Đừng để trở thành con nợ khi không biết tận dụng sự hiệu quả thẻ tín dụng mang lại
Theo các chuyên gia kinh tế, thẻ tín dụng mang lại không ít những lợi ích thiết thực, tuy nhiên nếu như không biết cách sử dụng thẻ tín dụng, thì có thể không hưởng được các lợi ích ấy mà còn gây hại tới lịch sử tín dụng của chủ sở hữu thẻ tín dụng.
Thẻ tín dụng (Credit Card) là loại thẻ cho phép khách hàng có thể sử dụng tiền của ngân hàng để chi tiêu trong một hạn mức tín dụng nhất định (dựa trên cơ sở thu nhập của khách hàng) và trả lại cho ngân hàng sau đó. Điểm khác biệt lớn nhất với các hình thức cho vay khác là khách hàng có thể vay không lãi suất trong một khoảng thời gian nhất định (thời gian bao lâu sẽ tùy thuộc vào từng ngân hàng). Trong đó, hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà ngân hàng cho phép khách hàng chi tiêu trong mỗi kỳ tín dụng và có thể thay đổi tùy theo từng kì nếu khách hàng muốn tăng hoặc giảm hạn mức tín dụng.
Sử dụng thẻ tín dụng sao cho những hiệu quả đó được phát huy thì khách hàng cần phải có sự tìm hiểu kỹ lưỡng. Ảnh tư liệu
Chị L (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, hầu như tuần nào chị cũng nhận được từ những cuộc gọi mời làm thẻ tín dụng ngân hàng. Trên điện thoại, các nhân viên tư vấn, nếu chấp nhận làm thẻ, chị L sẽ nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn như miễn phí thường niên năm đầu, được sử dụng thẻ trong vòng 2 tháng với lãi suất 0%… Và điều quan trọng hơn cả chính là các điều kiện, thủ tục làm thẻ rất dễ dàng, thuận tiện, thậm chí nhân viên ngân hàng có thể mang thẻ tới tận nơi chị L yêu cầu.
“Khi mời làm thẻ, nhân viên ngân hàng khẳng định không những tôi không mất phí mà còn được tiền. Tuy nhiên, trên thực tế, số tiền này không phải là tôi được nhận mà là số tiền ứng trước để duy trì số dư trong thẻ. Hơn nữa, khi tư vấn cho khách, nhân viên chỉ đưa ra những ưu điểm của thẻ tín dụng mà không nói rõ về mức phí phạt, lãi thanh toán khi nộp tiền chậm, lãi rút tiền mặt là bao nhiêu… nên dễ khiến khách hàng lầm tưởng rằng họ được ngân hàng ứng trước một khoản tiền, được chi tiêu thoải mái khoản tiền đó mà không phải lo đến việc trả lãi”, chị L chia sẻ.
Cũng giống như chị L, anh D (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn thường nhận được những cuộc gọi điện mời lập thẻ tín dụng ngân hàng với vô số ưu đãi cũng như tiện ích mà thẻ tín dụng sẽ mang lại cho khách hàng. Kể cả đến khi nhận thẻ anh D cũng không hề biết tới những điều khoản ràng buộc và các điều khoản phạt nếu như khách hàng không thanh toán tiền đã sử dụng theo tiến độ.
Liên quan tới vấn đề này, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra lời khuyên, nếu khách hàng vừa mở thẻ tín dụng chưa lâu, hãy tập làm quen dần dần và chậm rãi với việc sử dụng thẻ tín dụng, đây là bước đầu tiên để dùng thẻ tín dụng hiệu quả.
Video đang HOT
Nếu mới nhận thẻ, không nên đem thẻ ra ngoài để chi tiêu ngay, hãy tìm hiểu thật kỹ. Nên nhớ rằng mục đích của việc sử dụng thẻ tín dụng không phải là để chi tiêu mua sắm những thứ mà khách hàng không thực sự có đủ tiền để mua, thẻ tín dụng là một hình thức vay nợ, chi tiêu qua thẻ tín dụng là bạn đang tạm mượn tiền của ngân hàng để thanh toán và khoản tiền này phải được hoàn trả trong tương lai. Nếu biết cách sử dụng thẻ tín dụng sẽ giúp tạo nên một lịch sử tín dụng tốt cũng như những thói quen sử dụng thẻ tín dụng có lợi nhất.
Được biết, thời gian vừa qua, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương đã tiếp nhận khá nhiều phản ánh của người tiêu dùng liên quan đến dịch vụ thẻ tín dụng do các ngân hàng phát hành. Trước tình hình đó, để tránh xảy ra tranh chấp phát sinh liên quan trong quá trình sử dụng thẻ, Cục đã khuyến cáo người tiêu dùng cần liên hệ và làm rõ với ngân hàng về chính sách thu phí thẻ về số tiền, thời điểm thu… Ngoài ra, người dùng thẻ cũng cần nắm rõ thời hạn trả nợ, các biện pháp, chính sách mà ngân hàng có thể áp dụng trong trường hợp nợ quá hạn.
Theo luật sư Nguyễn Anh Tuấn (Đoàn luật sư TP Hà Nội), chủ thẻ cần biết về các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có chính sách thu thập, sử dụng và bảo mật thông tin khách hàng. Do thẻ tín dụng thu phí theo từng năm nên chủ thẻ cần tìm hiểu thông tin tại ngân hàng phát hành thẻ về việc sau khi hết hạn sử dụng của năm đầu tiên, thẻ sẽ được gia hạn tự động hay theo thỏa thuận giữa người tiêu dùng với ngân hàng; việc thu phí từ năm thứ hai trở đi có được thông báo trước không, phương thức thông báo ra sao…
Để tránh rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, trước khi mở và sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ cần cân nhắc, tính toán chi tiêu có hiệu quả, đồng thời thanh toán các khoản nợ đúng hạn để không bị tính lãi vay và lãi phạt. Ngoài ra, do mỗi ngân hàng có quy định khác nhau về ngày đến hạn thanh toán nên khách hàng cần lưu ý, tránh việc để quá ngày khiến “lãi mẹ đẻ lãi con”.
Nguyễn Đăng
Theo phapluatxahoi.vn
Các bệnh viện mất thêm tiền tỉ mỗi tháng vì phí dịch vụ ngân hàng
Theo chủ trương của tỉnh Quảng Ninh, đến cuối năm 2020, 100% các bệnh viện tại Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái và 50% Trung tâm y tế cấp huyện chấp nhận thanh toán viện phí qua ngân hàng. Do các ngân hàng áp phí dịch vụ cao, nên mỗi tháng các bệnh viện phải trả cho các ngân hàng hàng tỉ đồng.
Phải chi trả những khoản tiền khó giải trình
Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh là một trong những đơn vị đi tiên phong trong việc áp dụng thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh - đến nay, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tại bệnh viện đạt trên 10%, qua các hình thức như quẹt thẻ tín dụng, mã vạch QR Code...
"Chỉ mới thí điểm thanh toán không tiền mặt mà mỗi tháng bệnh viện phải trả phí dịch vụ ngân hàng lên tới 200-300 triệu đồng. Nếu thực hiện như mục tiêu tỉnh đặt ra thì mỗi tháng bỗng dưng bệnh viện phải trả cho ngân hàng cả tỉ đồng" - ông Hùng cho biết.
Theo bác sĩ Hùng, việc thanh toán không dùng tiền mặt là văn minh và tiện ích, nhưng với mức phí dịch vụ ngân hàng quá cao như hiện nay, hình thức này đang trở thành gánh nặng cho bệnh viện. Hiện, mức phí dịch vụ mà các bệnh viện phải trả cho các ngân hàng là từ 0,22 - 0,88%/số tiền giao dịch, tùy từng loại thẻ hay mã QR Code
Chưa kể, để có thể áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt, bệnh viện sẽ phải tự bỏ nâng cấp đầu tư hệ thống công nghệ, máy móc hàng trăm triệu đồng và thậm chí phải bỏ tiền để làm thẻ cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để họ thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.
Đại diện kế toán của Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cho biết, chưa nói tới việc mỗi tháng bệnh viện bỗng dưng phải trả cho ngân hàng hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỉ đồng, mà số tiền đó không biết phải giải trình thế nào với các cơ quan chức năng và lấy tiền ở đâu bù vào đó?
Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh chỉ là đơn vị có mức viện phí phải thanh toán ở mức trung bình trên toàn tỉnh. Theo một lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, nếu áp dụng thanh toán không tiền mặt với phí dịch vụ ngân hàng như hiện nay, mỗi năm bệnh viện này phải trả cho ngân hàng không dưới 10 tỉ đồng.
"Tận dụng tiền của tôi, sao lại bắt tôi trả phí?"
Ông Trịnh Văn Mạnh - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh - cho biết, đã có một số đại diện các ngân hàng đến làm việc với ban lãnh đạo bệnh viện về thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, nhưng bệnh viện chưa đồng ý triển khai. Lý do: Người dân chưa mặn mà, nhất là các bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa và phí dịch vụ quá cao.
"Người dân không trả viện phí qua dịch vụ ngân hàng thì bệnh viện có được từ chối khám-chữa bệnh cho họ không? Có đại diện ngân hàng nói bệnh viện tự bỏ tiền làm thẻ cho người dân để khuyến khích dân sử dụng dịch vụ thanh toán không tiền mặt" - ông Mạnh chia sẻ - "Bệnh viện chỉ là đơn vị trung gian, sao tự nhiên lại phải bỏ tiền ra làm. Nặng nhất là phí dịch vụ. Sao chúng tôi lại phải trả hàng chục tỉ đồng cho các ngân hàng trong khi họ được hưởng lợi nhiều nhất. Chỉ riêng dòng tiền viện phí chảy vào tài khoản của các ngân hàng cũng là một nguồn lợi không nhỏ với họ rồi".
Chia sẻ với Lao Động, đại diện một số đơn vị nằm trong diện phải từng bước thực hiện thanh toán không tiền mặt đặt câu hỏi: Tiền của chúng tôi thu từ khách hàng nằm trong tài khoản của các ngân hàng. Lẽ ra họ phải trả cho chúng tôi chứ, hoặc thậm chí không mất phí. Sao lại bắt chúng tôi trả phí để chuyển tiền cho họ giữ và khai thác?
Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, các ngân hàng phải nghiên cứu lại để hài hòa lợi ích giữa các bên, tạo điều kiện tốt nhất để các bệnh viện và bệnh nhân cùng hợp tác tham gia.
Ông Nguyễn Văn Đoan - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh - cho biết, đơn vị này sẽ có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại xem xét giảm phí dịch vụ cho các đơn vị tham gia thanh toán không dùng tiền mặt.
Nguyễn Hùng
Theo Lao động
Cơn sốt 'điêu tàn' Đà Nẵng, tiền tỷ chôn cứng, đại gia tháo chạy Thị trường nhà đất ảm đạm, các chủ đầu tư, nhà phân phối đang hướng đến những vùng đất mới bỏ lại Đà Nẵng tiêu điều. Chưa đầy nửa năm mất 600 triệu Hơn 6 tháng trôi qua, sau khi thị trường đất Đà Nẵng tụt dốc không phanh và đóng băng, tình hình bất động sản tại đây "rối như canh hẹ"....