Dừng đòi nợ kiểu khủng bố trong cho vay tiêu dùng
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, tổng số dư nợ cho vay tài chính tiêu dùng của các ngân hàng và công ty tài chính trên địa bàn TP.HCM đến cuối tháng 10/2019 đạt 450.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay tài chính, tiêu dùng chiếm tỷ trọng 20,2%, tăng trưởng 14,3% so với cuối năm 2019.
Siết cho vay tiền mặt
Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, bình quân trong 3 năm 2016 – 2018, mức tăng trưởng dư nợ cho vay tài chính, tiêu dùng đến 36%/năm và tiếp tục tăng mạnh trong 3 quý đầu năm nay.
Việc phát triển tín dụng tiêu dùng đã tác động tích cực lên việc ngăn chặn tín dụng đen. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, nợ xấu trong cho vay tiêu dùng đến hết tháng 10/2019 đạt 10.289 tỷ đồng, chiếm 2,28% trong tổng dư nợ tiêu dùng.
Trước sức nóng của tài chính tiêu dùng, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN siết tỷ lệ cho vay giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt tại các công ty tài chính sẽ giảm mạnh từ 70% hiện nay xuống chỉ còn 30% vào năm 2024, theo lộ trình.
Theo đó, công ty tài chính chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng (cho vay tiền mặt) đối với khách hàng không có nợ xấu theo báo cáo quan hệ tín dụng tra cứu tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) tại thời điểm gần nhất so với thời điểm ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.
Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng tại một công ty tài chính so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty đó phải tuân thủ tỷ lệ tối đa theo lộ trình.
Cụ thể, tỷ lệ cho vay tiền mặt trên tổng dư nợ tín dụng tại một công ty tài chính từ ngày 1/1/2021 là 70%, giảm dần qua các năm và sẽ về mức 30% từ đầu năm 2024. Như vậy, các công ty tài chính có lộ trình trong 5 năm để giảm cho vay tiền mặt.
Video đang HOT
Trước đó, Ban soạn thảo giải thích, việc tách bạch rõ hoạt động cho vay tiêu dùng giải ngân thông qua bên thụ hưởng (thường là các đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng hoá, bán hàng trả góp…) và cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay nhằm tạo cơ sở kiểm soát việc cho vay tiêu dùng.
Bởi thực trạng cho vay tiêu dùng của công ty tài chính khi giải ngân trực tiếp cho khách vay thường có rủi ro cao và khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay. Quy định mới nhằm bảo đảm cho vay tiêu dùng phát triển bền vững, lành mạnh, hiệu quả.
Dừng đòi nợ kiểu khủng bố
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, trong thời gian qua, nhiều công ty tài chính có văn hóa thu hồi nợ phản cảm. Vì vậy, Thông tư mới sẽ điều chỉnh hoạt động thu hồi nợ khi quy định rõ thời gian, số lần, đối tượng nhắc nợ. Trong đó, công ty tài chính chỉ được nhắc nợ với người nợ thay vì thông tin đến cả những người liên quan cá nhân vay nợ như thời gian qua.
Ngoài ra, các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng.
Trong đó, yêu cầu công ty tài chính thực hiện số lần nhắc nợ tối đa 5 lần/ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7-21 giờ.
Đồng thời, không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật…
Với quy định này, khách hàng sẽ không bị nhắc nợ, đòi nợ “kiểu khủng bố” như thời gian qua, nhất là với những người thân, bạn bè của người vay. Tuy nhiên, đại diện một số công ty tài chính cũng lo ngại, việc thu hồi nợ trong thời gian tới sẽ khó khăn hơn.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
'Nhiều công ty tài chính có văn hóa thu hồi nợ phản cảm'
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết quy định mới về cho vay tiêu dùng sẽ giúp các công ty tài chính hoạt động hiệu quả, văn hóa hơn.
Phát biểu tại hội thảo "Chuyển động của dịch vụ tài chính thời số hóa" sáng 5/12, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM, khẳng định việc phát triển hoạt động tài chính tiêu dùng một cách lành mạnh, an toàn, hiệu quả sẽ là giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi hoạt động tín dụng đen.
Theo ông, bài toán ngăn chặn hoạt động tín dụng đen đòi hỏi nhiều đơn vị phải có giải pháp đồng bộ. Riêng ngành ngân hàng thời gian qua coi việc phát triển thị trường tài chính lành mạnh là giải pháp tốt nhất đáp ứng nhu cầu người dân cũng như ngăn chặn tín dụng đen.
3 năm qua chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh của hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng. Ông Minh cho biết dư nợ cho vay tài chính tiêu dùng tới cuối tháng 10 riêng trên địa bàn TP.HCM là hơn 450.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2016-2018, chỉ tiêu này tăng khoảng 36%-37%/năm.
Về góc độ quản lý, ông Minh cho hay Thông tư 18 vừa được NHNN ban hành trong tháng 11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực này hoạt động an toàn, hiệu quả và văn hóa hơn.
Thông tư mới sẽ có hiệu lực từ 1/1/2020. Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết quy định mới có 3 điểm quan trọng.
Ông Nguyễn Hoàng Minh (thứ 2 từ phải sang) trao đổi cùng các diễn giả tại hội thảo sáng 5/12. Ảnh: Việt Đức.
Đầu tiên là yêu cầu về tỷ lệ giải ngân trực tiếp cho khách hàng. Theo đó, NHNN đề ra lộ trình giảm tỷ lệ giải ngân trực tiếp của các công ty tài chính cho khách hàng so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng đến cuối năm 2023 chỉ còn 30%. Hiện tại tỷ lệ này đang ở mức trên 70%.
"Yếu tố thứ hai là về văn hóa đòi nợ, thu nợ của các công ty tài chính. Thời gian qua trong xã hội còn nhiều công ty tài chính có nét văn hóa thu hồi nợ gây nhiều phản cảm cho dư luận, xã hội", ông Minh nhìn nhận.
Thông tư mới sẽ điều chỉnh hoạt động thu hồi nợ khi quy định rõ thời gian, số lần, đối tượng nhắc nợ. Trong đó, công ty tài chính chỉ được nhắc nợ với người nợ thay vì thông tin đến cả những người liên quan cá nhân vay nợ như thời gian qua.
Điểm quan tọng cuối cùng là quy định yêu cầu hoạt động của các công ty tài chính phải công khai, minh bạch. Trong đó, lãi suất, các loại phí, hồ sơ vay vốn, phương pháp tính lãi sẽ được công khai. Công ty tài chính cũng phải phải trả lời khiếu nại của khách hàng.
Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM đánh giá với cơ sở pháp lý mới, thị trường tài chính tiêu dùng dùng sẽ hoạt động theo hướng tích cực, thuận lợi, an toàn, minh bạch hơn, đặc biệt trong xu hướng số hóa.
Về hướng tiếp cận quản lý hoạt động cho vay ngang hàng (P2P) đang phát triển, ông Minh cho biết NHNN vẫn đang nghiên cứu, đánh giá, phân tích tác động của mô hình tín dụng này để báo cáo Chính phủ.
Theo News.zing.vn
"Siết" hoạt động cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, ví điện tử để tránh biến tướng Ngân hàng Nhà nước đưa ra hàng loạt quy định mới theo hướng siết chặt hoạt động của hoạt động cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, ví điện tử. Sở dĩ có động thái này vì với thực trạng hoạt động dễ dãi như hiện nay, vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, ví điện tử đang có nguy cơ biến tướng thành...