Đừng để mất “thời gian vàng” điều trị ung thư vì những quan niệm sai lầm
Ung thư là do “nghiệp quật”, ung thư đụng dao kéo là chết, ung thư không chữa được mà chỉ kéo dài sự sống, ăn chay để tiêu diệt tế bào ung thư… Tất cả những định kiến sai lầm ấy của cộng đồng đã khiến người bệnh mất đi cơ hội chữa trị.
PGS-TS. Lê Văn Quảng, GĐ BV K cho biết, định kiến sai lầm phổ biến nhất là mắc bệnh ung thư thì đương nhiên mang “ bản án tử hình”, nếu có điều trị thì cũng chỉ có thể vớt vát, kéo dài sự sống thêm một thời gian ngắn. Hệ lụy của định kiến này là tâm lý bi quan quá mức, buông bỏ và không tuân thủ điều trị.
Thực tế với các tiến bộ y học ngày nay đã giúp nhiều người chữa khỏi hoặc có thể kéo dài sống thêm đáng kể tuỳ loại ung thư và giai đoạn bệnh. Một số loại bệnh ung thư có tỉ lệ khỏi bệnh trên 5 năm vượt quá 90% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng… Tại BV K đã có rất nhiều bệnh nhân ung thư đã chữa trị ổn định 10 năm, 20 năm, 30 năm, PGS-TS. Lê Văn Quảng chia sẻ.
PGS-TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc BV K: Mọi người khi có bệnh nên trao đổi với bác sỹ để có phương pháp điều trị đúng nhất. Ảnh: T.An
Theo GĐ BV K, lý do khiến mọi người thường có cảm nhận chủ quan đó là vì thấy xung quanh mình có nhiều bệnh nhân ung thư sau một thời gian điều trị là tử vong mà ít biết đến, rất nhiều người bệnh ung thư đã được điều trị thành công, đang sống khỏe mạnh. Tâm lý chung của người bệnh thường là ít “khoe” bệnh của mình kể cả khi được điều trị có hiệu quả. Nhưng khi bệnh đã rất nặng hay cận tử thì người thân, bạn bè lại biết và đến thăm hỏi. Vì thế mọi người chỉ biết bệnh nhân ung thư khi đã phát bệnh là chết.
Bên cạnh đó, một quan niệm sai lầm đến khó tin là nhiều người cho rằng bị ung thư là do quả báo, nghiệp quật, trời hành. Thế nhưng thực tế ai cũng có thể mắc bệnh ung thư, mọi lứa tuổi, giới tính, sắc tộc và thành phần xã hội. Đa phần ung thư xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi khi các yếu tố nguy cơ đủ thời gian tích lũy để hình thành phát sinh bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư là do các tế bào tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư, gây thương tổn DNA của tế bào không hồi phục. Các tế bào bất thường nhân lên không kiểm soát được, thoát ra khỏi sự kiểm soát sinh lý bình thường, mất khả năng biệt hóa, xâm lấn cục bộ phá hủy các tổ chức xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó nguyên nhân từ môi trường, ăn uống chiếm tới khoảng 80% nguyên nhân sinh ung thư như dùng thuốc lá, rượu, bức xạ ion hóa, tia cực tím…
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như di truyền; nhiễm vi sinh vật; hút thuốc, uống rượu, nhai trầu, lối sống ít vận động, thói quen ăn uống không lành mạnh, sinh hoạt tình dục không an toàn lây nhiễm virus HPV, không tiêm phòng viêm gan B dẫn đến lây nhiễm và tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời…
Một định kiến sai lầm phổ biến khác là ung thư mà đụng dao kéo sẽ làm bệnh lan tràn nhanh và tử vong sớm hơn. Hậu quả của quan niệm này cũng rất nguy hiểm, khiến bệnh nhân sợ hãi và trốn tránh phẫu thuật, thử dùng các loại thuốc khác nhau.
Video đang HOT
Có một số lý do có thể giải thích cho hiện tượng này. Đầu tiên nhiều người bệnh, đặc biệt giai đoạn muộn, vẫn có chỉ định phẫu thuật để giải quyết biến chứng của khối u chứ không phải là phẫu thuật để khỏi bệnh như phẫu thuật cầm máu, phẫu thuật mở thông dạ dày nuôi dưỡng khi người bệnh không ăn uống được, phẫu thuật tắc ruột, nên sau mổ có thể bệnh vẫn tiến triển xấu đi. Nhưng thường gặp hơn là các trường hợp phẫu thuật thất bại, tai biến phẫu thuật, phẫu thuật quá giai đoạn, quá chỉ định. Tai biến phẫu thuật là điều không ai mong muốn nhưng là rủi ro luôn có thể xảy ra như bất kì can thiệp nào khác trong y khoa kể cả thông thường như tiêm thuốc kháng sinh, PGS-TS. Lê Văn Quảng cho biết.
Cuối cùng, cũng có khi bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn, thuận lợi nhưng bệnh vẫn có thể tái phát do đây là bản chất của bệnh ung thư. Trong nhiều trường hợp, sau khi phẫu thuật triệt căn, bệnh nhân không được điều trị bổ sung sau mổ một cách bài bản, bệnh cũng có thể tái phát lại trong thời gian ngắn. Khi điều trị bệnh ung thư, phẫu thuật không phải là sự kết thúc điều trị, mà chỉ là nền tảng cho các điều trị bổ sung tiếp theo.
Tại sao không hút thuốc lá vẫn mắc ung thư phổi? Hóa ra đó là một dạng ung thư khác
Để đánh bại ung thư, chúng ta cần hiểu mọi con đường mà nó có thể phát triển.
Ung thư phổi thường gắn liền với hình ảnh của những người đàn ông hút thuốc lá. Nhưng có thể bạn chưa biết, những người không hút thuốc trong đó có phụ nữ cũng có thể mắc ung thư phổi.
Nguyên nhân gây ung thư phổi không liên quan đến thuốc lá từng là một bí ẩn. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Cell bắt đầu làm sáng tỏ được uẩn khúc này.
Theo các nhà khoa học, những người không hút thuốc lá có thể mắc một dạng ung thư phổi khác với người hút thuốc, xuất phát từ các đột biến gen khác nhau. Do đó, chiếc lược điều trị cho hai nhóm bệnh nhân này về cơ bản cần phải được tinh chỉnh.
Cùng một phương pháp điều trị nhắm mục tiêu tốt ở bệnh nhân hút thuốc, nhưng có thể sẽ thất bại với bệnh nhân không hút thuốc. Các nhà nghiên cứu cho biết đây là phát hiện tiền đề để phát triển các phương pháp điều trị ung thư chính xác và hiệu quả cho các nhóm bệnh nhân này.
Một nghiên cứu toàn diện nhất về sinh học ung thư phổi trên bệnh nhân không hút thuốc
Các nghiên cứu trước đây cho biết một người không hút thuốc lá có thể mắc ung thư phổi vì phơi nhiễm với radon - một loại khí phóng xạ được tạo ra khi uranium tự nhiên phân giải trong đất. Hoặc họ cũng có thể tiếp xúc với khói thuốc thụ động từ người hút thuốc, hoặc phơi nhiễm amiang- một hợp chất độc thường có trong vật liệu xây dựng.
Ô nhiễm không khí cũng chịu trách nhiệm cho các ca mắc ung thư phổi không bắt nguồn từ thuốc lá. Nhưng gốc rễ vấn đề là các tiếp xúc môi trường sẽ gây ra đột biến khiến ung thư phát triển.
Trong nghiên cứu mới của mình, các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Ung thư London, Đại học Quốc gia và Viện hàn lâm Quốc gia Sinica của Đài Loan đã thu thập và phân tích DNA trong khối u của 103 bệnh nhân địa phương mắc ung thư phổi. Phần lớn trong số họ là những người không hút thuốc lá.
Phân tích cho thấy nhiều người không hút thuốc bị ung thư phổi có dấu hiệu tổn thương DNA từ các chất gây ung thư từ môi trường sống. Một trong số những đột biến gen này có hướng xuất hiện ở phụ nữ trẻ, từng được biết sẽ thúc đẩy ung thư tiến triển mạnh.
Tại Anh có khoảng 10-15% bệnh nhân ung thư phổi xảy ra ở những người chưa bao giờ hút thuốc. Nhưng ở các nước Đông Á, các nhà khoa học cho biết tỷ lệ còn cao hơn nhiều, đặc biệt là trong nhóm những người phụ nữ.
Để tiếp tục làm sáng tỏ bí ẩn ấy, họ đã lấy mẫu và phân tích chi tiết những biến đổi về mặt di truyền trong khối u của 103 bệnh nhân, các tác nhân kích hoạt gen, hoạt động protein và 'công tắc' tế bào khiến họ bị mắc ung thư phổi.
Các phân tích này đã cho ra một đánh giá toàn diện nhất về mặt sinh học của những bệnh nhân ung thư phổi trong nhóm không hút thuốc, kể từ trước đến nay.
" Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu toàn diện nhất từng được tiến hành về sinh học của ung thư phổi, trong quần thể dân số Đông Á với tỷ lệ cao người không hút thuốc, và thấy rằng bệnh của họ rất đa dạng về mặt phân tử và khác biệt với những gì chúng tôi thấy ở những bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc", tiến sĩ Jyoti Choudhary đến từ Viện nghiên cứu ung thư London nói.
Ung thư phổi ở phụ nữ không hút thuốc có thể khác với nam giới hút thuốc
Kết quả cho thấy khối u ung thư giai đoạn đầu của những người không hút thuốc có phần giống với ung thư phổi giai đoạn muộn hơn trên người hút thuốc lá.
\Các khối u ở phụ nữ thường có một lỗi đột biết đặc biệt ở gen ung thư phổi nổi tiếng có tên là EGFR. Trong khi ở nam giới, lỗi phổ biến nhất lại nằm ở 2 gen là KRAS và APC. Những khác biệt này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị với thuốc nhắm mục tiêu ở cả nam và nữ.
" Chúng tôi đã tìm thấy các kiểu lỗi di truyền khác nhau ở những bệnh nhân ung thư phổi không hút thuốc và hút thuốc, giữa bệnh nhân là phụ nữ và nam giới. Điều này cho thấy rằng một nữ bệnh nhân chưa bao giờ hút thuốc có thể sẽ không đáp ứng điều trị giống với một nam bệnh nhân hút thuốc", tiến sĩ Jyoti Choudhary cho biết thêm.
Ngoài ra, nghiên cứu mới cũng tìm thấy một mô hình thay đổi di truyền liên quan đến họ gen APOBEC trong 3/4 khối u của bệnh nhân nữ dưới 60 tuổi và ở tất cả phụ nữ không có lỗi trong gen EGFR.
Các protein APOBEC đóng vai trò quan trọng trong chức năng của hệ thống miễn dịch, nhưng chúng có thể bị tấn công bởi các bệnh ung thư, làm đẩy nhanh quá trình tiến hóa và xuất hiện tình trạng kháng thuốc.
Điều này có nghĩa là những người phụ nữ không hút thuốc mắc ung thư phổi có xu hướng tiến triển bệnh nhanh hơn thể ung thư ở các nhóm còn lại. Họ cần được xét nghiệm APOBEC để tinh chỉnh phác đồ điều trị.
Tin tốt là khi áp dụng liệu pháp miễn dịch cho nhóm nữ bệnh nhân ung thư phổi không mang gen EGFR lỗi, hiệu quả điều trị thường tăng lên. Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy những người mắc ung thư phổi không hút thuốc có thời gian sống lâu hơn 56% so với những người hút thuốc. Họ giảm được từ 29-39% tỷ lệ tử vong.
Nhận định về nghiên cứu mới, giáo sư Paul Workman, Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu ung thư London, cho biết nó đã rọi một luồng ánh sáng mới vào căn bệnh ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Nghiên cứu này sẽ giúp thúc đẩy lĩnh vực y học chính xác, chẳng hạn như tạo ra các loại thuốc đích tốt hơn dành cho bệnh nhân, đặc biệt là những người mắc ung thư phổi khi không hút thuốc.
Tiến sĩ Emily Armstrong, quản lý thông tin nghiên cứu tại Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương Quốc Anh, đơn vị tài trợ cho nghiên cứu nói:
" Để đánh bại ung thư, chúng ta cần hiểu mọi con đường mà nó có thể phát triển. Nghiên cứu này nhấn mạnh khác biệt giữa các thể ung thư khác nhau hình thành từ các lối sống và môi trường khác nhau. Hiểu về sự khác biệt giữa các thể ung thư phổi ở người hút thuốc và người không hút thuốc là điều rất quan trọng. Nó là bước đầu để cung cấp cho bệnh nhân phương pháp điều trị thích hợp nhất với căn bệnh của mình".
Giám đốc Bệnh viện K: Thật khó tin, có những người nghĩ rằng ung thư là quả báo Theo PGS.TS Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K, có một số định kiến sai lệch về bệnh ung thư không những ở người còn hạn chế về kiến thức khoa học, mà cả ở giới có học thức. Có nhiều bệnh nhân ung thư chữa trị ổn định trong 30 năm Chia sẻ về một số định kiến sai lầm...