Đừng để cơ thể thiếu nước
Cơ thể thiếu nước có thể dẫn tới một loạt vấn đề về sức khỏe. Cụ thể là sỏi thận sẽ hình thành theo thời gian. Thiếu nước còn khiến cơ thể phải giữ nước, từ đó có thể gây hại cho da và tóc.
Ảnh:Shutterstock
Tuy nhiên, có nhiều người dù biết tầm quan trọng của nước song lại không biết cách bổ sung đủ nước cho cơ thể. Ngoài uống nhiều nước, bạn có thể ăn một số loại trái cây và rau củ có hàm lượng nước cao giúp bạn không bị mất nước như dưa hấu, cam, quýt, bưởi; các loại rau lá xanh như cải bó xôi.
Bạn luôn mang theo một chai nước bên mình, cho dù trên đường đi làm hay tập thể dục. Cách này sẽ giúp bạn dập tắt cơn khát ngay tức thì.
Đề ra mục tiêu nạp bao nhiêu lượng nước mỗi ngày. Nếu là người uống ít nước, bạn cần đặt ra mục tiêu mỗi ngày và tăng lượng nước theo thời gian. Bằng cách này, bạn sẽ sớm bổ sung đủ lượng nước theo lời khuyên của các chuyên gia. Chẳng hạn, uống 1 ly nước mỗi giờ hoặc 1 chai (khoảng 1 lít) nước trong vòng 2 giờ.
Thói quen uống nước ép trái cây sẽ giúp cải thiện lượng nước nạp vào cơ thể. Hoặc đơn giản hơn chỉ cần ăn trái cây và rau củ thường xuyên hơn. Dưa hấu, cam, cà chua, dâu là những loại trái cây chứa hàm lượng nước cao nhất.
Tin vui cho những ai thích uống nước dừa vì nó giúp bù nước nhanh và rất tốt cho sức khỏe. Nước dừa được xem là một trong những giải pháp đơn giản nhất trị mất nước hoặc các vấn đề về đường tiểu, nhiễm trùng đường tiểu.
Video đang HOT
Hạn chế nạp caffeine. Có rất nhiều người nghiện caffeine, chất dễ dẫn tới mất nước. Để tăng lượng nước, hãy uống nhiều nước hoặc nước ép trái cây thay cho các thức uống chứa caffeine như cà phê.
Nhất Linh
Theo TNO
Những nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước
Cơ thể của bạn được cấu tạo khoảng 60%-70% là nước. Đôi khi chỉ cần mất 2% lượng nước trong cơ thể, tâm trạng của bạn cũng bị thay đổi, mức năng lượng (phục vụ cho hoạt động của cơ thể) cũng giảm sút theo và khiến chức năng nhận thức của bạn chậm lại. Hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất nước trong cơ thể và cách nào để phòng tránh điều này.
Tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người chưa biết mình bị mắc chứng bệnh này có nguy cơ mất nước cao. Vì khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể cố gắng thoát khỏi tình trạng dư thừa glucose bằng cách tăng lượng nước tiểu.
Nếu bạn bị tiểu đường, bạn thường cảm thấy khát hoặc bạn thường xuyên vào nhà vệ sinh, hãy hỏi bác sĩ để biết cách nào giúp bạn theo dõi lượng đường trong máu của mình.
Kinh nguyệt
Bạn đang trong thời kỳ kinh nguyệt ? Do vậy, đừng ngần ngại hãy uống nước nhiều hơn bình thường. Vì lượng estrogen (hoóc môn sinh dục nữ, sản sinh trong buồng trứng, giúp các mạch máu hoạt động hiệu quả, giúp da đàn hồi và mềm mại, giúp hệ thần kinh tránh xa mọi căng thẳng) và progesterone (hoóc môn biểu tượng cho sức mạnh và sự ham muốn.
Khi lượng hoóc môn testosterone trong cơ thể không đủ, đàn ông sẽ dễ nổi nóng, giảm trương lực trong cơ thể, giảm trí nhớ và khả năng làm việc) ảnh hưởng quá trình hydrat hóa của cơ thể. Và khi các hormone này bị xáo trộn, như trường hợp bạn đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc khi bạn đang có biểu hiện tiền kinh nguyệt, bạn nên uống nhiều nước. Đặc biệt việc mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt cũng làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể bạn.
Nếu kinh nguyệt của bạn ra quá nhiều thì bạn cần thay băng vệ sinh hai giờ một lần và hãy tìm đến bác sĩ phụ khoa.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Hội chứng ruột kích thích thường gây ra chuột rút, đau bụng, đầy hơi khí, tiêu chảy và táo bón. Nhưng nếu hội chứng này chưa quá tồi tệ thì nó lại gây ra mất nước! Điều này chủ yếu do các triệu chứng của bệnh tiêu chảy mãn tính. Nhưng cũng bởi vì trong chế độ ăn uống hàng ngày, chúng ta không bổ sung kịp thời trái cây tươi và rau quả giàu nước, điều này làm giảm (mà chúng ta không biết) lượng nước trong cơ thể mình.
Để tăng cường mức độ hydrat hóa của bạn, hãy lựa chọn bột lúa mì và gạo. Khi được nấu chín, chúng sẽ hấp thụ nước và đem lại cho bạn lượng nước nhiều hơn mì ống.
Tăng huyết áp
Nhiều loại thuốc, trong đó có thuốc điều trị chứng tăng huyết áp gây tác dụng lợi tiểu. Một cách âm thầm, chúng làm cơ thể bạn tăng sản sinh lượng nước tiểu và dẫn đến nguy cơ mất nước. Nếu bạn đang được điều trị bệnh cao huyết áp, hãy tăng lượng nước, đồ uống hàng ngày của bạn.
Căng thẳng
Nếu bạn gặp áp lực thường xuyên, các tuyến thượng thận của bạn trở nên kiệt sức, dẫn đến suy thượng thận. Vấn đề là các tuyến này sản xuất aldosterone, một hormone giúp điều chỉnh mức độ chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể.
Khi bạn đang rơi vào tình trạng căng thẳng, đừng ngần ngại uống thật nhiều hơn. Nhưng tìm kiếm cách để vượt qua căng thẳng vẫn là giải pháp tốt nhất giúp cho các tuyến thượng thận có "sức khỏe tốt".
Bổ sung chế độ ăn uống
Việc bổ sung chế độ ăn uống "tự nhiên" không phải không có tác dụng phụ. Một số loại cây trồng như rau mùi tây, cải xoong hoặc bồ công anh làm tăng viejc sản xuất nước tiểu, có thể dẫn đến mất nước. Nếu bạn đang xem xét thực hiện chế độ ăn uống bổ sung thêm chất, trước hết hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn, họ sẽ cho bạn biết các loại thực phẩm và những tác dụng phụ không mong muốn của chúng. Và đặc biệt hãy làm theo lời khuyên thông thường là hãy uống nước khi bạn cảm thấy khát. Khát là thông điệp mà cơ thể của bạn gửi đến bạn và báo cho bạn biết rằng bạn đang ở trong tình trạng thiếu nước.
Theo Vnmedia
"Tư thế truyền thống" dễ gây nhiễm trùng đường tiểu nhất? Bất kì kiểu giao hợp nào cũng có thể đẩy các vi khuẩn này vào trong niệu đạo gây ra đau bụng và nhiễm trùng đường tiểu. Em mới kết hôn 3 tháng, "chuyện vợ chồng" cũng không có gì đặc sắc. Em mới chỉ dám thực hành "tư thế truyền thống". Thỉnh thoảng chồng em có gợi ý thử sang tư thế...