Đụng độ giáo phái ở Trung Phi, 28 người chết
Có ít nhất 28 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương sau cuộc đụng độ giữa các tay súng Hồi giáo và Cơ đốc giáo ở Cộng hòa Trung Phi, BBC dẫn lời Hội chữ thập đỏ nước này.
Các chiến binh Hồi giáo tuần tra ở thị trấn Lioto, Cộng hòa Trung Phi hồi 6.6.2014 – Ảnh: Reuters
Cuộc giao tranh xảy ra ở thị trấn Mbres, Cộng hòa Trung Phi hôm 16.12 và kéo dài đến 18.12, theo BBC ngày 18.12. Nguyên nhân dẫn đến cuộc giao tranh giữa 2 giáo phái do các tay súng Hồi giáo bị cáo buộc đã giết chết một thành viên của phe Cơ đốc giáo.
Bạo lực leo thang khi các chiến binh Cơ đốc giáo tiến hành trả đũa và nhóm dân quân Hồi giáo lân cận tham chiến, phản công khiến bạo lực mở rộng, AP dẫn lời đại diện phiến quân Hồi giáo.
Người dân trong khu vực hoảng loạn chạy trốn vào các rừng cây trong khi các quan chức sơ tán sang thị trấn khác, và hơn 70 ngôi nhà bị thiêu rụi, BBC dẫn lời Hội chữ thập đỏ Cộng hòa Trung Phi.
Video đang HOT
Một ngôi làng ở thị trấn Bossangoa, bắc Cộng hòa Trung Phi bị phiến quân Hồi giáo đốt cháy hồi 1.2014 – Ảnh: Reuters
Hơn 5000 người thiệt mạng trong hơn một năm qua bởi xung đột giáo phái ở Cộng hòa Trung Phi. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc đang cố gắng kiểm soát an ninh nước này.
Thỏa thuận ngừng bắn giữa 2 giáo phái được kí kết hồi tháng 7, tuy nhiên, số người chết do các cuộc đụng độ vẫn không có dấu hiệu dừng lại, theo AP.
Mộc Di
Theo Thanhnien
'Đã có đụng độ trên bộ giữa lính Mỹ và IS'
Quân đội Mỹ đã có một trận đụng độ trên bộ đầu tiên với các tay súng tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) gần căn cứ chiến lược Ain Al-Assad của Iraq tại miền tây nước này hồi cuối tuần trước, theo đài phát thanh Shafaq (Iraq).
Lực lượng bộ binh Mỹ - Ảnh: Reuters
Binh sĩ Mỹ được cho đã được điều động đến khu vực kể trên để chi viện cho lực lượng quân đội Iraq đang chiến đấu với IS ở vùng Al-Dolab, nằm cách Ain Al-Assad 10 km.
"Quân đội Mỹ can thiệp vì IS đã bắt đầu tiến gần căn cứ. Đây vốn là nơi quân đội Mỹ đang đồn trú, vì thế họ đã phản ứng", Shafaq dẫn lời ông Sheikh Mahmud Nimrawi, tộc trưởng một bộ lạc trong vùng, cho hay.
Nằm trong tỉnh Anbar, Ain Al-Assad là căn cứ chiến lược cho phép các lực lượng Iraq gửi quân và hàng tiếp tế để bảo vệ con đập Haditha nằm xa về phía Tây, nơi một số bộ lạc Hồi giáo dòng Sunni và các lực lượng chính quyền đang chiến đấu chống IS. Có khoảng 100 cố vấn quân sự Mỹ đang đồn trú tại đây.
Chiến đấu cơ F-18 của Không quân Mỹ - Ảnh: Reuters
Một chỉ huy chiến trường Iraq tại Anbar khẳng định "binh sĩ Mỹ được trang bị vũ khí hạng nhẹ, cùng với sự yểm trợ của chiến đấu cơ F-18" đã đánh bật IS ra khỏi Al-Dolab. Vụ đụng độ kể trên kéo dài hơn 2 tiếng và máy bay Mỹ đã oanh tạc trúng nhiều tay súng IS.
"IS đã phải rút khỏi các ngôi làng tại vùng Al-Dolab sau khi xảy ra trận chiến có sự tham gia của lực lượng Mỹ", Tộc trưởng Sheikh Mahmud Nimrawi nói thêm, đồng thời khẳng định các tay súng IS đã bị bất ngờ.
Lầu Năm Góc hiện chưa đưa ra bình luận gì về thông tin này, theo đài RT (Nga). Kể từ sau khi thông báo về chiến dịch không kích chống IS hồi tháng 8, Tông thông My Barack Obama đã liên tục nhấn mạnh sẽ không tham chiến trên bộ tại Iraq.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Pháp rút quân khỏi Cộng hòa Trung Phi Pháp bắt đầu rút quân khỏi Cộng hòa Trung Phi, tuy nhiên vẫn giữ lại một đội phản ứng nhanh để giúp ngăn chặn những cuộc xung đột tại quốc gia này, các quan chức ngoại giao cho biết. Lực lượng Sangaris của Pháp tại Cộng hòa Trung Phi - Ảnh: AFP Hiện đang có 2.000 lính Pháp tại Cộng hòa Trung Phi,...