Đụng độ ác liệt tại biên giới Trung Quốc và Ấn Độ
Hơn trăm binh sĩ đã tham gia một cuộc đụng độ dọc biên giới Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực Himalaya, làm một số binh sĩ ở cả hai bên bị thương.
Khu vực biên giới Trung Quốc và Ấn Độ (Ảnh Sputniks)
Tờ Hindustan Times dẫn hai nguồn tin quân sự cấp cao cho biết, xung đột nổ ra ở con đèo tại độ cao hơn 5.000m dọc biên giới của Trung Quốc thuộc bang Sikkim, phía đông bắc Ấn Độ hôm 9/5.
“Bốn lính Ấn Độ và 7 lính Trung Quốc bị thương trong cuộc đụng độ liên quan tới khoảng 150 binh sĩ”, một quan chức Ấn Độ giấu tên cho hay.
Quan chức này mô tả vụ việc vừa xảy ra là một cuộc đối đầu ác liệt.
Video đang HOT
Các nguồn tin quân sự Ấn Độ cũng xác nhận rằng xung đột biên giới đã nổ ra ở khu vực phía bắc Sikkim và hai bên đều có người bị thương.
Hãng tin ANI và tờ Hindustan Times đều đưa tin, cuộc xung đột đã được giải quyết ở cấp địa phương.
Giữa Trung Quốc và Ấn Độ từng xảy ra nhiều tranh chấp về lãnh thổ. Các cuộc đối đầu và đụng độ đôi khi xảy ra dọc biên giới hai nước từ bang Sikkim tới Tây Tây của Trung Quốc cũng như tại Đường kiểm soát thực tế.
Bắc Kinh và New Delhi đã tiến hành nhiều cuộc gặp cấp cao để giải quyết đề biên giới. Tháng 12/2019, cả hai nước nhất trí lập đường dây nóng để tránh xung đột dọc đường kiểm soát thực tế.
Người Ấn Độ sau 30 năm mới lại nhìn thấy dãy Himalaya từ cách xa 160 km
Lần đầu tiên trong 30 năm qua, người dân miền bắc Ấn Độ có thể nhìn thấy dãy núi Himalaya từ khoảng cách 160km nhờ chất lượng không khí cải thiện.
Người dân ở bang Punjab miền bắc Ấn Độ giờ đây có thể nhìn thấy hình ảnh của dãy núi Himalaya rõ ràng hơn ở khoảng cách hơn 160km do mức độ không khí giảm vì lệnh phong tỏa toàn quốc chống Covid-19.
Lần đầu tiên trong 30 năm qua, người dân miền bắc Ấn Độ có thể nhìn thấy dãy núi Himalaya từ khoảng cách 160km nhờ chất lượng không khí được cải thiện. Ảnh: CNN
Người dân ở thành phố Jalandhar và các khu vực xung quanh đã đăng tải trên mạng xã hội những bức ảnh chụp dãy Himalaya từ nhà của họ. Một số người thậm chí còn nói rằng họ không thể nhìn thấy đỉnh của dãy núi Himalaya rõ như vậy từ cùng một khoảng cách suốt hàng chục năm qua.
"Đây là lần đầu tiên trong gần 30 năm qua tôi có thể nhìn thấy dãy Himalaya do lệnh phong tỏa đã khiến mức độ ô nhiễm không khí giảm. Thật kỳ diệu", Manjit Kang viết trên trang cá nhân.
Việc những người sống ở bang Punjab của Ấn Độ có thể nhìn thấy dãy núi Himalaya từ khoảng cách 160km là nhờ sự cải thiện đáng kể chất lượng không khí trong những tuần gần đây, sau khi các khu công nghiệp các nhà máy đóng cửa, xe cộ không còn di chuyển trên đường và các chuyến bay bị hủy để ngăn chặn dịch Covid-19.
Thủ đô New Delhi đã giảm tới 44% ô nhiễm không khí do PM10 trong ngày đầu thực thi các biện pháp hạn chế. Tổng cộng đã có 85 thành phố trên khắp Ấn Độ ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí giảm đáng kể trong tuần đầu tiên của lệnh phong tỏa toàn quốc.
Trong khi đó, chất lượng không khí ở Jalandhar, cách dãy Himalaya 160km, có chỉ số chất lượng không khí ở mức "tốt" trong 16/17 ngày kể từ khi lệnh phong tỏa toàn quốc được công bố.
Ngược lại, cũng trong khoảng thời gian 17 ngày này của năm 2019, thành phố này không có ngày nào ghi nhận chất lượng không khí ở mức "tốt".
Theo báo cáo chất lượng không khí thế giới 2019 của IQAir AirVisual, 21 đô thị của Ấn Độ nằm trong danh sách 30 đô thị ô nhiệm nhất thế giới, trong đó có 6 đô thị nằm trong nhóm 10 đô thị ô nhiễm nhất.
Ấn Độ đã thực hiện lệnh phong tỏa toàn quốc hơn 2 tuần. Thủ tướng Narendra Modi yêu cầu người dân ở trong nhà. Chỉ có các dịch vụ thiết yếu như dịch vụ điện, nước, y tế, cứu hỏa, các cửa hàng bán thực phẩm được phép hoạt động. Tất cả các cửa hàng, trung tâm thương mại, nhà máy, các văn phòng, các khu chợ, nhưng nơi tụ tập tôn giáo đều phải đóng cửa. Các dịch vụ xu buýt và tàu điện ngầm cũng dừng hoạt động.
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, Ấn Độ đã ghi nhận gần 6.000 ca mắc và 178 ca tử vong do Covid-19./.
Hoàng Phạm
'Đoàn quân' 10 vạn con vịt của Trung Quốc, chưa chiến đấu đã gặp khó Thời tiết khô, nắng nóng sẽ là yếu tố bất lợi khiến cho hàng nghìn con vịt không thể tiêu diệt được hết châu chấu. Siêu anh hùng diệt cào cào Theo BBC, Trung Quốc có thể cử 100.000 con vịt sang nước láng giềng Pakistan để giúp giải quyết đàn cào cào đang bùng phát. Ngày 20/2, trang Twitter của đài truyền...