Đừng dùng xà phòng nếu vỏ gối có màu vàng, 2 bí quyết này hiệu quả mạnh gấp 10 lần
Theo các chuyên gia, mỗi năm từ 3-6 tháng bạn cần cho ruột gối “tắm” một lần.
Nhiều người thường quên mất rằng việc vệ sinh và tẩy sạch ruột gối cũng quan trọng như việc bạn giặt vỏ gối thường xuyên vậy. Theo thời gian sử dụng, tùy vào chất liệu của từng loại vỏ gối, khi mồ hôi của cơ thể thấm vào gối sẽ tạo ra màu ố vàng hay mùi hôi khó chịu. Thậm chí là khi bạn sử dụng tấm bọc ni-lông bên trong vỏ gối thì điều này vẫn có thể xảy ra.
Theo các chuyên gia, mỗi năm từ 3-6 tháng bạn cần cho ruột gối “tắm” một lần để đảm bảo ruột gối luôn sạch sẽ và loại bỏ hết các vi khuẩn. Tuy nhiên, nhiều người vì không biết cách làm sạch ruột gối nên cứ hễ ruột gối bẩn đành “ngậm ngùi” bỏ đi thì thật lãng phí.
Để tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn đạt hiệu quả tẩy trắng hoàn hảo bạn có thể thử cách sau:
1. Cách giặt ruột gối bằng máy giặt
Cách thực hiện
Bước 1: Cho nước vào nửa lồng giặt với tỉ lệ 3:1 (3 phần nước lạnh, 1 phần nước nóng). Nước nóng sẽ giúp cho các vết bẩn trên ruột gối dễ dàng bị loại bỏ.
Bước 2: Cho hỗn hợp nguyên liệu vào máy giặt theo tỷ lệ: 1 muỗng bột giặt : 1/2 muỗng nước rửa chén : 1/2 muỗng thuốc tẩy : 1/2 chén baking soda.
Video đang HOT
Bước 3: Cho ruột gối vào lồng giặt rồi nhấn nút Khởi động để máy giặt như bình thường.
Bước 4: Khi máy sang xả bọt lần đầu, các bạn hãy ấn tạm dừng rồi đảo chiều ruột gối để giặt được sạch hơn rồi tiếp tục hoàn thành chu trình giặt.
2. Cách giặt ruột gối bằng tay
Cách thực hiện
Bước 1: Bạn chuẩn bị một chiếc thao lớn rồi hòa tan tất cả các hỗn hợp này lại với nhau theo tỷ lệ: 1 muỗng bột giặt : 1/2 chén giấm : 1/2 chén baking soda trong nước ấm
Bước 2: Cho ruột gối vào hỗn hợp này và ngâm khoảng 15 – 20 phút.
Bước 3: Cho ruột gối vào một thao trên sau đó dùng tay chà xát, bóp ruột gối nhiều lần để vừa làm sạch vừa đẩy các hỗn hợp tẩy rửa ra ngoài.
Bước 4: Xả lại nhiều lần bằng nước sạch rồi mang phơi khô.
Lưu ý: Bạn không nên sử dụng nước giếng để giặt ruột gối, vì nước giếng chưa qua xử lý có thể nhiễm phèn làm gối ố vàng hơn.
Ngoài ra bạn cũng có thể thử cách tẩy trắng ruột gối bị ố vàng bằng hàn the:
Với cách tẩy gối bị ổ vàng bằng hàn the, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 1 nắp bột giặt, 1 cốc nước rửa chén, 1 cốc thuốc tẩy quần áo (Loại thành phần từ thiên nhiên để không ảnh hưởng đến chất lượng ruột gối), nửa cốc bột hàn the, nước ấm vừa đủ.
Ngâm ruột gối trong hỗn hợp dung dịch trên khoảng 20 phút và bóp nhẹ để làm sạch vết ố vàng. Đừng quên xả nước sạch nhiều lần cho đến khi ruột gối trắng hoàn toàn. Nếu muốn gối thơm tho thì có thể sử dụng thêm nước xả vải nhé.
Nước rửa bát nên đổ trực tiếp vào hay hòa loãng? Không ít người đã sai suốt nhiều năm
Sau khi rửa bằng nước rửa chén, bát đĩa cần phải được tráng kỹ với nước sạch và dùng khăn khô lau qua rồi để ở nơi thoáng mát khô ráo.
Rửa bát là công việc tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không cẩn thận, nó cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Trong đó đổ nước rửa chén trực tiếp lên bát đĩa bẩn là thói quen của rất nhiều bà nội trợ. Tuy nhiên việc này không giúp bạn làm sạch dầu mỡ mà chỉ khiến bạn dùng quá nhiều nước rửa chén.
Khi sử dụng quá nhiều, phần nước rửa chén này sẽ khó để rửa trôi. Nếu không được làm sạch cẩn thận, hóa chất còn sót lại trên bát đĩa sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng gây tiêu chảy, đau bụng, tổn thương đường ruột...
Cách làm đúng nhất là lấy khoảng nửa bát nước sau đó cho nước rửa chén vào khuấy đều rồi sử dụng mút/miếng rửa bát để rửa. Sau khi rửa bằng nước rửa chén, bát đĩa cần phải được tráng kỹ với nước sạch và dùng khăn khô lau qua rồi để ở nơi thoáng mát khô ráo.
Ngoài, còn có một số sai lầm nhiều người mắc phải như:
Ngâm bát đũa trong bồn rửa quá lâu
Sau bữa ăn, một số người có thói quen ngâm bát đũa trong bồn rửa vài tiếng rồi mới làm sạch. Nhiều người nghĩ rằng ngâm bát đĩa trong nước có pha thêm chút nước rửa bát thì các vết bẩn mới sạch hết được.
Tuy nhiên, ngâm các loại bát đũa trong dung dịch nước tẩy rửa càng lâu, nguy cơ hóa chất ngấm vào bên trong các vật dụng này càng cao. Đặc biệt là đối với những dụng cụ làm bằng chất liệu dễ thấm như tre, gỗ. Một khi đã ngâm chúng vào hóa chất thì rất khó để làm sạch hoàn toàn.
Không chú ý đến vệ sinh của giẻ rửa bát
Nếu giẻ rửa bát không được thay thế trong một thời gian dài, số vi khuẩn trong nó sẽ sản sinh rất nhanh và lên tới con số rất lớn. Với một chiếc giẻ rửa bát bẩn, vi khuẩn sẽ lưu lại rất nhiều trong đĩa và bát khi rửa. Bạn nên thay giẻ rửa bát trong khoảng 1-2 tháng.
Dùng xà phòng/bột giặt để rửa chén
Hầu hết thành phần chất hóa học được sử dụng trong xà phòng đều mang độc tính nhiều hơn nước rửa chén. Khi dùng bột giặt để rửa dụng cụ đựng thức ăn, các hóa chất có thể sót lại trong quá trình rửa và tráng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể.
Rửa bát đĩa vỡ
Với những chiếc bát hoặc đĩa bị sứt mẻ, bạn không nên đưa hóa chất vào để tẩy rửa bởi trên bề mặt không được bằng phẳng, dung dịch hóa chất rất dễ bám lại trên đó và khiến chúng ta khó lòng mà rửa sạch triệt để. Cách tốt nhất với những bề mặt như thế này, hãy sử dụng nước nóng để tẩy rửa nhé các chị em. Vừa đảm bảo sạch dầu mỡ lại vừa không lo dính hóa chất, rất tiện lợi phải không nào?
Chỉ cần đặt một chiếc lá nguyệt quế ở nhà, tất cả gián sẽ biến mất trong một đêm Không cần tốn tiền cho thuốc diệt côn trùng! Dưới đây là cách đuổi gián đơn giản và hiệu quả. Gián mang đến mùi hôi khó chịu với hình dạng ghê rợn, biết bao người chỉ ước diệt và tống khứ chúng đi vĩnh viễn. Nhưng không phải ai cũng thích dùng bình xịt côn trùng vì có thể bám vào thực phẩm...