Đừng để bệnh biến chứng
Qua những đợt khám chữa bệnh miễn phí về vùng nông thôn, các bác sĩ ghi nhận tình trạng nhiều người mắc bệnh nhưng không điều trị kịp thời, đúng cách, dẫn đến biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.
Từ đó, các bác sĩ chú trọng tư vấn cho bà con về quyền lợi được hưởng khi tiếp cận hệ thống y tế, đồng thời, nâng cao ý thức phòng bệnh hơn chữa bệnh cho cộng đồng.
Cán bộ y tế BV Đa khoa Hòa Hảo – Medic Cần Thơ đo đường huyết cho người bệnh trong một chuyến khám bệnh miễn phí.
Anh Võ Văn Lâm (43 tuổi, ở ấp Đông Thắng, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) là trụ cột của gia đình có 3 con nhỏ đang tuổi đi học. Hai vợ chồng có một công ruộng, chủ yếu đi làm thuê nhổ cỏ vườn, phun thuốc trừ sâu, cấy lúa mướn kiếm sống. Vậy mà hơn 2 năm qua, anh Lâm mắc đủ thứ bệnh, thời gian nằm viện nhiều hơn ở nhà. Ban đầu, anh khởi phát bệnh với triệu chứng đau nhức khớp, ê ẩm cột sống.
Anh ra tiệm thuốc tây, mua vài liều về uống, vài ngày sau bớt bớt lại đi rải phân, vác lúa mướn. Nhưng 2 năm qua, bệnh anh ngày càng trầm trọng. Bác sĩ chẩn đoán anh bị thoái hóa cột sống, gai chèn ép dây thần kinh, đau nhức khớp. Bệnh tật khiến anh Lâm đau nhức, suy kiệt sức khỏe; gia cảnh túng thiếu, không có điều kiện chữa trị, khiến anh thêm bế tắc, tuyệt vọng.
BS Phan Dương Thanh Duy, Khoa Điều trị tia xạ, Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ cho biết, do ảnh hưởng của việc sử dụng lâu các thuốc điều trị viêm khớp nên anh Lâm bị hội chứng cushing. Bệnh tái diễn từng đợt, do nhiều yếu tố như thời tiết thay đổi hay thói quen vận động, lối sống.
Bệnh phải điều trị gần như suốt đời; người bệnh phải tuân thủ phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, tái khám định kỳ mới cải thiện dần tình trạng và các biến chứng. BS Thanh Duy ghi nhận trong đợt khám chữa bệnh miễn phí ở huyện Thới Lai vừa qua, điểm chung của bà con nông thôn là ít nhiều liên quan đến yếu tố tiền bạc, khi phát bệnh thường cố chịu hoặc uống thuốc cầm chừng, đến khi bệnh nặng, diễn tiến xấu mới đến cơ sở y tế.
Video đang HOT
Ngoài ra, tình trạng để bệnh biến chứng còn do nguyên nhân bà con chưa nhận thức đầy đủ về quyền lợi của người dân có thẻ bảo hiểm y tế với hệ thống y tế, đến nay đã được thông tuyến bảo hiểm y tế tuyến tỉnh.
BS CKII Chu Văn Vinh, Phó Giám đốc BV Đa khoa Hòa Hảo – Medic Cần Thơ, cũng ghi nhận đa phần người dân đến các buổi khám chữa bệnh từ thiện đều trên 60 tuổi và trẻ nhỏ. Trong đó, người cao tuổi thường mắc đồng thời nhiều bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, hô hấp, thoái hóa khớp và các bệnh lý cơ xương khớp khác.
Nổi trội nhất là mắc bệnh về đường tiêu hóa, viêm dạ dày và đường ruột. Theo BS Chu Văn Vinh, có thể do liên quan đến điều kiện sống, khiến bà con không theo dõi sức khỏe chặt chẽ. Các bệnh này đòi hỏi phải uống thuốc thường xuyên và tái khám định kỳ.
Nhiều người bệnh kể với bác sĩ, họ có tiền sử tăng huyết áp, lúc mới chẩn đoán, cũng uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ một thời gian, sau đó ngưng. Đến khi khám lại, huyết áp tăng rất cao, tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ. Các bệnh viêm dạ dày, bệnh xương khớp, bà con thường mua thuốc về uống vài ngày, khỏe lại thì nghỉ.
Qua các đợt khám, các bác sĩ cũng ghi nhận tình trạng phì đại tiền liệt tuyến khá phổ biến ở đàn ông từ tuổi trung niên trở lên. Càng lớn tuổi, tình trạng suy tiền liệt tuyến càng cao, khiến bệnh nhân tiểu khó, tiểu nhiều lần, ảnh hưởng giấc ngủ, sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Người bị phì đại tiền liệt tuyến có nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến với tỷ lệ tương đương bệnh lý ung thư vú ở phụ nữ.
Theo đó, qua các đợt khám về các vùng nông thôn, vùng căn cứ cách mạng trong và ngoài thành phố, với vai trò Trưởng Đoàn thầy thuốc của BV Đa khoa Hòa Hảo – Medic Cần Thơ, BS Chu Văn Vinh quán triệt tinh thần cho các y bác sĩ, vừa chữa trị, vừa chú trọng tuyên truyền, tư vấn cho bà con nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe, thực hiện lối sống vận động, dinh dưỡng lành mạnh, chủ động phòng tránh bệnh tật, khám sức khỏe định kỳ, chữa trị kịp thời khi có dấu hiệu bệnh sớm để đạt hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm họng - miệng
Bệnh nấm họng - miệng là tình trạng niêm mạc vùng họng - miệng bị tổn thương bởi sự tích tụ quá mức của loại vi nấm có tên Candida albicans.
Cần nghĩ đến nấm họng khi thấy ngứa, ho và rát họng dữ dội, tiếp theo đó là khàn hoặc mất tiếng. Bệnh thường gặp ở các nước vùng nhiệt đới ẩm.
Nguyên nhân
Bình thường trong miệng cũng như một số nơi khác trong cơ thể chúng ta có rất nhiều vi khuẩn thường trú. Nhưng nếu vì nguyên cớ nào đó thế cân bằng bị phá vỡ, các vi nấm sẽ phát triển lấn lướt, nhanh chóng gia tăng số lượng, cũng như môi trường dinh dưỡng, gây loạn dưỡng và biến đổi cấu trúc niêm mạc họng - miệng, nơi chúng xâm chiếm, và các triệu chứng bệnh lý xuất hiện.
Chính vì vậy, nấm họng là một bệnh cơ hội thường gặp ở những người suy giảm sức đề kháng (người nhiễm HIV/AIDS), người bị bệnh đái tháo đường, thiếu máu mạn tính, bệnh nhân gầy yếu, suy kiệt sức khỏe và những người phải điều trị với corticoid kéo dài hoặc sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện không theo chỉ dẫn của thầy thuốc, những người phải điều trị tia xạ ở vùng họng miệng... và hay gặp ở những người dân sống ở các nước nhiệt đới ẩm.
Bệnh nấm họng có thể xuất hiện ở những người phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, hít phải các bào tử nấm trong không khí hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm nấm. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy Candida là thủ phạm gây nên nấm họng, miệng.
Loại nấm này thường ký sinh ở miệng, họng, đường tiêu hóa và thường không phát triển thành bệnh. Nhưng nếu gặp các yếu tố thuận lợi, nhất là khi sức đề kháng của niêm mạc họng suy giảm, hiện tượng trào ngược của dịch dạ dày lên họng làm chuyển pH họng từ môi trường kiềm sang môi trường acid thì nấm Candida sẽ gây bệnh và xuất hiện triệu chứng bệnh nấm họng.
Hinh anh tôn thương do nâm.
Cách phát hiện
Giai đoạn đầu của bệnh nấm họng - miệng có thể kéo dài một thời gian mà người bệnh không nhận biết vì không có triệu chứng gì đặc biệt.
Dấu hiệu sớm người bệnh nhận thấy là đau nhói trong họng - miệng tại vị trí nhiễm nấm. Đau không nhiều lắm nhưng gây khó chịu và có thể làm giảm vị giác. Ngoài ra họ cũng có thể bị ho.
Bệnh nhân thường đến khám vì ho kéo dài dù đã điều trị các nhóm kháng sinh, giảm ho, chống viêm liên tục. Lúc đầu ho do phản ứng dị ứng của cơ thể với bào tử nấm xâm nhập, sau đó là ho do viêm nhiễm. Ho khan từng cơn rồi chuyển sang có đờm trắng đục, vàng xanh.
Ho do nấm cũng rất ảnh hưởng tới sinh hoạt của bệnh nhân nên nhiều người đã đi khám liên tục chỉ mong được chữa hết cơn ho ngay lập tức. Người bệnh ngứa họng, đau rát họng đôi khi kèm biểu hiện khó nuốt giống như loạn cảm họng vì tìm không thấy nguyên nhân nếu không nghĩ đến nấm. Triệu chứng này có thể xuất hiện sau đợt cảm cúm có sốt, ho, hắt hơi, chảy mũi và thường không thuyên giảm khi sử dụng kháng sinh.
Một số trường hợp bệnh nhân cảm thấy hơi thở, nước bọt có mùi hôi, chua. Bác sĩ khám thấy niêm mạc họng hơi đỏ. Lưỡi người bệnh rất dày, bẩn, trắng và hôi. Thành sau họng nhiều tổ chức lympho nhỏ, rất nhiều chất nhầy phủ khắp họng, đôi khi có giả mạc, khi bóc tách dễ gây ra máu hoặc giả mạc xám mủn giống như tổ chức hoại tử nhưng trong nhiều trường hợp chỉ nhìn thấy niêm mạc họng đỏ, teo, nhiều dải xơ dọc theo thành sau họng, nước bọt tăng tiết ở hạ họng nhưng cảm giác ngứa của bệnh nhân lại nặng nề, nhiều người phàn nàn là chỉ muốn thò ngón tay vào họng gãi cho đỡ ngứa.
Có thể chẩn đoán bệnh bằng cách quệt lấy dịch ở vùng soi tươi tìm bào tử nấm hoặc nuôi cấy định dạng nấm gây bệnh. Trong một số trường hợp, cần sinh thiết để tìm tổn thương mô bệnh học của nấm tại họng. Đây mới là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nấm, tuy nhiên khó thực hiện.
Điều trị thế nào?
Tùy mức độ bệnh, sức đề kháng của người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp và các thuốc điều trị khác nhau. Nhưng nhìn chung nấm họng cũng như các bệnh nấm nói chung là khó chữa do nấm có một lớp vỏ đăc biêt khó ngấm thuốc. Vì vậy, khi đã điều trị, cần trao đổi cụ thể với bệnh nhân để họ có thể phối hợp điều trị dài ngày, kết hợp dùng thuốc với việc loại bỏ các yếu tố thuận lợi để bệnh nấm phát sinh.
Người bệnh phải tuân thủ theo đúng lịch điều trị bởi nấm Candida thường rất dễ tái phát, do vậy, luôn phải điều trị triệt để, đủ liều, đủ thời gian. Với những người thuộc nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm nấm Candida, cần phải kết hợp chế độ ăn uống và thể dục thể thao để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho cơ thể, loại bỏ các yếu tố thuận lợi và vệ sinh miệng, họng thường xuyên.
Không hút thuốc lá, hạn chế ăn cay và vệ sinh răng miệng tốt cũng là những yếu tố có thể phòng được nấm Candida.
Ngâm chân bằng nước thuốc để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông Vào mùa đông, rất nhiều người bị lạnh chân, dù đã tìm nhiều cách giữ ấm đôi chân và cơ thể. Các mạch máu ở tay và chân co lại, làm giảm lượng máu lưu thông. Nhiệt lượng giảm khiến tay chân bạn bị lạnh, đau nhức các khớp vùng chi. Ngâm chân nước ấm thảo dược trong khoảng thời gian 10 đến...