Đừng để trẻ sụt ký sau mùa ho
Tiếng ho sù sụ của con luôn làm bố mẹ xót xa và lo lắng, bởi ngoài chuyện rát họng, khọt khẹt đờm, mệt mỏi, con còn biếng ăn làm sụt cân mỗi khi tình trạng ho khan kéo dài.
Đau đầu con biếng ăn, giảm ký vì ho
Ho là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, nhằm tống dị vật, chất nhầy ra khỏi cơ thể. Ho nhiều và kéo dài lâu ngày sẽ làm đau rát họng, gây nhiều mệt mỏi cho người bệnh, nhất là đối với trẻ khi các em có hệ hô hấp và miễn dịch chưa hoàn thiện.
Rất nhiều phụ huynh “sợ” nghe tiếng ho của con vì nó kéo theo nhiều hệ lụy sau đó. Khi bị ho, trẻ thường giật mình thức giấc giữa đêm làm cả nhà cũng mất ngủ theo, con lười vận động và giao tiếp hơn nên việc vui chơi – học hành giảm sút. Điều làm bố mẹ đau đầu nhất chính là con ho rát họng nên nuốt thức ăn khó khăn, đang ăn thì phải dừng lại để ho làm thức ăn rơi vãi khắp nơi, nhiều khi kèm theo nôn trớ hết lượng thực phẩm bổ dưỡng mà mẹ kỳ công chuẩn bị… Sau một mùa ho, con sụt cân thấy rõ.
Giảm ho hiệu quả, không dùng kháng sinh
Theo các chuyên gia y tế, chỉ có 15% bệnh nhân có triệu chứng ho là nhiễm khuẩn và cần dùng đến kháng sinh, 85% bệnh nhân còn lại mắc ho do virus hoặc các nguyên nhân khác.
Video đang HOT
Ít người biết rằng kháng sinh chỉ phát huy hiệu quả trong trường hợp ho do vi khuẩn. Dùng thuốc không phù hợp hoặc kháng sinh dài ngày có thể gây một số tác dụng phụ như dị ứng thuốc, tiêu chảy, kháng (lờn) thuốc dẫn đến viêm nhiễm mất kiểm soát, khó điều trị… Chưa kể một số kháng sinh dùng liều cao có thể gây điếc không hồi phục và suy thận ở trẻ nhỏ.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo một sản phẩm ho dành cho trẻ em cần đáp ứng được các tiêu chí: có dạng bào chế phù hợp với trẻ, vừa giúp giảm được các chứng ho ở trẻ nhưng sử dụng an toàn, ít tác dụng phụ. Theo đó, phụ huynh nên chú ý đến những sản phẩm ho dạng siro uống có nguồn gốc từ thảo dược được y học công nhận về hiệu quả và an toàn như:
Cao lá thường xuân là loại thảo dược quý được hội đồng khoa học châu Âu đã công nhận tác dụng trong điều trị viêm đường hô hấp cấp tính và mãn tính có kèm triệu chứng ho.
Tắc (quất) sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài, tăng sức đề kháng và chống cảm cúm. Đường phèn vị ngọt, tính bình, bổ trung ích khí, hoà vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm.
Tinh dầu tần (húng chanh) có tác dụng kháng khuẩn mạnh với nhiều vi khuẩn gây ho, làm long đờm, sát khuẩn. Tinh dầu gừng có tác dụng ấm cổ họng, dịu các cơn ho, kháng khuẩn, giảm nôn (trớ), tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Sự kết hợp các loại thảo dược trên giúp bổ phế, làm ấm đường hô hấp, giúp giảm ho, hỗ trợ làm giảm nôn (ói) khi ho. Đây là lựa chọn thông minh của các bà mẹ giúp con ngăn ngừa và giảm ho hiệu quả, an toàn.
Theo TPO
Ho khan dùng thuốc gì?
Đối với trường hợp ho khan là triệu chứng của một bệnh nào đó cần phải điều trị nguyên nhân gây bệnh. Một số người sử dụng các thuốc ức chế men chuyển điều trị tăng huyết áp cũng có thể gây ho khan, khi ngừng thuốc sẽ hết ho.
Ảnh minh họa: Internet
Ho khan (ho không có đờm) có thể do hít phải vật lạ (thức ăn) hoặc khói thuốc gây kích thích, hoặc có thể do họng, phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc là triệu chứng của một bệnh: hen phế quản, trào ngược dạ dày, thực quản...
Đối với trường hợp ho khan là triệu chứng của một bệnh nào đó cần phải điều trị nguyên nhân gây bệnh. Một số người sử dụng các thuốc ức chế men chuyển điều trị tăng huyết áp cũng có thể gây ho khan, khi ngừng thuốc sẽ hết ho.
Trường hợp ho khan không xác định rõ nguyên nhân hoặc điều trị nguyên nhân gây bệnh mà không hết ho thì việc dùng thuốc giảm ho là cần thiết.
Các thuốc thường dùng:
- Dextromethophan: Là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, được dùng giảm ho do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích, đặc biệt có hiệu quả trong điều trị ho khan mạn tính. Thuốc có độc tính thấp nhưng nếu dùng với liều cao có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương.
- Codein (thuốc trị ho dẫn xuất á phiện): Có tác dụng làm giảm ho trong các trường hợp ho khan nhẹ. Tuy nhiên codein không đủ hiệu lực để giảm ho trong các trường hợp ho nặng. Ngoài ra, codein còn có tác dụng giảm đau trong trường hợp đau nhẹ và vừa. Tác dụng phụ hay gặp khi dùng thuốc là táo bón (do thuốc làm giảm nhu động ruột, cần dùng thêm thuốc nhuận tràng), an thần và lệ thuộc thuốc.
- Các thuốc phối hợp (atussin, decolsin, rhumenol...): Ngoài các hoạt chất làm giảm ho như dextromethophan, các thuốc này còn có thêm thành phần kháng histamin, chất làm giảm ngạt mũi. Vì thế chỉ dùng các thuốc này khi ho có kèm theo hiện tượng ngạt mũi.
- Thuốc ngậm giảm ho: Với loại thuốc này cần kiểm tra thành phần đường có trong thuốc khi dùng (đặc biệt ở bệnh nhân tiểu đường).
Ngoài ra có thể dùng điều trị hỗ trợ bằng các thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như các loại si rô trị ho.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Đậu bắp: "Viagra" dân dã cải thiện sinh lý cho quý ông Đậu bắp còn gọi là mướp tây, bắp chà, tên khoa học Abelmoschus esculentus, thuộc họ Malvaceae. Ảnh minh họa: Internet Đậu bắp có thể cao trên 2m, lá dài và rộng khoảng 10-20 cm, xẻ thùy chân vịt với 5-7 thùy. Hoa đường kính 4-8 cm, với 5 cánh hoa màu trắng hay vàng, thường có các đốm đỏ hay tía tại...