Dùng dao thái rau tự rạch bụng vợ để lấy con
Khi nghe vợ hét, mổ bụng lấy con ra không nó chết ngạt, Dưỡng quẫn trí, cầm dao thái rau rạch bụng vợ. Con được cứu nhưng mẹ thì qua đời.
Xuyến và những người thân hiện tại của mình
Câu chuyện xảy ra cách đây đã 16 năm, nhưng mới lại được người dân thôn Phước Hòa, xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân, Phú Yên) kể lại. Sau lần vượt cạn kinh hoàng đó, dù đứa bé được cứu sống nhưng người mẹ thì vĩnh viễn ra đi, những người còn lại thì tứ phương ly tán.
Xã miền núi Xuân Phước, huyện Đồng Xuân nằm cách thành phố Tuy Hòa hơn 70 km. Cách đây 23 năm, anh nông dân Nguyễn Dưỡng ở thôn Phước Hòa của xã này đã tình cờ gặp rồi kết duyên với một cô gái đất võ Bình Định tên là Nguyễn Thị Mủn trong một lần chị Mủn vào Xuân Phước làm thuê. Vì nghèo nên họ cứ thế về ở với nhau chứ không hề cưới hỏi.
Không có chỗ ở, hai vợ chồng xin đất rồi nhờ người làng dựng cho một căn nhà bằng tre nứa. Hằng ngày, họ đi làm thuê kiếm sống. Hai đứa con trai lần lượt ra đời. Gia đình vốn nghèo bây giờ lại càng nghèo hơn vì có thêm các con nhỏ. Hai đứa con trai lớn lên chẳng có tên họ đàng hoàng mà chỉ được bố mẹ gọi bằng cái tên “Chó anh”, “Chó em”. Thời gian sau, vì không có biện pháp kế hoạch nên chị Mủn lại mang bầu. Chẳng ai ngờ rằng ngày chị Mủn chuyển dạ cũng là một ngày kinh hoàng khiến chị vĩnh viễn ra đi.
Nói về sự việc động trời này, ông Nguyễn Văn Mến (sống tại khu phố Long Hà, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân), anh ruột của chị Nguyễn Thị Mủn, nhớ lại: “Chiều hôm đó, tôi đang ở nhà thì nghe mọi người báo hung tin, chồng con Mủn cầm dao mổ bụng nó lấy con làm nó chết rồi”. Tức tốc, ông Mến phóng xe vượt 15 km đến thôn Phước Hòa thì thấy hàng xóm đã đến đông lắm rồi. Rất nhiều người còn nhớ cái ngày kinh hoàng của 16 năm về trước.
Một người trong thôn Phước Hòa kể lại: “Vợ chồng anh Dưỡng đẻ đứa đầu thì còn có tiền gọi y tá trong thôn đến đỡ đẻ. Đến đứa thứ hai vì không còn tiền nên anh Dưỡng để ở nhà “tự xử”. Vợ đau bụng đẻ, túng quẫn làm liều, vợ bảo thế nào anh cũng làm theo. Chị Mủn sinh ngay trên chiếc chõng tre tại nhà, anh Dưỡng lấy sợi lạt cây mò o làm dao cắt rốn cho con, rồi tự tay tắm bé… Nhờ trời thương nên mọi việc đâu vào đó, đến khi Dưỡng nói lại thì mọi người mới hay vợ anh đẻ rồi”.
Đến lúc vợ sắp đẻ đứa thứ 3, Dưỡng thầm nghĩ “vợ mình đẻ dễ ẹt” nên chẳng gọi bà đỡ làm gì, với lại có tiền đâu mà gọi. Đau bụng từ trưa tới chiều, vợ chuyển dạ mạnh bắt đầu kêu la. Tưởng sự việc êm xuôi như lần trước và nghe lời vợ nên anh mới làm theo, không ngờ ra cớ sự.
Sau này, Dưỡng kể lại: “Khi Mủn đau quá, cô ấy quát tôi “lấy dao mổ bụng ngay, chứ không con chết ngạt bây giờ”. Thế là trời xui đất khiến thế nào, tôi quẫn trí, cầm đại cái dao thái rau cũ kỹ ở nhà dưới liếc xẻng xẻng vào miệng cái lu đất đựng nước mấy cái rồi rạch bụng vợ để lấy con”. Sau nhát dao bất đắc dĩ đó, Dưỡng dùng tay lấy đứa con gái ra. Chị Mủn đau quá, nghiến răng siết chặt thành giường rồi trút hơi thở cuối vì mất máu. Đó là ngày 8/1/1996.
Đám tang của người mẹ tội nghiệp này được nhiều người dân và chính quyền địa phương lo liệu, phúng viếng. Sau đám tang chị Mủn, vì xét thấy Dưỡng là người thiếu hiểu biết, động cơ cầm dao của anh là để cứu người, dù đã gây ra cái chết của vợ, nên cơ quan chức năng cân nhắc rồi xếp lại hồ sơ. Không ai muốn kéo dài thêm tấn bi kịch cho gia đình đáng thương này nữa. Sau khi vợ mất, Nguyễn Dưỡng như một người mất hồn. Chẳng bao lâu, anh đã trở thành một kẻ nghiện rượu. Anh gửi các con mỗi đứa một nơi rồi lang thang đủ chỗ.
Bé Xuyến lúc còn nhỏ
Con bé sinh ra trong hoàn cảnh đặc biệt nên được nhiều người biết đến. Có rất nhiều người đến thăm và có ý định xin về nuôi nhưng gặp đủ điều rắc rối. Cuối cùng, chị Trần Thị Mâu, một người phụ nữ cùng xã bị chồng bỏ rơi, vì không có con nên đã xin được. Chị Mâu lấy họ mình đặt cho đứa bé là Trần Thị Mỹ Xuyến.
Một điều không bình thường là mắt Xuyến bị mờ từ nhỏ do sinh non không được chăm sóc y tế kịp thời nên sinh hoạt, học tập đều rất khó khăn. Gia đình nghèo không có tiền chạy chữa nhưng mỗi khi có đoàn bác sĩ ở Tuy Hòa hay Sài Gòn ra khám bệnh miễn phí cho người nghèo, chị Mâu đều đưa Xuyến đến khám. Nhờ thế mà Xuyến được đeo kính để mắt sáng hơn và có thể đi học như bạn bè.
Nhớ lại chuyện cũ, chị Mâu xúc động: “Hồi đó bé Xuyến yếu lắm. Ba má tui cũng quý nó nên ẵm bồng suốt ngày. Riêng tui phải đi làm thuê kiếm tiền mua sữa, mua thuốc cho nó”. Xuyến đi học chậm 4 năm so với tuổi nhưng sức học cũng khá và rất hiền ngoan.
Video đang HOT
Tuy nhiên, học hết cấp 1 thì em xin các thầy cô giáo ở Trường tiểu học số 2 Xuân Phước cho em được nghỉ học. Khi được hỏi có phải vì lớn hơn các bạn nên mắc cỡ không đi học nữa hay không thì bé Xuyến trả lời: “Vì nhà cháu nghèo nên cháu nghỉ học đi làm giúp ba má chứ không phải vì mắc cỡ. Lớp cháu cũng có mấy bạn học chậm như cháu mà”.
Sau khi xin được bé Xuyến một thời gian, chị Mâu bước thêm bước nữa và sinh được cậu con trai. Hiện nay, gia đình chị đang sống trong một căn nhà cấp bốn được xây hồi năm 2000 với sự hỗ trợ, giúp đỡ của địa phương. Bé Xuyến khỏe mạnh, tuy nhiên lúc nào trên mắt cũng có cặp kính cận dày cộp.
Do không có ruộng đất nên hằng ngày, Xuyến cùng má đi làm thuê kiếm tiền sinh sống. Theo ông Huỳnh Minh, Phó chủ tịch xã Xuân Phước, gia đình bà Mâu rất nghèo, sống bằng nghề làm mướn. Từ ngày xảy ra sự việc đến nay, Dưỡng dẫn hai đứa con lớn bỏ nhà đi và không về địa phương nữa.
Theo xahoi
Cha mẹ qua đời, hai chị em thường xuyên nhịn đói đến trường
Mẹ mất lúc em còn nhỏ, cha bạo bệnh qua đời, Quyền và Linh nương tựa vào anh trai làm phụ hồ. Dù bữa cơm bữa cháo nhưng hai em vẫn luôn học giỏi, chăm ngoan. Nhưng những buổi phải nhịn đói đi học thì con đường đến trường sao mà xa xôi quá!
Chị em Nguyễn Thị Quyền (13 tuổi) và Nguyễn Văn Linh (10 tuổi) sống cùng anh trai Nguyễn Văn Tâm (20 tuổi, chưa có gia đình) trong căn nhà nhỏ lụp xụp chỉ đủ che nắng che mưa.
Căn nhà nhỏ cất nhờ trên đất người khác
Anh Tâm đi làm xa vài ngày, nhà chỉ còn lại hai chị em. Trong nhà chỉ có mỗi cái ti vi cũ của người ta cho là đáng giá. Giữa là bàn thờ để di ảnh của cha mẹ. Góc học tập của hai em chỉ là vài quyển sách, quyển tập cũ mèm. Trong căn nhà đơn sơ, có lẽ thứ tài sản quý giá nhất là tình thương yêu, đùm bọc của ba anh em.
Quyền chia sẻ: "Thường hai chị em ở nhà, anh Tâm làm ít khi về, tối đến cũng sợ lắm nhưng cũng ráng chịu để anh đi làm có tiền cho em ăn học. Lúc làm có ít tiền thì gửi về cho em mua gạo để dành ăn, rồi anh lại phải đi làm tiếp". Quyền vừa đi học vừa lo việc nhà. Sáng, em dậy sớm nấu cơm ăn rồi đi học. Có hôm nhịn đói đến trường, trưa về nhà uống vội vài ngụm nước để tiếp tục buổi chiều lên lớp.
Quyền và Linh sống trong cảnh khó khăn thiếu thốn nhưng vẫn quyết chí học hành
Ngày trước, gia đình ở cặp bờ sông, rồi bị đuổi mới lên đây ở nhờ, nghe nói người ta lại sắp lấy lại đất, Quyền đang lo sợ không biết lúc đó sẽ đi đâu. Ánh mắt của cô bé 13 tuổi nhìn về phía xa xa mà đượm buồn. Cuộc sống tha hương nghèo khó vẫn cứ đeo bám, đến bao giờ mấy anh em mới được ở trên mảnh đất của mình?
Em nhớ lại, năm lên 6 tuổi, mẹ bệnh nặng qua đời. Cha đi làm thuê, chặt củi bán đề có tiền lo cho gia đình. Dù thiếu đi tình thương của người mẹ nhưng mấy anh chị em vẫn học giỏi, chăm ngoan. Vậy mà, đến khi em học lớp ba, người cha thương yêu nhất cũng bỏ các em mà theo mẹ. Lần lượt, anh chị có gia đình, mỗi người một nơi để kiếm sống. Giờ chỉ còn lại anh Tâm (người anh ruột thứ bảy) chưa lập gia đình chăm lo cho hai em.
Gian bếp của hai em chỉ có mỗi cái lò đất
Những lúc anh Tâm đi làm xa, chị em Quyền ở nhà chăm sóc nhau. "Nhiều hôm nhà hết gạo, chị em phải nhịn đói đi học, thằng nhỏ ngất xỉu trên lớp, thầy cô phải đưa về. Ở đây ai cũng tội cho hai chị em nó, mà ai cũng nghèo, đi làm tối ngày nên giúp gì được đâu", anh Trần Hiếu Trung - hàng xóm cạnh nhà Quyền cho biết.
Khi hỏi về ước mơ, Quyền nói ngay: "Chỉ mong sau này em được tiếp tục đi học để làm cô giáo". Em không nhớ quê nội, chỉ nghe nói đâu bên Campuchia. Còn quê ngoại ở An Giang, nhà ngoại nghèo lắm, muốn về thăm lắm nhưng không có tiền.
Thầy Huỳnh Đăng Quang - hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn Tân Hưng cho biết: "Hoàn cảnh của chị em Quyền đặc biệt nên nhà trường cố gắng giúp đỡ hai em về sách vở, đồ dung học tập, học bổng cũng ưu tiên xem xét trước nhưng hoàn cảnh của hai em vẫn còn quá nhiều khó khăn".
Những tấm giấy khen như tỏa sáng trong căn nhà ảm đạm
Trao đổi PV Dân trí, ông Phạm Văn Cường - phó chủ tịch UBND thị trấn Tân Hưng - bày tỏ: "Hai em mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhà không có đất, cuộc sống rất khó khăn. Chính quyền địa phương cũng hỗ trợ sách vở và chút quà dịp lễ tết nhưng không thấm vào đâu. Chúng tôi mong các nhà hảo tâm, mạnh thường quân giúp đỡ phần nào cho hai em".
Tạm biệt thị trấn Tân Hưng trong nắng chiều gay gắt, vẫn còn thấp thoáng nơi xa hai dáng người nhỏ nhắn, làn da rám nắng. Mong rằng các em sẽ có đủ nghị lực để thực hiện được ước mơ của mình, trở thành giáo viên và có được chỗ ở cố định, không phải sống mãi cảnh nay đây mai đó.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Mã số 839: Anh Nguyễn Văn Tâm (anh ruột Quyền và Linh), khu phố Gò Thuyền, thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng, Long An.
ĐT: 0163 3121 478
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Gần 30.000 học sinh hoàn cảnh khó khăn được nhà giáo đỡ đầu Ngày 14-12, tại Đại hội đại biểu Công đoàn Giáo dục Hà Nội lần thứ 23, Phó Chủ tịch Công đoàn Trần Thị Thu Hà cho biết, các hoạt động xã hội, nhân văn trong ngành giáo dục được đẩy mạnh với việc ủng hộ gần 13 tỷ đồng và hàng tấn sách vở trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua. Cuộc vận...