Dùng gelatin làm “giàn giáo” để tạo cơ cho thịt nhân tạo
Các nhà khoa học trên thế giới đang nỗ lực tạo ra những miếng thịt, cá trong phòng thí nghiệm để thay thế dần cho việc diết thịt các loài vật.
Tuy nhiên, những miếng thịt nhân tạo dù có hương vị giống đến mấy nhưng vẫn trông như bột nhão, vì thế họ đã nghĩ ra một dạng “giàn giáo” làm bằng gelatin để tạo cơ cho những miếng thịt.
“Giàn giáo” galetin như khung nhà tạo cơ cho thịt nhân tạo
Ngành công nghiệp thịt thay thế đã từng hứa hẹn sẽ tạo ra những bánh mì được kẹp thịt thật ngon, thịt nướng và thậm chí sushi được trồng từ các tế bào động vật trong phòng thí nghiệm.
Nhưng hầu hết những miếng thịt nhân tạo vẫn trông giống như bột nhão. Quá trình sản xuất đã từng thành công với những miếng thịt có cơ bắp và chất béo được phát triển từ tế bào gốc trong các đĩa nuôi cấy tế bào, nhưng cách này không cung cấp loại kết cấu cần thiết cho việc cắt giảm đáng kể thịt, như bít tết.
Ngày 28-10, các nhà khoa học tại Đại học Harvard đưa ra báo cáo rằng họ đã tìm được cách bắt chước ngày càng giống hơn hình dạng và hương vị của thịt thật, bằng cách phát triển các tế bào cơ của bò và thỏ trên “giàn giáo” gelatin. Nghiên cứu của họ đã được công bố trên tạp chí Science of Food.
Nhà nghiên cứu Luke MacQueen, Đại học Harvard, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng việc tạo cơ cho thịt nhân tạo có thể được thực hiện. Bây giờ chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện các phương pháp của mình, tinh chỉnh các loại sợi giàn giáo để thử các kết cầu thịt phức tạp hơn để đáp ứng thị hiếu và dinh dưỡng”.
Việc tinh chỉnh kỹ thuật có thể giúp con người và cả động vật ăn thịt coi thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm như một sự thay thế bền vững cho thịt diết mổ, Tiến sĩ MacQueen nói.
Trong cơ thể, các nhóm tế bào nhận được sự hỗ trợ vật lý từ một ma trận ngoại bào, được tạo thành từ nước, protein collagen và các chất dinh dưỡng khác nhau. Ma trận ngoại bào cũng cung cấp các tín hiệu thiết yếu cho sự tăng trưởng, định hướng tế bào và sự khác biệt.
Theo Kevin Kit Parker, nhà nghiên cứu sinh học tại Harvard, đồng tác giả của nghiên cứu, các tế bào cơ bắp cần một cấu trúc để phát triển, giống như các bức tường của tòa nhà cần một khung thép hoặc một ngôi nhà cần một bộ xương bằng gỗ.
Để bắt chước môi trường tế bào này, Tiến sĩ Parker và các đồng nghiệp đã quyết định tạo ra các “giàn giáo” từ các nồng độ gelatin khác nhau. Gelatin vốn là một sản phẩm protein có nguồn gốc từ collagen. Khi thịt nhân tạo được nấu chín, nhiệt tự nhiên làm tan các sợi collagen thành gelatin mềm hơn khiến thịt có kết cấu mọng nước, Tiến sĩ Parker nói.
Hình ảnh sợi của vi chất gelatin. Ảnh: Harvard
Để tạo ra các vi chất gelatin, các nhà nghiên cứu đã hòa tan bột gelatin có bán trên thị trường và tách nó ra như kẹo bông. Việc xoay gelatin ở tốc độ cao khiến nó hình thành các sợi ở dưới cùng của máy quay. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng enzyme để liên kết chéo các sợi tạo thành một cấu trúc dệt chắc chắn cho các tế bào phát triển.
Các tế bào thỏ và bò bám vào “giàn giáo” gelatin phát triển cho đến khi chúng hình thành cơ bắp.
Để kiểm tra xem sản phẩm cuối cùng có giống với kết cấu của thịt mà con người sử dụng hàng ngày hay không, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một loạt các phân tích như: mô phỏng nấu ăn bằng cách làm nóng thịt trong phòng thí nghiệm trên một đĩa nóng, nén thịt và đo lực cần thiết để cắt từng miếng thịt. Họ phát hiện ra rằng thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm đã đạt yêu cầu.
Một hình ảnh hiển vi của cơ thịt thỏ. Ảnh: Harvard
Từ thí nghiệm thành công đến một ngành công nghiệp thịt nhân tạo
Video đang HOT
Các nhà khoa học Harvard không phải là những người duy nhất thử nghiệm giàn giáo cho thịt dựa trên tế bào.
Trước đó, một số nhà nghiên cứu đã được truyền cảm hứng từ lĩnh vực y học tái sinh, trong đó “giàn giáo” được sử dụng phát triển các mô để có thể một ngày nào đó được sử dụng sửa chữa hoặc ghép các bộ phận trong cơ thể. Họ đã biến lá rau bina thành “giàn giáo” bằng cách loại bỏ tất cả các tế bào của cây và sử dụng các thành tế bào trống làm khung để phát triển mô động vật.
Các công ty tế bào nông nghiệp cũng đang nghĩ ra “giàn giáo” từ các vật liệu tự nhiên, như cellulose, tinh bột và alginate, có thể có giá cả phải chăng hơn.
Cá hồi nhân tạo được phục vụ tại buổi nếm thử ở Portland.
Ông Justin Kolbeck, đồng sáng lập và CEO của Wild Type, một công ty khởi nghiệp làm cá hồi nhân tạo cho biết, vảy cá khác nhau vì kiến trúc cơ bản của nó khá khác biệt với các loại thịt khác. Các tế bào của chúng ta cũng phát triển ở nhiệt độ khác nhau từ các hệ thống động vật có vú, vì vậy các “giàn giáo” cần phải được tối ưu hóa thực sự cho các tế bào cá trong tất cả các trường hợp.
Theo ông Greg Ziegler, Giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học bang Pennsylvania, trước khi thịt hoặc cá được nuôi cấy trở thành một mặt hàng chủ lực, các công ty cũng phải vượt qua những thách thức về quy mô, Họ cần tối ưu hóa phương tiện mà các tế bào phát triển và sắp xếp các cơ sở lớn để nuôi cấy khối lượng tế bào khổng lồ với tốc độ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Phải mất ba tuần rưỡi để tạo ra một pound (tương đương 453g) cá hồi cho một sự kiện nếm thử tại Portland vào tháng 6 vừa qua.
Các công ty cũng phải giành được sự chấp thuận theo quy định để phục vụ hoặc bán thịt nhân tạo cho công chúng. Nhưng khi thịt thay thế trở nên có sẵn và giá cả phải chăng, người tiêu dùng có thể thấy dễ dàng hơn để vượt qua sự lạ lẫm của mình về thực phẩm được nuôi trong phòng thí nghiệm, nếu nó thực sự trông, có vị và cảm giác như thật.
HOÀNG DƯƠNG
Theo nhandan.com.vn/NYtimes
Cha mẹ Trung Quốc nai lưng kiếm tiền cho con du học Mỹ
"Tôi kiệt sức khi phải kiếm tiền cho 2 trên 4 đứa con du học Mỹ. Rất khó để kiếm được tiền nhưng bọn trẻ không hiểu, chúng luôn nghĩ cha mẹ có dư để mua những thứ xa xỉ".
Zing.vn trích dịch từ South China Morning Post, phản ánh thực trạng học phí của du học sinh Trung Quốc tại Mỹ trở thành gánh nặng của các bậc phụ huynh. Đáng tiếc, nhiều bạn trẻ không ý thức được điều này.
Jerry Liu là sinh viên năm cuối tại một trường trung học tư thục nội trú ở miền đông bang Pennsylvania (Mỹ). Giống như phần lớn du học sinh Trung Quốc tại đây, học phí của Liu rơi vào khoảng 59.000 USD/năm.
Bên cạnh đó, Liu còn bay từ New York trở về nhà tại Bắc Kinh ba lần một năm vào các ngày lễ, tốn hơn 1.300 USD cho mỗi chuyến đi.
"Trước khi con trai tôi đi du học, chúng tôi đã thỏa thuận với Liu rằng vợ chồng chúng tôi chỉ chi trả học phí cho nó thôi", mẹ của Liu - một trợ lý văn phòng cho biết.
Học phí của Jerry Liu lên đến 59.000 USD/năm. Ảnh: Handout.
Viện Giáo dục Quốc tế cho biết, trong năm học 2017 - 2018, Trung Quốc cung cấp nguồn du học sinh lớn nhất cho Mỹ, với hơn 363.000 sinh viên.
Theo báo cáo của LendEDU năm 2017, khác với việc người trẻ ở Mỹ tự vay và trả nợ tiền học, sinh viên châu Á lại nhận được sự giúp đỡ tài chính nhiều nhất từ cha mẹ để chi trả học phí.
Tuy nhiên, rất ít bạn trẻ biết được chi phí du học của mình tiêu tốn gần 80% thu nhập của cha mẹ.
Giai đoạn chuẩn bị đầy tốn kém
Đối với các gia đình Trung Quốc, chi phí để du học không bao giờ là đủ, bởi trung bình học phí tại Mỹ tốn gấp 15 lần học phí tại các trường đại học hàng đầu tại Trung Quốc, đồng nghĩa với số tiền cho gia sư kèm cặp và tư vấn du học cũng lớn hơn rất nhiều lần.
Hành trình du học Mỹ của một sinh viên Trung Quốc bắt đầu bằng những bài kiểm tra tiêu chuẩn. Một trong số đó là bài kiểm tra TOEFL, tốn khoảng 217 USD/bài. Họ có thể phải làm đi làm lại bài TOEFL hoặc SAT, SSAT cho đến khi đạt được điểm yêu cầu.
"Có những học sinh ở trường tôi đã thi TOEFL tới 10 lần", Hongyi Yin (18 tuổi), sinh viên năm thứ nhất ở trường Đại học Case Western Reserve tại Cleveland (Mỹ) chia sẻ.
Chính Yin cũng đã thi tới 6 lần, dù cô học tại một trong những trường trung học hàng đầu quốc gia.
Phần lớn du học sinh Trung Quốc tập trung đông đảo tại Los Angeles. Ảnh: AFP.
Bên cạnh đó, ở Trung Quốc, chi phí cho một bài thi SAT bị đội lên gấp đôi, thậm chí là gấp ba lần vì kỳ thi này đã bị khai trừ khỏi một số quốc gia Châu Á, trong đó có Trung Quốc sau một chuỗi các vụ bê bối gian lận từ năm 2016.
Hiện nay, mỗi năm có hơn 40.000 bạn trẻ Trung Quốc phải bay sang Hong Kong, Singapore hay Hawaii chỉ để làm bài kiểm tra SAT.
Tingran Wang (18 tuổi) đã bay sang Hong Kong 3 lần trong năm vừa qua.
"Tôi chỉ tập trung vào bài thi của mình và cố gắng không bị phân tâm trước bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra", Wang chia sẻ.
Du học sinh Trung Quốc dự buổi lễ tốt nghiệp của trường Đại học New York. Ảnh: Alamy.
Tại các thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thượng Hải, hầu hết tòa nhà lớn đều là trung tâm luyện thi. Các bạn trẻ dành hàng giờ để tham gia các lớp học thêm nhằm chuẩn bị cho bài kiểm tra. Các trung tâm cũng cung cấp giáo trình theo từng mức học phí khác nhau, giúp các học sinh đạt điểm kiểm tra như mong muốn.
Theo ông Haimu Sun - Giám đốc điều hành Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Sanlin - một trung tâm luyện thi phổ biến ở Thượng Hải, các khóa học có giá dao động từ 1.450 USD đến 43.500 USD.
Trung tâm Sanlin cũng cung cấp các chuyến đi đến Hong Kong và Mỹ để làm bài kiểm tra SAT với sự tham gia của khoảng 1.000 sinh viên mỗi năm.
Chuyên gia tư vấn đóng vai trò quan trọng
Đối với phụ huynh Trung Quốc, quy trình nộp đơn vào các trường đại học tại Mỹ khá phức tạp. Vì vậy, việc thuê một chuyên gia tư vấn cá nhân là một điều cần thiết chứ không đơn thuần chỉ là một lựa chọn.
Nini Suet - Giám đốc điều hành của Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Shang cho biết, các bậc cha mẹ sẵn sàng trả cho một chuyên gia tư vấn 40.000 USD mỗi năm "vì họ sợ bị đánh trượt hồ sơ".
"Vào những năm 80, người Trung Quốc cho rằng những đứa trẻ học kém mới đi học ở Mỹ", theo bà Suet, "Tuy nhiên, hiện nay các sinh viên hàng đầu của Trung Quốc đang nhắm đến những tổ chức giáo dục tốt nhất ở Mỹ".
Chuyên gia tư vấn tại một triển lãm du học tổ chức ở Bắc Kinh vừa qua. Ảnh: Imaginechina
Linghui Zhang (40 tuổi) - Giám đốc điều hành của một công ty tài nguyên năng lượng ở Bắc Kinh trả hơn 174.000 USD cho một công ty tư vấn để đảm bảo con trai lớn đỗ một trường đại học danh tiếng tại Mỹ.
"Chuyên gia tư vấn nói rằng con trai chúng tôi cần phải tham gia tất cả các lớp học và đào tạo đó", bà Zhang nói.
Chi phí bao gồm việc con trai bà được huấn luyện về kỹ thuật phỏng vấn, đến thăm Seoul (Hàn Quốc) để luyện kĩ năng viết bài, đi cùng với chuyên gia tư vấn đến thăm trường học ở Philadelphia (Mỹ) để có thể nhận được nhiều thông tin nội bộ hơn từ các nhân viên tuyển sinh.
Hy sinh vì con vô điều kiện
Mặc dù nắm giữ chức vụ cao trong công ty, bà Zhang vẫn cảm thấy căng thẳng về vấn đề tài chính khi 2 trong số 4 đứa con của bà học tập tại Mỹ. Trung bình mỗi người tốn khoảng 65.000 USD/năm.
"Tôi cảm thấy kiệt sức", bà nói, "Rất khó để kiếm được tiền nhưng bọn trẻ không hiểu được sự áp lực kinh tế đó vì gia đình chúng tôi sống trong một ngôi nhà lớn và đẹp. Bọn trẻ luôn nghĩ chúng tôi có tiền dư để mua cho chúng những thứ xa xỉ".
"Tôi chỉ muốn chi tiền cho việc học của các con chứ không phải sự lười biếng của chúng", bà Zhang chia sẻ thêm. "Tôi không thể hiểu nổi vì sao con trai mình tốn hàng trăm USD để bắt taxi đi học chứ không phải sử dụng phương tiện công cộng như các bạn khác".
Du học sinh Trung Quốc tại một buổi lễ tốt nghiệp trung học ở Mỹ. Ảnh: Alamy.
Ziheng Ma (18 tuổi) học tại một trường học ở San Diego, bang California. Ngoài việc phải đóng học phí 20.000 USD/năm, cha mẹ của Ma phải trả thêm 1.400 USD/tháng tiền thuê phòng ngoài ký túc xá.
Mùa hè này, Ziheng Ma tham gia một khóa học tại một phòng thí nghiệm tại Đại học Emory có giá 1.500 USD và một chương trình y sinh học kéo dài hai tuần tại Đại học Yale có giá 6.500 USD.
"Các chương trình tôi đăng ký tham gia học đều liên quan đến ngành sinh học, điều này sẽ giúp tôi chuẩn bị cho sự nghiệp của mình trong tương lai", Ma chia sẻ.
"Cha mẹ tôi không giàu có nhưng hiếm khi họ nói chuyện với tôi về tiền bạc", Ma khẳng định. "Họ sẽ chỉ nhắc nhở tôi nếu tôi tốn nhiều tiền vào việc mua thực phẩm tại Mỹ. Nhưng chỉ cần tôi nói cần phải trả tiền cho gia sư hoặc đóng tiền cho một chương trình học nào đó, họ không cần suy nghĩ đến lần thứ hai".
"Cha mẹ tôi đã làm việc rất chăm chỉ để cho phép tôi sở hữu những đặc quyền này", Ziheng Ma bộc bạch. "Họ chắc chắn sẽ bảo tôi thi vào trường đại học tốt nhất mà không cần xem xét học phí hay học bổng, bởi xin học bổng sẽ hạn chế lựa chọn ngành học của tôi, mặc dù nếu vậy thì cuộc sống của cha mẹ tôi sẽ bị hạn chế rất nhiều".
Theo Zing
Sóc chọn khoang máy ôtô làm nơi tích trữ lương thực, suýt gây cháy xe Thấy xe có dấu hiệu lạ và bốc mùi khét, người phụ nữ bang Pennsylvania (Mỹ) đã phát hoảng khi phát hiện dưới nắp capô hàng trăm quả óc chó do sóc tha vào. Câu chuyện được Chris Persic chia sẻ trên Facebook. Anh cho biết nhận được cuộc gọi từ người vợ Holly Persic nói rằng chiếc Kia Sorento của cô có...