Đụng độ “hạt ma quỷ”, báu vật hiếm xuất hiện trong hệ Mặt Trời?
Các nhà khoa học Đức – Nhật Bản đã đề xuất một “ thuật giả kim vũ trụ” mới liên quan đến “hạt ma quỷ” neutrino.
Theo SciTech Daily, một nhóm khoa học gia vừa đề xuất một quá trình tổng hợp hạt nhân mới có ký hiệu là “vr”, mà họ gọi là “thuật giả kim của hạt ma quỷ”.
Quá trình này hoạt động khi hoạt động khi vật liệu giàu neutron tiếp xúc với dòng neutrino, giúp giải thích sự tồn tại của các đồng vị kỳ lạ như 92 Mo, 94 Mo, 96 Ru, 98 Ru và 92 Nb trong Thái Dương hệ sơ khai.
Một tàn dư siêu tân tinh được cho là tạo ra sao từ được chụp bởi Kính viễn vọng không gian Hubble. Sao từ này sẽ phát nổ lần nữa và tạo ra một siêu tân tinh khác có sự xuất hiện của quá trình vr – Ảnh: NASA
Các đồng vị nói trên ngày nay là báu vật của nhân loại, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như khoa học hạt nhân, chẩn đoán và điều trị ung thư, một số ngành công nghiệp.
Tuy nhiên điều khiến giới khoa học luôn bối rối là cách chúng đã xuất hiện.
Theo lý thuyết được chấp nhận rộng rãi, mỗi ngôi sao hình thành bằng vật liệu từ thế hệ sao cũ đã phát nổ và quá trình nhiệt hạch bên trong mỗi ngôi sao lại rèn thêm cho vũ trụ các nguyên tố nặng hơn.
Video đang HOT
Điều này đã khiến vũ trụ phong phú về mặt hóa học như ngày nay, với nhiều nguyên tố nặng.
Các quá trình nhiệt hạch diễn ra trong các ngôi sao lớn tạo ra hạt nhân có kích thước tương đương sắt và niken. Ngoài ra, hầu hết các nguyên tố có hạt nhân nặng ổn định, chẳng hạn như chì và vàng, đều được tạo ra thông qua quá trình bắt neutron chậm hoặc nhanh.
Phần còn lại là các đồng vị thiếu neutron của một số nguyên tố, bao gồm các đồng vị hiếm kể trên. Các nhà khoa học đã đề xuất nhiều quy trình tổng hợp hạt nhân khác nhau trước đây, nhưng bế tắc.
Quy trình vr mà nhóm tác giả Đức – Nhật Bản dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu Zewei Xiong từ Trung tâm Nghiên cứu Ion Nặng Quốc gia Helmholtz GSI (Đức) đề xuất đã giải quyết nút thắt trên.
Neutrino được gọi là “hạt ma quỷ” vì nó tồn tại ngập tràn xung quanh chúng ta nhưng không ai thấy được. Nó hầu như không có khối lượng. Nó xuyên qua mọi người, mọi vật và cả hành tinh dễ dàng như một bóng ma.
Thế nhưng “hạt ma quỷ” lại mang năng lượng lớn, đủ lớn để kích thích hạt nhân đến trạng thái phân rã do phát xạ neutron, proton và hạt alpha.
Các hạt phát ra sẽ bị một số hạt nhân nặng bắt giữ. Điều này gây ra một loạt phản ứng bắt giữ được xúc tác bởi neutrino xác định độ phong phú cuối cùng của các nguyên tố được tạo ra bởi quá trình νr.
Đồng thời, quá trình này cũng để lại hạt nhân thiếu neutron tưởng chừng không thể giải thích của một số đồng vị hiếm.
Phần còn lại mà các nhà khoa học đang tìm kiếm là loại vụ nổ sao có thể kích hoạt quá trình vr. Họ đang nghi ngờ thủ phạm là các ngôi sao chết có từ tính mạnh như sao từ, một loại sao neutron cực đoan. Sao neutron chính là xác chết của những ngôi sao khổng lồ.
Một điều may mắn là các cơ sở nghiên cứu của các thành viên trong nhóm tác giả này có công cụ để xác định điều đó bằng các nghiên cứu tương lai, bài công bố trên tạp chí Physical Review Letters cho biết.
Phát hiện tiền thân của sự sống ở "tử địa" vũ trụ
Giữa một vùng không gian chết chóc, tràn ngập ánh sáng cực tím và các dạng tia vũ trụ khắc nghiệt khác, các yếu tố tiền thân của sự sống xuất hiện.
Kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb vừa nắm bắt được tín hiệu của hàng loạt yếu tố tiền thân của sự sống ở nơi cách Trái Đất tận 5.500 năm ánh sáng, một phát hiện hứa hẹn giải thích nguồn gốc của chính chúng ta.
Ảnh đồ họa mô tả một ngôi sao trẻ với đĩa tiền hành tinh có thể chứa các yếu tố tiền thân của sự sống - Ảnh: SCITECH DAILY
Ngập trong các tia vũ trụ cực đoan, độc hại, nhưng "tử địa" NGC 6357 thực tế lại là một vườn ươm sao.
Bên trong nó là hơn 10 ngôi sao lớn phát sáng rực rỡ, tưới tia UV lên rất nhiều ngôi sao trẻ còn nguyên đĩa tiền hành tinh bủa vây.
Và một trong các đĩa tiền hành tinh đó chứa dấu hiệu rõ ràng của nước và các phân hữu cơ.
Theo nghiên cứu về NGC 6357 vừa được công bố trên Astrophysical Journal Letters, những gì James Webb vừa phát hiện được cho thấy các hành tinh giống Trái Đất có thể hình thành ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt.
Bởi lẽ, các yếu tố tiền thân của sự sống đã được chứng minh là tồn tại ngay trong đĩa tiền hành tinh của Mặt Trời.
Khi một hành tinh may mắn hình thành giữa vùng sự sống Goldilocks như Trái Đất, các "hạt mầm" của đại dương và sự sống ngay trên nó sẽ kết hợp với những thứ được gieo thêm vào nhờ các sao chổi và thiên thạch, từ đó hình thành thế giới như ngày nay.
Theo nhóm khoa học gia thực hiện nghiên cứu - dẫn đầu bởi TS María C. Ramírez-Tannus từ Viện Thiên văn học Max Plack (MPIA), đĩa tiền hành tinh của ngôi sao này cũng chứa các yếu tố khác cho thấy sẽ xuất hiện các hành tinh đá kiểu Trái Đất.
Đĩa này được đặt tên là XUE-1, tiếp xúc với bức xạ cực tím cường độ cao của các ngôi sao lớn, nóng gần đó.
Sự tồn tại bất chấp điều kiện khắc nghiệt của nước và các phân tử hữu cơ là một ngạc nhiên thú vị, cho thấy chính tổ tiên chúng ta có thể cũng đã được "hoài thai" trong một môi trường liên sao cực đoan như thế.
Theo SciTech Daily, hơn một nửa số ngôi sao trong vũ trụ của chúng ta được sinh ra giữa những vùng hình thành sao khổng lồ cùng với các hành tinh của chúng.
Trước đây, các nhà khoa học vẫn lo ngại rằng bức xạ cực đoan có thể cản trở các điều kiện hình thành sao và các hành tinh cũng như việc xuất hiện các phân tử tiền thân của sự sống.
Tuy nhiên, phát hiện trên đã cho thấy sự sống có nhiều cách để len lỏi, tồn tại trong các môi trường khắc nghiệt nhất, đồng nghĩa với việc số hành tinh có sự sống giống địa cầu có thể nhiều hơn chúng ta tưởng tượng.
Hố đen 'chưa từng tồn tại' bị kính viễn vọng Hubble phát hiện Kính viễn vọng Hubble đã phát hiện ra hố đen có khối lượng trung bình dường như đang hiện diện trong một cụm sao. Hố đen bí ẩn được xác định nằm cách xa Trái đất khoảng 6.000 năm ánh sáng ở lõi của cụm sao Messier 4. Các nhà khoa học cho rằng hố đen này là một vùng không gian siêu...