiệm trong cuộc sống thật.
Nhiều năm nay các nhà nghiên cứu đã tìm cách cải thiện phần cứng thực tế ảo bằng cách bổ sung thêm các phụ kiện riêng biệt để làm cảm giác thực tế ảo trở nên sống động hơn. Nhưng chưa từng có dự án nghiên cứu nào đạt tới khả năng rung phản hồi ở miệng như Đại học Carnegie Mellon đã làm được.
Bạn có thể chưa đạt tới cảm giác chạm vào và vuốt ve bộ lông của một chú chó ảo, nhưng vẫn có thể trải nghiệm cảm giác như uống nước từ một vòi phun ảo – bên cạnh đó là các trải nghiệm không đòi hỏi quá nhiều sự tưởng tượng khác.
Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu đã nâng cấp thiết bị đeo thực tế ảo Meta Quest 2 với một loạt các đầu dò siêu âm được tập trung quanh vùng miệng của người dùng và nó có thể mang lại cảm giác tiếp xúc cho người dùng mà không cần các phụ kiện hoặc phần cứng đeo quanh miệng.
Video đang HOT
Trước đây, chúng ta đã từng thấy các thí nghiệm về việc dùng đầu dò sóng siêu âm để nâng hoặc dịch chuyển xung quanh các hạt siêu nhỏ khi phát ra các sóng siêu âm đủ mạnh. Tương tự như vậy đối với dự án này, khi sóng siêu âm dùng để tạo ra cảm giác chạm vào môi, răng thậm chí là lưỡi của người dùng khi miệng họ đang mở.
Nhưng còn hơn cả mô phỏng những tiếp xúc nhẹ nhàng. Bằng cách tạo ra các đợt sóng theo những mô hình cụ thể, chúng có thể tái tạo cảm giác của một vật thể trượt hoặc lướt qua môi người dùng, cũng như các rung động liên tục giống như nước từ một đài phun nước liên tục bắn lên mặt người dùng.
Các nhà nghiên cứu còn tùy chỉnh được các trải nghiệm thực tế ảo này nhằm cho thấy phần cứng rung phản hồi quanh miệng này có thể tạo ra những trải nghiệm thực tế hơn. Ví dụ khi bạn đang đi dạo qua một khu rừng ma quái, bạn có thể cảm thấy mạng nhện lướt qua mặt, hoặc khi đang trong cuộc đua nào đó, người chơi có thể cảm thấy gió tạt vào mặt mình, hoặc thậm chí mô phỏng cả trải nghiệm ăn uống khi đồ ăn và đồ uống được cảm nhận bên trong miệng của mình.
Nhưng nếu đến một lúc nào đó công nghệ tiếp xúc ảo vùng miệng này được thương mại hóa, gần như chắc chắn rằng ứng dụng đầu tiên mà mọi người nghĩ đến là những nụ hôn ảo đầu tiên trên thế giới. Có thể không chỉ giữa người với người, thậm chí còn giữa người dùng và những nhân vật ảo trong thế giới mà họ đang trải nghiệm.
Thực tế ảo là giải pháp cho quấy rối và lạm dụng nơi công sở?
Công nghệ mới là có thể là chìa khoá nâng cao nhận thức về nạn quấy rối, lạm dụng nơi công sở. Dù vậy, vẫn có lo ngại về hiệu quả của cách tiếp cận này cũng như tác động tiêu cực với nhóm người từng là nạn nhân.
"Nhập vai" trải nghiệm cảm giác của nạn nhân
Người đàn ông trông như thật tiến về phía một nữ đồng nghiệp ở văn phòng. Hắn mở điện thoại và cho cô ấy xem những bức ảnh. Một lúc sau, hắn đặt tay lên đùi cô. Người phụ nữ khó chịu, gạt tay gã đồng nghiệp ra khỏi cơ thể mình.
Với những chiếc kính thực tế ảo (VR), người dùng sẽ được chứng kiến những hình ảnh như vậy trong các khóa học về phòng tránh hành vi xấu nơi công sở.
Một số người cho rằng công nghệ mới là chìa khoá nâng cao nhận thức về vấn nạn quấy rối hay lạm dụng công sở. Dù vậy, vẫn có những lo ngại hiệu quả của cách tiếp cận này cũng như tác động tiêu cực đối với nhóm người từng là nạn nhân.
Vantage Point và Sisu VR đang cung cấp khóa đào tạo thực tế ảo về quấy rối và lạm dụng ở nơi làm việc. Theo các công ty này, việc nhân viên trải nghiệm cảm giác là nạn nhân của hành vi xấu giúp nâng cao nhận thức hơn so với việc nghe trình bày với PowerPoint hay xấp tài liệu nội dung cũ kỹ. Họ cho rằng kịch bản VR có khả năng khơi dậy sự đồng cảm và thấu hiểu hơn cho người tham gia, từ đó có thể ngăn chặn hành vi quấy rối, lạm dụng ở nơi làm việc.
"Mọi người có thể trải nghiệm cảm giác là nạn nhân như thế nào", Morgan Mercer, Giám đốc điều hành Vantage Point cho biết. "Chúng tôi đưa người dùng vào hoàn cảnh có một chút khó chịu. Tạo ra trải nghiệm khiến họ thấy cần phải làm điều gì đó và sau đó chúng tôi có thể thực sự dạy họ điều đó là gì".
Mercer, nhà sáng lập Vantage Point, chia sẻ rằng cô cảm thấy ngưỡng mộ đối với những tiến bộ của công nghệ VR, đặc biệt là khi xem một bộ phim kinh dị và phải hét lên vì cảm giác quá chân thực. "Nếu chúng ta có thể tạo ra những tình huống và trải nghiệm hấp dẫn về mặt cảm xúc cho các ứng dụng khác thì tại sao không làm điều này cho đào tạo và giáo dục?" - "Và đó chính là khoảnh khắc 'aha' của tôi".
Jocelyn Tan, Giám đốc điều hành Sisu VR nói rằng cô bắt đầu thành lập công ty sau khi bị một đồng nghiệp nam tát ngay giữa cuộc họp. Từ đó, cô tìm hiểu qua bạn bè, gia đình cũng như lãnh đạo ở các công ty xem họ đã làm gì để ngăn chặn điều tương tự xảy ra với người khác.
"Họ nói rằng có những khóa đào tạo tại nơi làm việc hướng dẫn mọi người cư xử một cách phù hợp. Nhưng vấn đề là quá trình này nhạt nhẽo và không có gì đáng nhớ", Tan nói. "Và tôi đã quyết định sẽ tạo ra cuộc cách mạng đối với lĩnh vực này".
Một buổi đào tạo VR điển hình yêu cầu người dùng sử dụng các thiết bị đeo. Sau đó, họ bước vào thế giới ảo với các nhân vật như thật và có thể quan sát hay tham gia vào tình huống cụ thể. Ở một số thời điểm, chương trình sẽ dừng lại và đặt câu hỏi tương tác, hoặc đưa ra giải pháp giúp thoát khỏi tình huống khó khăn.
Những lo ngại
Tuy nhiên, một số chuyên gia đang tỏ ra thận trọng. Họ cảnh báo rằng, nếu VR mang lại trải nghiệm học tập hấp dẫn hơn thì công nghệ này cũng có thể tác động tiêu cực tới những nạn nhân của phân biệt giới tính hay chủng tộc tại nơi làm việc. Nếu các kịch bản VR chỉ đơn thuần là sao chép lại nội dung mà mô hình đào tạo cũ đã thực hiện thì tác động của chúng có thể bị hạn chế. Không chỉ vậy, việc đổi mới về hình thức này có thể khiến các công ty cảm thấy là họ đã làm đủ.
Elden King, giáo sư tại Đại học Rice, cũng là chuyên gia đào tạo về quấy rối, cho hay: "Các công ty có thể nghĩ rằng công nghệ này là lời giải cho mọi vấn đề, nhưng tôi không nghĩ nó có khả năng như vậy".
Erick Ramirez, giáo sư và chuyên gia VR tại Đại học Santa Clara nói rằng hình thức đào tạo truyền thống về quấy rối tình dục không có hiệu quả cao, khi chỉ tập trung vào các khái niệm, còn những giải pháp mang tính nhất thời thay vì một chiến lược ngăn chặn bao quát. Thêm vào đó, cách phân loại "nạn nhân" và "kẻ quấy rối" khiến mọi người không muốn tương tác trong buổi đào tạo.
"Theo tôi, VR cũng chỉ chuyển đổi những gì đang được các công ty tiến hành. Vì thế hiệu quả có thể sẽ tương đương với cách thức truyền thống", Ramirez nói, nhưng cũng thừa nhận công nghệ có thể tác động mạnh hơn tới cảm xúc người tham gia.
Trong khi đó, Y-Vonne Hutchinson, Giám đốc điều hành hãng tư vấn ReadySet, lo ngại những nạn nhân của quấy rối tình dục hay phân biệt chủng tộc công sở sẽ bị tác động tiêu cực bởi các khóa đào tạo bắt chước lại trải nghiệm như vậy.
Cô cho biết việc đưa ra khoá đào tạo đặt người tham gia vào trải nghiệm không thoải mái đang phớt lờ nhu cầu cần được bảo vệ của những người nhạy cảm. "Những nạn nhân, theo nhiều cách đang phải chịu tổn thương trong các bài học giáo dục cho người khác", Hutchinson nói.
Giám đốc ReadySet cho rằng ngay cả khi mọi người học hỏi, cũng không có gì cho thấy văn hoá công sở sẽ phản ứng nhanh chóng với hành vi xấu. Nếu một nhân viên không có sự đồng cảm với nạn nhân của phân biệt đối xử hay lạm dụng thì lợi ích của khoá đào tạo, bất kể được chuyển tải với hình thức mới lạ thế nào, cũng không đem lại hiệu quả đáng kể.
"Nếu bạn không thể cảm thông với những người bị tổn thương, thì tôi nghĩ đó là vấn đề cá nhân và không thể giải quyết bằng một khoá đào tạo VR", Hutchinson kết luận.
Kính thực tế ảo của Apple sẽ ra mắt cùng iPhone 14? Nguồn tin từ chuỗi cung ứng tiết lộ rằng chiếc kính thực tế ảo của Apple đã vượt qua giai đoạn nguyên mẫu và chuẩn bị được sản xuất. Trước đây, một số thông tin cho rằng Apple có thể sẽ trì hoãn việc ra mắt kính thực tế ảo đến năm 2023. Tuy nhiên, theo DigiTimes, "Táo khuyết" đang nỗ lực để...