Dung dị nét ẩm thực Hà Nam
Mỗi món ăn Hà Nam, dù là món thông thường hay đặc sản đều mang đậm tình quê, hồn đất. Khi có dịp đặt chân đến Hà Nam, bạn chắc chắn không thể bỏ qua các món ngon nơi đây như: cá kho niêu dất, chuối ngự hay mắm cáy,…
1. Cá kho niêu đất làng Vũ Đại
Không giống như những nồi cá kho thông thường, cá kho niêu đất ở Hà Nam đã xây dựng được thương hiệu từ hàng trăm năm nay. Cách kho cổ truyền độc đáo cũng những bí kíp riêng đã khiến món cá nơi đây có vị ngon không nơi nào có được.
Mùa đông ăn cơm với cá kho thì quả là không còn gì thú bằng.
Với nguyên liệu chính là cá trắm đen, người dân làngVũ Đại kết hợp với những gia vị sẵn có của đồng quê, như gừng, riềng, chanh, khế chua, kẹo đắng,.. kho liên tục trong niêu đất khoảng 12 tiếng. Cá sau khi kho không khô hoặc không ướt quá, có vị thơm ngậy, thịt chắc, xương mềm, không phải bỏ đi bất cứ thứ gì.
Nếm thử một miếng cá, thực khách như cảm thấy đủ cả vị thơm của cá, ngậy của thịt mỡ, vị cay cay của giiềng, vị chua của chanh, chay, khế. Nhất là ngày Tết, ăn cá kho với bánh chưng thì quả là hết ý.
Bởi “Miếng ngon nhớ lâu”, nên nếu một lần được nếm món cá kho này, chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được vị thơm ngậy của nó. Đặc biệt, với người dân làng Vũ Đại, món cá kho đã trở thành một phần không thể thiếu trong dịp Tết.
2. Bánh cuốn chả Phủ Lý
Bánh cuốn là món ăn phổ biến của Việt Nam. Nhưng ở mỗi địa phương, bánh cuốn lại mang một nét rất riêng, đặc trưng cho vùng miền. Bánh cuốn chả Phủ Lý – Hà Nam đậm chất dân dã, nhưng hương vị thì không thua kém bất cứ nơi nào. Bánh được ăn kèm với chả nướng, các loại rau thơm cùng nước chấm nóng và các loại gia vị khác nhau.
Chả được làm từ thịt lợn ba chỉ thái mỏng, sau khi ướp nước mắm, hạt tiêu, người ta xiên vào những chiếc que tre, đặt lên chậu than hoa đang cháy đỏ. Dưới bàn tay khéo léo của người làm, thịt được chín nhanh toả mùi thơm phức. Món nước chấm cũng được pha chế một cách cầu kỳ.
Bánh được cắt thành từng miếng vừa ăn, phết lên trên cùng chút hành củ phi giòn.
Những hàng bánh cuốn chả nằm dọc theo các con đường ở Phủ Lý từ lâu đã luôn là lựa chọn hàng đầu đối với những vị khách đi qua đây.
3. Chuối Ngự Đại Hoàng
Xưa kia, những quả chuối bé xíu vàng ươm ở làng Đại Hoàng từng được dâng lên vua nên nó được đặt tên là chuối “Ngự Hoàng” – tiến vua. Chuối này có màu vàng óng, quả nhỏ căng tròn, cuống xanh, đầu chuối có ba chiếc tua cong cong rất đẹp mắt.
Chuối ngự Đại Hoàng từng lọt vào top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng Việt Nam
Video đang HOT
Điểm đặc biệt của loại hoa quả này, đó là nếu đem trồng ở vùng đất khác ngoài làng Đại Hoàng, quả cũng có hình dáng tương tự nhưng lại không thể có mùi vị thơm ngon như ở đây. Chính vì vậy chuối Ngự trở thành đặc sản có 1- 0- 2 của nơi đây.
Ngoài món cá kho làng Vũ Đại, chuối Ngự đã trở thành món quà quý đối với du khách thập phương mỗi khi ghé thăm mảnh đất này. Nải chuối Ngự được coi là ngon phải hội tụ đủ cả các yêu cầu về hình, về hương, về sắc. Mỗi nải chuối như một bông hoa xòe cánh, thường được nhiều người ưa chuộng đặt lên bàn thờ tổ tiên trong những ngày giỗ, Tết.
Hà Nam không chỉ nổi tiếng là quê hương gạo đồng phù sa, mà còn nổi tiếng bởi một loại mắm đặc biệt có vị hăng hăng, cay cay, thơm thơm. Đó chính là mắm cáy. Trên địa bàn tỉnh Hà Nam, cáy có nhiều ở các vùng nước lợ như Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng….nhưng nghề làm mắm cáy phát triển mạnh nhất ở huyện Bình Lục.
Mắm cáy thường được ưa chuộng dùng kèm rau muống luộc
Để làm nên loại mắm cáy thơm ngon đặc biệt, người làm mắm phải chọn được những con cáy tươi ngon nhất. Cáy sau khi bắt từ đồng về, được rửa sạch rồi đem giã nhuyễn trong cối đá. Trong quá trình nêm giã sẽ nêm muối tinh đủ độ mặn, cho tất cả vào một hũ sành cùng với giềng hoặc gừng đập dập. Tiếp theo lấy vải màn bịt chặt hũ lại phơi nắng một ngày rồi đem chôn dưới đất, để càng lâu mắm cáy càng có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn.
Mắm cáy khi thành phẩm sẽ có màu sắc rất bắt mắt, mắm hội đủ mùi vị, có vị mằn mặn của muối, vị béo, bùi của giềng, vị ấm nóng của gừng… Mắm cáy Bình Lục đã trở thành một sản phẩm độc đáo.
5. Bún Tái Kênh
Làng Tái Kênh ghi tên trong bản đồ ẩm thực bằng món bún dẻo dai nức tiếng. Bún Tái Kênh trắng, trong, săn sợi và không dùng chất bảo quản. Qua nhiều giai đoạn ngâm gạo, xay gạo, nhào nặn bột, luộc, giã theo bí truyền riêng của gia đình, dòng họ trong làng mà mới có thành quả là những lá bún, vắt bún ngon lành.
Để làm nên những mẻ bún thơm ngon, việc quan trọng đầu tiên là bí quyết từ khâu chọn gạo. Gạo làm bún phải là gạo Khang dân, gạo Ải – loại gạo khi nấu phải khô. Trong quá trình làm bún, điều quan trọng là việc giữ lửa trong lò. Nếu lửa quá to bún sẽ dễ bị gãy và nước bún dễ bị trào ra lò lửa. Nếu lửa nhỏ sẽ không đủ để làm bún chín, bún bị trương, khi ăn sẽ không được dai.
Bún Tái Kênh được người dân trong vùng và các khu lân cận rất ưa chuộng. Người ta hay bảo nhau, bún này ăn với mắm cũng thấy ngon là có lý do của nó.
6. Quýt Lý Nhân
Quýt Lý Nhân quả dẹt, vỏ giòn, mỏng, khi chín màu vàng ươm. Quýt vùng này mọng nước bên trong và nhiều tinh dầu bên ngoài. Dùng tay bóc vỏ thấy mùi thanh mát tỏa ra dễ chịu.
Những trái quýt nặng trĩu cành
Quýt Lý Nhân là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều vitamin C giúp vết thương mau lành, làm cho da lâu già, ngăn quá trình lão hóa, riêng vỏ quýt còn được dùng làm thuốc chữa bệnh (có tên gọi trần bì- Citrus reticulata, thanh bì,…) và làm tăng hương vị của món chả rươi.
Quýt Lý Nhân nổi tiếng khắp nơi không những trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường thế giới và cũng ừng dùng làm đặc sản tiến vua khi xưa. Vì thế, nếu có cơ hội qua Hà Nam mùa quýt, du khách nên tranh thủ thưởng thức món ngon đặc biệt này.
Theo Dân trí
Thưởng thức các món nem nổi tiếng trải dọc Bắc Nam
Mang chung một tên gọi, nhưng các món nem Phùng, nem lụi, tré hay nem nướng Ninh Hòa lại mang đến cho thực khách những trải nghiệm vị giác thú vị riêng.
1. Nem Phùng
Nem Phùng (hay nem tai) được coi là một món ăn vô cùng độc đáo của Hà Nội. Món ăn này tuy đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn và được dùng trong bữa cơm gia đình, trong các bàn tiệc và là món quà rất có ý nghĩa mỗi khi đi xa.
Nem Phùng là đặc sản của thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Nem Phùng thường được dùng kèm tương ớt.
Nguyên liệu làm nem Phùng khá đơn giản, gồm thịt nạc, bì lợn, gạo tẻ, gạo nếp nhưng phải qua quá trình tuyển lựa, chế biến cầu kì. Thịt làm nem thường là thịt mông sấn hoặc thịt thăn có cả nạc và mỡ. Thịt mua về được cắt thành từng miếng nhỏ, nhúng qua nước sôi cho chín tái, lọc thịt nạc riêng, thịt mỡ riêng rồi xắt nhỏ, trộn với gia vị cho vừa đủ đậm đà.
Công đoạn quyết định tới chất lượng nem là việc làm thính. Thính được làm từ bột đỗ xanh, đỗ tương, gạo nếp, gạo tẻ và một số gia vị khác. Những nguyên liệu này sau khi được rang vàng sẽ được cho vào cối xay nhuyễn và trộn đều cùng tai lợn.
Khi thưởng thức, nem tai được cuộn vào chiếc bánh đa nem kèm với một vài miếng sung muối chua, một ít lá sung, lá đinh lăng, một vài lá kinh giới. Chấm vào nước mắm dấm cay nhẹ, sẽ khiến cho bất kỳ ai từng thử qua đều phải nhớ mãi món ăn này.
2. Nem chua Thanh Hóa
Nem chua Thanh Hóa từ lâu đã trờ thành một món ăn nổi tiếng trên mọi miền đất nước tử Bắc vào Nam. Điểm đặc biệt để phân biệt nem chua Thanh Hóa với nem chua các vùng khác chính là lá đinh lăng- một loại lá gói lót trong nem.
Nem chua là món quà của xứ Thanh.
Người biết thưởng thức sẽ đưa lên mũi hít thử một hơi trước khi ăn. Nem ngon sẽ có mùi vị thơm chua phảng phất, có thoáng qua cái cay cay của hạt tiêu và hăng hăng của lá đinh lăng.
Làm nem là một nghề độc đáo, không khó nhưng phải có những bí quyết nhất định. Nguyên liệu chủ yếu bao gồm thịt nạc xay nhuyễn; bì lợn luộc chín và thính.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là khâu pha chế: thứ gì làm trước, thứ gì làm sau, nhào trộn như thế nào...và khâu vệ sinh cũng như kỹ thuật gói nem cũng rất nghiêm ngặt. Do vậy, phải thực sự là nhà có nghề gia truyền mới làm nên món ăn lạ miệng và lôi cuốn.
3. Nem lụi Huế
Nem lụi được xem là một trong những đặc sản của Thừa Thiên Huế mà bất kỳ ai đến thăm miền đất cố đô này cũng đều phải thử. Món ăn mang hương vị Trung Bộ độc đáo để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi du khách trong và ngoài nước.
Nem lụi được chế biến khá đơn giản với thịt heo giã nhuyễn trộn với bì thái mỏng, mỡ heo thái hạt lựu ướp cùng muối, tiêu đường, thính. Sau đó, người ta lụi hỗn hợp này vào từng chiếc đũa tre nhỏ và nướng trên bếp than. Mới thưởng thức, hương thịt thơm nức tỏa ra trên từng chiếc đũa tre đã khiến lòng người không khỏi xao xuyến. Ấy chính là nét hấp dẫn đầu tiên mà món nem lụi đem lại.
Những chiếc nem lụi thường được được nướng vàng ươm, thơm phức
Khi ăn, người ta thường ăn kèm với bánh tráng, rau thơm, khế chua, chuối xanh, sung... tùy theo khẩu vị mỗi người. Món ăn là sự kết hợp hài hòa của các hương vị: mùi thơm của miếng thịt đã nướng vàng, chút cay cay của tiêu và ớt, độ ngọt và bùi bùi của nước chấm sền sệt, vị tươi mát từ rau xanh...
4. Tré Bình Định
Nói đến các món nem chua mồi nhậu hấp dẫn không thể bỏ qua Tré của Bình Định. Nguyên liệu để làm nên món tré nức tiếng đều là những nguyên liệu quen thuộc của địa phương: thịt tai heo, thịt đầu heo, thịt ba chỉ cùng với gia vị mè, thính, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi.
Gói tré là một công đoạn vô cùng quan trọng và cầu kỳ. Các nguyên liệu được cuốn thật chắc tay trong một lớp lá chuối, lá ổi. Sau đó, tré được khoác bên ngoài "vỏ bọc" rơm dày, bó chặt hai đầu bằng lạt. Cách gói công phu này khiến cho món tré Bình Định có thể để được lâu trong nhiều ngày.
Tré được ủ lên men một cách tự nhiên, sau 2 đến 3 ngày sẽ tự chín, các gia vị sẽ thấm đều vào nhau để tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn.
Trong những ngày lễ Tết, đây là món ăn không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình người dân đất Võ và trong bữa nhậu hàng ngày của dân bản địa.
5. Nem nướng Ninh Hòa
Nem Ninh Hòa mang một hương vị đặc trưng rất riêng do được chế biến bằng loại thịt heo đất đỏ nổi tiếng. Một món nướng ngọt thơm kết hợp với nước chấm và các loại rau kèm theo làm cho món ăn hấp dẫn cả người dân địa phương và mọi du khách gần xa.
Món nem nướng ngon mắt.
Một phần nem nướng khá cầu kỳ, gồm khoảng 6-8 miếng thịt dăm lụi và vài miếng bánh tráng chiên giòn. Ăn kèm với các loại rau đủ mùi vị: cay, chua, chát...có nơi còn có thêm dưa chua và hành chua.
6. Nem Lai Vung - Đồng Tháp
Nem Lai Vung có màu đỏ hồng tươi, được gói trong lá chuối và dùng làm món ăn trong những buổi tiệc hoặc trong bữa cơm gia đình. Ngoài ra món này cũng rất hợp để ăn chơi, lai rai vì vị chua ngọt cay ngon miệng.
Cách chế biến nem Lai Vung khá công phu, tùy bí quyết của từng gia đình. Thịt nạc lọc hết gân, mỡ, xắt mỏng cho vào cối, thêm đường, muối vừa đủ và xay nhuyễn. Xay xong cho da heo , thính vào trộn, không quên rắc vài hạt tiêu và miếng tỏi xắt mỏng. Cuối cùng nem được gói vào lá chùm ruột hay lá vông non, bên ngoài bọc một lớp lá chuối.
Khi nếm, hương vị chua, cay, mặn, ngọt, thêm độ giòn của mấy cọng bì càng tăng vị độc đáo khi thưởng thức.
Theo Dân trí
Độc đáo đặc sản ba khía miền Tây Nhắc đến con ba khía, chắc hẳn sẽ khó cho nhiều người để hình dung. Nhưng nếu đã có cơ hội thưởng thức ba khía- món ăn dân dã vùng sông nước, thực khách chắc chắn sẽ có thêm một lí do để thêm lưu luyến vùng đất tươi đẹp, hiếu khách này. Ba khía sống ở môi trường nước lợ, nơi các...