Dùng drone vận chuyển nội tạng
Công ty Unither Bioelectronics vừa giao một bộ phổi người bằng drone ( máy bay không người lái) từ Bệnh viện Tây Toronto đến Bệnh viện Đa khoa Toronto (Canada) chỉ trong khoảng 6 phút.
Dù drone đã trở nên phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của người phương Tây, nhưng dùng drone để vận chuyển nội tạng của con người lại là chuyện không hề dễ dàng. Unither Bioelectronics mất 18 tháng để tạo ra chiếc drone đặc biệt có thể chuyên chở bộ phổi người một cách an toàn.
Công ty chế tạo một hộp chứa bằng sợi carbon siêu nhẹ có thể chịu được những va đập, rung chuyển trong quá trình bay, đồng thời bảo vệ bộ phổi khỏi áp lực từ độ cao và áp suất trên không. Cả drone và hộp chứa đều được trang bị thêm dù bay và hệ thống GPS tiên tiến để tăng độ an toàn.
Trước đây đã có drone vận chuyển nội tạng cấy ghép cho bệnh viện, nhưng đây là lần đầu tiên drone được dùng để giao một bộ phổi, vì phổi và tim con người có thời gian tồn tại ngắn hơn so với các cơ quan nội tạng khác. Phổi chỉ có thể tồn tại khoảng 4 – 6 giờ trong quá trình vận chuyển, vậy nên mỗi phút đều quý giá. Nếu chở nội tạng bằng phương tiện thông thường, tình trạng kẹt xe, ùn ắc trong thành phố có thể khiến nội tạng bị hỏng trước khi được ghép cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Unither Bioelectronics vẫn đang nghiên cứu công nghệ này và sẽ phát triển loại drone có thể bay xa hơn trong tương lai. Martine Rothblatt – CEO United Therapeutics cho biết: “Chiến lược của chúng tôi là mở rộng phạm vi hoạt động của drone. Chúng tôi đang chế tạo drone có thể bay 100, 200 dặm với kế hoạch dùng drone vận chuyển phổi, tim và thận trên khắp Bắc Mỹ”.
Dùng drone vận chuyển vaccine
Máy bay không người lái được sử dụng để mang vaccine đến những nơi xa xôi với mục tiêu tiêm 10 triệu mũi vaccine Covid-19 một ngày.
Theo Nikkei , sau thời gian thử nghiệm, Ấn Độ bắt đầu vận chuyển vaccine đến những nơi khó tiếp cận bằng drone được sản xuất trong nước. Công nghệ có thể giúp quốc gia này đạt mục tiêu tiêm chủng cho toàn bộ dân số trưởng thành trên 940 triệu người vào cuối năm nay.
Đầu tháng 10, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya đã khởi động dự án "drone chở vaccine" do Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ điều hành. Dự án có tên iDrone, từng được nghiên cứu thử nghiệm từ cuối tháng 6.
Những liều vaccine đầu tiên được vận chuyển bằng máy bay không người lái đã đến hòn đảo Karang thuộc bang Manipur. Drone thực hiện chuyến đi dài 31 km trong vòng 15 phút. Sau đó, vaccine tiếp tục được chuyển bằng đường bộ và thuyền trong 4 giờ để đến với người dân.
Một máy bay không người lái mang theo vaccine Covid-19 của Ấn Độ.
"Đây là lần đầu máy bay không người lái make in India được dùng ở Nam Á để vận chuyển vaccine Covid-19", ông Mandaviya nói.
Bộ trưởng Y tế Ấn Độ nhấn mạnh, công nghệ có thể thay đổi "cuộc chơi" trong việc giải quyết những thách thức liên quan đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các khu vực khó khăn. "Tôi thực sự tin rằng sáng kiến này giúp chúng tôi đạt được mức độ bao phủ tiêm chủng cao nhất có thể", ông nói.
Tính đến ngày 11/10, Ấn Độ đã tiêm khoảng 952 triệu mũi vaccine, hơn 72% dân số trưởng thành đủ điều kiện được tiêm ít nhất một liều và 28% đủ số mũi.
Theo AFP , Ấn Độ đang tụt lại so với nhiều quốc gia trong khu vực về phát triển thiết bị bay không người lái cả về cách sử dụng và khuôn khổ pháp lý. Theo quy định trước đây, drone chỉ được bay trong tầm nhìn đầy đủ hoặc không vượt quá 450 m đối với người điều khiển trên mặt đất.
Vipul Singh, đồng sáng lập công ty phát triển drone Aarav Unmanned Systems, nói với AFP : "Công nghệ drone sẽ có tác động rất lớn tại những khu vực mà chúng có thể cung cấp thuốc và vaccine khẩn cấp. Trong khi phải mất vài giờ để di chuyển 20-30 km bằng đường bộ, drone có thể bay quãng đường đó chỉ trong 10-15 phút".
Trong đại dịch, drone được nhiều quốc gia sử dụng linh hoạt vào phòng chống dịch. Ở Trung Quốc, thiết bị được dùng để phun khử khuẩn, tuần tra trên phố tìm người không đeo khẩu trang. Máy bay không người lái trang bị công nghệ tầm nhiệt còn có thể tìm kiếm người có khả năng mắc Covid-19. Khi Vũ Hán xây dựng bệnh viện Hoả Thần Sơn, drone được huy động để làm nguồn sáng dẫn đường vào ban đêm.
Ở Indonesia, máy bay không người lái được dùng trong cung cấp thuốc, nhu yếu phẩm cho người cách ly tại nhà. Canada cũng phát triển drone thông minh có thể ghi nhận các hành vi như hắt hơi, ho và một số biểu hiện khác từ trên cao để phát hiện người có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Từ tháng 4 năm ngoái, cảnh sát ở Italy đã sử dụng máy bay không người lái tìm người trốn cách ly và ra ngoài khi nước này thực hiện giãn cách xã hội.
Trung Quốc muốn chế tạo drone siêu thanh bay trên sao Hỏa Các nhà khoa học Trung Quốc đang lên kế hoạch tạo ra một loại máy bay siêu thanh có thể di chuyển hàng hóa đường dài trên sao Hỏa. Trực thăng Ingenuity của NASA Trực thăng Ingenuity của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) hiện có thể bay ở độ cao hơn 600 m, dù bầu khí quyển sao Hỏa...