Đừng giấu bác sĩ khi đi khám vô sinh, hiếm muộn
Nắm được tiền sử thai sản của bệnh nhân là một điều rất quan trọng và cần thiết đối với bác sĩ khi đi khám phụ khoa, hiếm muộn hay khám thai…
Chào bác sĩ, em có một nỗi băn khoăn mong muốn được bác sĩ giúp đỡ em như sau. Em năm nay 26 tuổi, đã kết hôn 2 năm và chưa có con dù em không dùng biện pháp kế hoạch nào. Cách đây 6 năm, khi còn là sinh viên, em đã từng bỏ thai 1 lần (lúc thai được 7 tuần tuổi). Bây giờ, khi đi khám hiếm muộn, bác sĩ hỏi em đã từng bỏ thai chưa thì em trả lời là chưa. Tuy nhiên, em rất băn khoăn từ đó tới giờ vì em uống nhiều thuốc và vẫn không thể có thai.
Bác sĩ cho em hỏi, nếu em nói dối như vậy thì có ảnh hưởng gì đến kết quả khám và chữa bệnh của em không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Thảo Liên)
Trả lời:
Bạn Thảo Liên thân mến!
Qua mô tả của bạn có thể thấy bạn đang rất lo lắng về tình trạng hiếm muộn của mình. Tuy nhiên, cũng phải nói với bạn rằng, bạn đã rất sai lầm khi giấu bác sĩ về tiền sử bỏ thai của mình. Nắm được tiền sử thai sản của bệnh nhân là một điều rất quan trọng và cần thiết đối với bác sĩ khi đi khám phụ khoa, hiếm muộn hay khám thai… Nó giúp bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, từ đó có những lưu ý và phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Video đang HOT
Nắm được tiền sử thai sản của bệnh nhân là một điều rất quan trọng và cần thiết đối với bác sĩ khi đi khám phụ khoa, hiếm muộn hay khám thai… (Ảnh minh họa: Internet)
Một số vấn đề chị em không nên giấu bác sĩ khi đi khám phụ khoa, hiếm muộn bao gồm:
- Chuyện quan hệ tình dục: Bạn nên nói với bác sĩ về lịch sử tình dục của mình trước đó và hiện giờ của bạn, số lượng bạn tình… Điều này rất quan trọng vì nó có thể liên quan để nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục mà bạn có thể gặp. Bạn cũng cần cho bác sĩ biết mình có bị đau khi ‘quan hệ’ hay không. Đau khi quan hệ tình dục có thể xuất phát từ các vấn đề ở màng trong dạ con, hoặc do nhiễm nấm men, u xơ, nhiễm trùng trong âm đạo… Những vấn đề này chị em nên được phát hiện thật sớm để được điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh đe dọa đến khả năng sinh sản của chị em.
- Tiền sử dùng thuốc tránh thai: Dùng thuốc tránh thai không đúng có thể kéo theo hậu quả là rối loạn nội tiết và dẫn đến khó thụ thai dù sau đó đã dừng thuốc trong thời gian dài.
- Tình trạng kinh nguyệt: Nếu bạn gặp phải chứng tiền kinh nguyệt khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất thì bạn cũng nên nói với bác sĩ phụ khoa để được bác sĩ giúp đỡ tốt nhất. Tình trạng kinh nguyệt của bạn cũng là yếu tố rất quan trọng tác động đến sức khỏe sinh sản của bạn.
Như trường hợp của bạn, nếu biết bạn đã từng bỏ thai, bác sĩ sẽ có thêm thông tin để chẩn đoán liệu nguyên nhân khó thụ thai của bạn có phải là hậu quả của lần bỏ thai trước hay không. Từ đó, bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết để nhanh có hiệu quả điều trị.
Vì vậy, lần đi khám sau đó, bạn hãy nói lại với bác sĩ về tiền sử sức khỏe của mình nhé.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!
BS Hoa Hồng
Theo Afamily
Nguyên nhân không có tinh trùng
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng không tinh trùng nhưng thường gặp nhất là do rối loạn quá trình sinh tinh.
Đây là nguyên nhân có thể chiếm đến 50% các trường hợp không tinh trùng. Sinh tinh là một quá trình phức tạp xảy ra bên trong tinh hoàn. Các rối loạn về sinh tinh có thể gặp như giảm sinh tinh, hội chứng chỉ có tế bào Sertoli...
Theo nghiên cứu có đến khoảng 30% trường hợp không tinh trùng hay tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng có bất thường về cấu trúc gen. Chính vì vậy, bất thường về yếu tố di truyền cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng không tinh trùng.
Nguyên nhân tiếp theo là bất thường ở đường dẫn tinh. Trong đó thường gặp nhất là do tắc ống dẫn tinh, nơi dẫn tinh trùng từ mào tinh đến niệu đạo sau trong quá trình xuất tinh. Tắc ống dẫn tinh có thể xảy ra sau viêm nhiễm hay trong một số trường hợp sau thắt ống dẫn tinh.
Không có tinh trùng trong tinh dịch dẫn đến vô sinh hiếm muộn (Ảnh minh họa: Internet)
Ngoài ra, một số dị tật bẩm sinh như không có ống dẫn tinh hai bên cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây không tinh trùng do tắc nghẽn. Theo nghiên cứu, tình trạng này có thể xuất hiện với tần suất khoảng 6%.
Thêm nữa, còn có một số nguyên nhân ít gặp khác có thể là rối loạn hoạt động đường dẫn tinh hay suy tuyến yên. Xuất tinh ngược dòng (tinh dịch được đưa ngược vào bàng quang) là một trong những nguyên nhân thường gặp của rối loạn đường dẫn tinh. Tình trạng này có thể xuất hiện lên đến 18% trong các trường hợp không tinh trùng.
Để điều trị các trường hợp vô sinh do không tinh trùng, nếu bệnh nhân không muốn xin tinh trùng người khác, một điều kiện tiên quyết là phải lấy được tinh trùng của người chồng. Trong trường hợp xuất tinh ngược dòng, tinh trùng có thể được lấy từ nước tiểu trong bàng quang (sau khi đã được điều chỉnh pH cho thích hợp).
Trong các trường hợp không tinh trùng do tắc nghẽn, tinh trùng có thể được lấy từ mào tinh bằng vi phẫu thuật hay đâm kim xuyên qua da. Trong một số ít trường hợp, khi không thể lấy được từ mào tinh, tinh trùng có thể được lấy từ tinh hoàn. Tinh trùng thu được có thể được sử dụng trong kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm hay tiêm tinh trùng vào bào tương trứng.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thu Hà/Suckhoedoisong.vn
Bé trai 2 tháng tuổi bị bỏ rơi trước nhà đôi vợ chồng hiếm muộn Mở cửa lúc sáng sớm, vợ chồng ông Đức phát hiện bé trai khoảng 2 tháng tuổi được quấn khăn tắm nằm khóc trước nhà. Ngày 16/12, UBND xã Hương An (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) phát thông báo tìm người thân đồng thời làm thủ tục tạm bàn giao bé trai khoảng 2 tháng tuổi cho người đầu tiên phát hiện cháu...