Dùng kháng sinh sai cách: Xin đừng đầu độc gia đình vì… tiện
Miền Bắc sắp đón một đợt gió mùa với nền nhiệt giảm tương đối sâu, vào ban đêm có thể xuống dưới 10 độ C.
Nhiều gia đình có con nhỏ lo lắng cho những chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ như viêm mũi họng, cúm, viêm phế quản… Riêng đối với lực lượng y tế, một vấn đề nguy hiểm, đáng lo lắng hơn rất nhiều đang thường trực trong cộng đồng chính là tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở nước ta.
Ảnh minh họa.
Kháng kháng sinh (AMR) xảy ra khi vi khuẩn, vius, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo thời gian và không còn đáp ứng với thuốc. Do tình trạng kháng thuốc, thuốc kháng sinh và các loại thuốc chống vi trùng khác trở nên vô hiệu và nhiễm trùng ngày càng trở nên nặng hơn. Điều đó có nghĩa là những bệnh thông thường sẽ trở nên khó chữa hơn, tốn kém hơn và thậm chí là không thể chữa khỏi.
AMR là một trong những thách thức sức khỏe cộng đồng lớn nhất của chúng ta ngày nay. Bi kịch hơn, AMR do chính chúng ta tạo ra cũng giống như cách chúng ta đã tạo ra vô số vấn đề khác. Bằng cách kê thuốc kháng sinh tùy tiện, mua kháng sinh tùy tiện và uống kháng sinh tùy tiện, chúng ta đã tạo ra nó.
Một câu hỏi được đặt ra là liệu có cần đi khám bác sĩ khi chỉ bị viêm họng hay không? Liệu rằng chúng ta có nên bỏ ra nửa ngày chờ đợi và một khoản chi phí khám chữa bệnh không phải nhỏ để có được đơn thuốc mà ta đã biết thừa và chỉ cần 5 phút để mua ở hiệu thuốc đầu ngõ? Và chúng ta có nên để đứa trẻ bị sốt với những triệu chứng khó chịu và cần bố mẹ theo dõi sát sao những dấu hiệu nguy hiểm để giúp tăng cường sức đề kháng của chúng hay sẽ ngay lập tức uống kháng sinh và mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn chỉ sau 1 đến 2 ngày?
Hãy nhớ rằng, mỗi lần bạn uống thuốc kháng sinh khi không cần thiết, hiệu quả của thuốc kháng sinh sẽ giảm đi và nó có thể không có tác dụng vào lần tiếp theo. Mỗi khi một người dùng thuốc kháng sinh, vi khuẩn nhạy cảm sẽ bị tiêu diệt nhưng vi khuẩn kháng thuốc có thể vẫn phát triển và sinh sôi. Lúc này, kháng sinh lại trở thành những liều thuốc bổ khiến vi khuẩn phát triển hơn. Những con “siêu bọ” (cách các chuyên gia vẫn thường gọi vi khuẩn kháng kháng sinh) này, có thể lây từ người sang người giống như cách lây lan của các vi khuẩn khác. Đây là điều nguy hiểm nhất mà chúng mang lại.
Bức tranh ngày càng trở nên tối hơn. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, mỗi năm có tới ít nhất 2,8 triệu người ở Mỹ gặp vấn đề về AMR và có hơn 35.000 người đã tử vong vì AMR.
Còn theo báo cáo của trung tâm phòng chống bệnh tật châu Âu (ECDC), hằng năm, châu lục này có trên 25 nghìn bệnh nhân chết vì nhiễm phải vi khuẩn đa kháng thuốc. Và thực trạng ở nước ta cũng nguy hiểm không kém.
Theo Cục Quản lý khám chữa bênh, Bộ Y tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trong khu vực châu Á. Một số vi khuẩn đã có tỷ lệ kháng kháng sinh lên tới 60 -70%, thậm chí là 90%.
Ở Việt Nam, các bác sĩ đã phải sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4 trong khi nhiều quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 mà vẫn có hiệu quả. Đáng lo ngại hơn, ở nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.
Video đang HOT
Với tình hình này, WHO dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có một người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới. Khi đó, các bệnh thông thường như ho hay chỉ một vết cắt cũng có thể gây tử vong.
Một bức tranh thực sự đáng sợ ở trong tương lai không xa. Nhưng may mắn thay, việc hạn chế nó lại đơn giản đến không ngờ. Dịch Covid-19 đã dạy cho toàn thế giới về lợi ích của những việc vô cùng đơn giản mà chúng ta đã làm rất thành công như rửa tay và đeo khẩu trang. Điều đó giúp hạn chế đến mức thấp nhất những mầm bệnh dễ lây lan. Và chỉ nên sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
Nên nhớ rằng, không phải bất kỳ hiện tượng nhiễm trùng nào cũng cần kháng sinh. Mỗi quyết định sử dụng kháng sinh ghi trong đơn thuốc đều gắn liền với sự cần thiết phải dùng kháng sinh, đúng loại kháng sinh, đúng liều lượng trong khoảng thời gian phù hợp với mỗi cá nhân khác nhau. Đây vốn là những kiến thức mà các bác sĩ đã phải vất vả trong nhiều năm học tập để có được.
Việc chúng ta chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định cần thiết chính là một món quà giá trị nhất mà chúng ta trao tặng cho con trẻ để tương lai của chúng khỏe mạnh hơn. Chúng sẽ dễ dàng vượt qua những chứng bệnh thông thường và sẽ không tốn tiền, thời gian và thậm chí cả tính mạng chỉ vì chúng ta đã lựa chọn việc dễ hơn, tiện hơn vào thời điểm này.
Trên hết, cần lưu ý rằng thông tin về các loại bệnh và thuốc trên mạng internet chỉ giúp chúng ta có thêm hiểu biết và không phải lo lắng thái quá về những chứng bệnh gặp phải. Xin hãy nhớ, chúng ta không phải là thiên tài để có thể trở thành bác sĩ chỉ bằng vài cái click chuột trong vòng nửa giờ.
Hà Nội đang lạnh, hãy rửa tay thường xuyên hơn, đeo khẩu trang, giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài trong thời tiết này để hạn chế mầm bệnh. Đừng bao giờ uống thuốc kháng sinh khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ dù chỉ là những liều kháng sinh nhẹ nhất. Điều đó tốn kém hơn, mất thời gian và công sức hơn nhưng nó sẽ tốt hơn nhiều cho tương lai của chúng ta và con trẻ. Đừng tự đầu độc gia đình mình chỉ vì tiện.
Trời lạnh 11-14 độ C: Sai lầm này của bố mẹ khiến trẻ càng dễ mắc bệnh
Không ít phụ huynh vì chăm con theo kinh nghiệm dân gian hoặc cảm tính khiến trẻ càng dễ mắc bệnh và bệnh diễn tiến trầm trọng hơn, khi thời tiết đột ngột trở lạnh.
Thời tiết các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chuyển rét đột ngột, với nhiệt độ thấp nhất 11-14 độ C, vùng núi 8-11 độ C, vùng núi cao dưới 5 độ C và có khả năng xảy ra băng giá. Đây là đợt rét đậm rét hại đầu tiên của mùa Đông năm nay.
Thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường. Vì hệ miễn dịch phát triển chưa toàn diện, trẻ em là mục tiêu tấn công hàng đầu của các mầm bệnh.
Hệ miễn dịch của trẻ con non yếu, trẻ khó thích nghi với biến đối của môi trường là lý do trẻ dễ nhiễm bệnh khi giao mùa.
Trẻ có thể bị bệnh hô hấp từ nhẹ đến nặng như: viêm đường hô hấp trên, viêm mũi - họng, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi... nếu không được phòng tránh bệnh kịp thời.
Đáng nói, nhiều cách chăm con "phản khoa học" của các ông bố, bà mẹ lại góp phần khiến trẻ mắc bệnh hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh, khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột như hiện nay:
Tự ý điều trị cho trẻ
Nhiều ông bố, bà mẹ khi thấy con có dấu hiệu viêm họng, sổ mũi, nhức đầu thường dựa vào kinh nghiệm từ những lần ốm trước của trẻ hay của chính bản thân mình, để mua thuốc về tự điều trị.
Theo ThS.BS Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các trường hợp trẻ bị viêm đường hô hấp nếu được đưa đến bệnh viện sớm, thì việc điều trị sẽ không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bố mẹ tự mua thuốc, tự xử lý tại nhà thì các bệnh nhi sẽ dễ bị bội nhiễm.
"Từ tình trạng ban đầu chỉ đơn giản là ứ đọng đờm dãi, các cháu có thể bị bội nhiễm viêm tai giữa, bội nhiễm viêm phế quản phổi, và thậm chí là tình trạng nặng hơn như nhiễm khuẩn huyết", BS Thúy cho hay.
Theo chuyên gia này, khi tình trạng bệnh diễn tiến nặng, sinh ra các biến chứng sẽ dẫn đến nhiều vấn đề. Trước hết, việc điều trị cho các bé khó khăn, khiến thời gian nằm viện kéo dài, chi phí điều trị tăng lên rất nhiều, đáng nói hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bệnh nhi.
Cho trẻ mặc trang phục không phù hợp
Vào mùa đông, việc lựa chọn trang phục phù hợp cho trẻ cũng là một yếu tố quan trọng để phòng bệnh.
Trang phục đương nhiên cần phải đảm bảo đủ ấm. Cổ họng và lồng ngực, theo chuyên gia, là 2 vị trí quan trọng nhất cần phải bảo vệ để phòng bệnh lây qua đường hô hấp.
Cần lưu ý rằng, việc cho trẻ mặc quá ấm có thể làm phản tác dụng. Theo đó, việc trang phục quá nóng bức sẽ khiến trẻ bị ra mồ hôi, đặc biệt là khi trẻ chạy nhảy, vận động... Mồ hôi có thể thấm ngược vào cơ thể, gây lạnh, trẻ dễ bị viêm phổi.
Để phòng bệnh, cần điều chỉnh cách ăn mặc để cơ thể thích nghi được với sự thay đổi thời tiết. Buổi sáng đi học có thể mặc ấm cho con, nhưng nên mặc nhiều lớp áo, dễ cởi để khi đến trường trẻ nóng lên, chạy nhảy có thể dễ dàng cởi bỏ lớp áo bên ngoài.
Ở nhà, thấy trẻ dinh dính mồ hôi, nên mạnh dạn cởi bỏ áo ấm, mặc áo thu đông mỏng để trẻ không bị ra mồ hôi, thấm ngược vào cơ thể gây bệnh. Lau mồ hôi, thay áo khi áo ẩm do ngấm mồ hôi.
Lạm dụng vitamin C để phòng bệnh cho trẻ
Ăn cam, uống vitamin C có thể coi là phương pháp tăng cường sức đề kháng quen thuộc của nhiều gia đình vào mùa lạnh.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tằng, việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể cần đảm bảo vừa đủ theo khuyến cáo thì mới đem lại hiệu quả cao nhất. Trong trường hợp bổ sung vitamin C dưới dạng liều cao (viên uống, viên sủi) cần đặc biệt chú ý, bởi cơ thể, nhất là cơ thể trẻ nhỏ, hấp thu quá nhiều có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho sức khỏe.
Lượng vitamin C khuyến cáo dành cho trẻ nhỏ căn cứ vào độ tuổi. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần dung nạp khoảng 25 mg C mỗi ngày là đủ, trên 1 tuổi trẻ cần bổ sung 30-40 mg C mỗi ngày.
Vitamin C liều cao chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, khi bị bệnh và theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sử dụng nhiều hơn nhu cầu khuyến nghị, cơ thể cũng phải đào thải và lâu dài có nguy cơ sỏi thận và nhiều biến chứng khác.
Những nguyên tắc phòng bệnh cho trẻ nhỏ khi trời trở rét
BS Thúy khuyến cáo, các gia đình cần lưu ý những nguyên tắc dưới đây để đảm bảo an toàn cho con em, trong mùa cao điểm:
- Trước hết, cần nâng cao thể trạng của trẻ thông qua chế độ ăn uống và bổ sung vitamin theo lứa tuổi.
- Chú ý đến khâu vệ sinh, nhất là vệ sinh cá nhân của trẻ. Người lớn cần hướng dẫn trẻ rửa tay và thậm chí là rửa đồ chơi của trẻ, không cho trẻ ngậm đồ chơi.
- Tránh đưa trẻ đến nơi đông người. Nếu trẻ bị ốm thì nên cho trẻ nghỉ học, cách ly tại nhà. Việc này sẽ giúp chăm sóc trẻ tốt hơn và tránh lây lan cho người khác.
- Các virus gây bệnh đường hô hấp lây lan qua giọt bắn. Vì vậy, cần cho trẻ đeo khẩu trang khi ở nơi đông người. Hạn chế tối đa việc người lớn hôn má trẻ vì có thể lây bệnh.
Loại gia vị quen thuộc mạnh hơn thuốc kháng sinh Nghiên cứu mới chỉ rõ, mật ong có thể điều trị ho và cảm lạnh tốt hơn kháng sinh và không có tác dụng phụ. Viện Y tế và Chất lượng điều trị quốc gia Anh (NICE)) và Viện Sức khỏe quốc gia (PHE) chính thức khuyến nghị các bác sĩ nên sử dụng mật ong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp...