Dùng công nghệ mới của Trung Quốc, đường sắt trên cao đảm bảo an toàn?
Trước sự lo ngại của đại biểu và cử tri, Bộ trưởng Bộ GT-VT Đinh La Thăng cam kết dự án đường sắt trên cao sẽ đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Tại buổi chất vấn chiều nay, Bộ trưởng Đinh La Thăng tỏ ra bình tĩnh trước hàng loạt câu hỏi nóng về chất lượng công trình giao thông trọng điểm, giá cước vận tải, công tác phòng chống tham nhũng, thất thoát lãng phí tại các dự án…
Bộ trưởng Thăng cam kết đảm bảo an toàn đối với công trình đường sắt trên cao
Nêu đúng vấn đề được đông đảo người dân quan tâm trong suốt thời gian vừa qua, đại biểu Đỗ Văn Đương đặt câu hỏi: Dự án đường sắt trên cao, sử dụng công nghệ nước nào, cũ hay mới vì sao tiến độ quá chậm, mức đội vốn quá cao?
“Từ hôm rơi cáp tới nay, tôi và nhiều cử tri đi trên tuyến đường này rất lo ngại bởi nó treo trên đầu hàng triệu lượt người lưu thông. Còn nhớ tại Trung Quốc cũng đã từng xảy ra vụ tàu cao tốc trên cao rơi xuống khiến nhiều người dân thiệt mạng. Bộ trưởng có cam kết công trình này tuyệt đối đảm bảo an toàn khi đi vào vận hành? Nếu tàu rơi xuống đất thì thảm họa. Nếu không an toàn thì Bộ trưởng suy nghĩ thế nào, kể cả đội vốn hơn nữa thì có cần làm gì thêm để đảm bảo an toàn không, ví dụ chạy trong hộp cho khỏi rơi?”, đại biểu chất vấn.
Theo Bộ trường Đinh La Thăng, Dự án đường sắt cao tốc Cát Linh- Hà Đông sử dụng vốn vay ODA của Trung Quốc và công nghệ mớ nhất của Trung Quốc, do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận thi công.
“Xảy ra sự cố vừa qua là điều đáng tiếc chúng tôi đã cho tạm dừng xử lý trách nhiệm bên liên quan, kiểm tra tổng thể, yêu cầu phải đảm bảo an toàn mới cho tiếp tục thi công. Để đảm bảo an toàn cho người dân không chỉ trong thi công mà ngay cả sau này khi đi vào vận hành khai thác, dự án sẽ phải được nghiệm thu theo đúng quy định pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế”, Bộ trưởng Thăng khẳng định .
Cũng tại phiên chất vấn, nhiều đại biểu chất vấn nội dung vì sao nhiều tuyến đường giao thông sau khi được bàn giao đã nhanh chóng xuống cấp trong khi suất đầu tư cho mỗi km đường tại Việt Nam lại vào hàng cao nhất khu vực?
Đại biểu Trương Thị Ánh thẳng thắn đặt câu hỏi: ” Công tác phòng chống tham nhũng, chống thất thoát lãng phí trong ngành giao thông đang được tiế hành ra sao? Vì sao lại để xảy ra hiện tượng công trình đội vốn cao nhưng chất lượng lại chưa cao?”
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GT-VT cho biết nếu không tính thời gian trước thì trong 3 năm gần đây, không có công trình nào đội vốn!
“Năm 2014 được chọn là năm siết chặt chất lượng công trình của ngành giao thông. Đa phần công trình đưa vào công tác đảm bảo chất lượng, tuy nhiên còn một số ít bị hỏng hóc do nguyên nhân từ phía các chủ thể thực hiện như: chủ đầu tư, giám sát, thi công, thiết kể không tuân thủ đúng quy trình kiểm soát. Ví như vết nứt trên đường cao tốc Nội Bai-Lào Cai là do trong quá trình thiết kế thi công đơn vị khảo sát không phát hiện giữa hai lỗ khoan có 1 tảng đá trượt ra ngoài… Hơn nữa, cao tốc Nội Bài-Lào Cai mới chỉ thông xe kỹ thuật để tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội chứ chưa chính thức khahs thành vì còn 10 điểm chờ lún”, Bộ trưởng Thăng dẫn giải.
Video đang HOT
Tuy nhiên Bộ trưởng Bộ GT-VT cũng thừa nhận: “Đấu tranh chống tham nhũng là một công cuộc khó khăn phức tạp vì liên quan tới đối tượng có chức có quyền, Bộ GTVT xác định đây là vấn đề trọng tâm vì ngành giao thông sử dụng vốn nhiều nhất, kể cả ngân sách và tiền đi vay vì đó đều là tiền của dân.
Từ đây, người đứng đầu ngành GT-VT đưa ra giải pháp được cho là đột phá nhằm phòng chống tham nhũng như: xác định trách nhiệm của người đứng đầu; thực hiện công khai, minh bạch tất cả các hoạt động của ngành GT-VT, từ công tác cán bộ, đến phân bổ vốn, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, tư vấn thiết kế….; phân loại nhà thầu thi công, tư vấn thiết kế để sắp xếp vào các dự án, đồng thời xử lý nghiêm minh tất cả vi phạm trong ngành…
“Thời gian qua, chúng tôi tổ chức thi tuyển công khai các chức danh Tổng cục trưởng, vụ trưởng để chọn được người có đức, có tài và đặc biệt phải có tinh thần chống tham nhũng quyết liệt đến cùng”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã chỉ đạo Bộ GT-VT xây dựng đề án phát triển cầu treo và cầu dân sinh cho 50 tỉnh trong cả nước với khoảng 8.711 cây cầu.
“Chúng tôi đã giao cho Tổng cục đường bộ cùng các địa phương rà soát có lộ trình cụ thể để đầu tư. Hiện nay Chính phủ đã cho phép đầu tư trước 186 cây cầu bằng ngân sách của năm 2015, hết gần 2 nghìn tỷ dự kiến huy động nhiều nguồn khác nhau, cả vốn trung ương, địa phương, vốn vay… chúng tôi cũng sẽ tổ chức chương trình nhịp cầu nhân ái, hiện có nhiều doanh nghiệp xin đăng ký ủng hộ”, Bộ trưởng Thăng cho biết
Hoàng Vũ
Theo_Vietbao
Từ khi thanh sắt rơi chết người, đại biểu cũng sợ đường sắt trên cao
Về dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, đại biểu Đỗ Văn Đương nói, từ hôm xảy ra tai nạn rơi thanh sắt làm chết người, ông cũng thấy sợ khi đi qua đây. Ông Đương lo xa: "Bộ trưởng có khẳng định tàu đi trên cao sẽ tuyệt đối an toàn?".
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) đặt câu hỏi về dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Thắc mắc đầu tiên của ông Đương là dự án này sử dụng công nghệ của nước nào? Sao tiến độ quá chậm, đội vốn quá cao?
Đại biểu Đỗ Văn Đương băn khoăn về sự an toàn của công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: Việt Hưng)
Băn khoăn tiếp theo của đại biểu, từ hôm xảy ra vụ tai nạn rơi thanh sắt làm chết người đi đường trên công trường thi công tuyến đường này, bản thân ông Đương cũng thấy lo sợ khi phải đi lại qua đây. Liên hệ với vụ tai nạn đã xảy ra tại Trung Quốc khi chiếc tàu từ đường trên cao trật đường ray lao xuống, ông Đương cảnh báo, nếu có hiện tượng rơi tàu thì đó sẽ là thảm hoạ.
"Bộ trưởng có khẳng định được tàu đi trên cao như thế sẽ tuyệt đối an toàn? Và nếu để đảm bảo an toàn tuyệt đối, cần đầu tư thêm những gì, liệu vốn đầu tư khi đó còn đội lên đến thế nào nữa?" - ông Đương truy Bộ trưởng GTVT.
Đáp lại câu hỏi này, Bộ trưởng Đinh La Thăng xác nhận, thắc mắc của đại biểu cũng là sự quan tâm đặc biệt của dư luận thời gian qua, cũng là vấn đề quan tâm chú trọng của Bộ GTVT. Ông Thăng thông tin, đây là dự án sử dụng vốn vay ODA của Trung Quốc, do nhà thầu Trung Quốc thi công. Khi khai thác, tàu trên cao sẽ chạy với vận tốc 40-60km/h, sử dụng công nghệ hiện đại nhất của Trung Quốc.
Bộ trưởng Đinh La Thăng hứa vấn đề an toàn tại công trình đường sắt trên cao được đặt lên hàng đầu. (Ảnh: Việt Hưng)
Quá trình thi công, cơ quan chức năng đã đảm bảo biện pháp an toàn để tiến hành trong điều kiện thi công trên tuyến đường phố đông đúc người đi lại. Tuy nhiên, sự cố vẫn xảy ra. Khi đó, Bộ GTVT đã cho dừng toàn bộ dự án để rà soát đảm bảo an toàn.
"Để đảm bảo quá trình vận hành sau này, phải tổ chức nghiệm thu theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn là số một nên Bộ GTVT sẽ quản lý chặt trong quá trình thi công sau này, làm sao để công việc phải thực hiện theo đúng thiết kế, đảm bảo an toàn cho người dân" - ông Thăng hứa.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hài hước: "Như vậy đại biểu Đỗ Văn Đương có thể yên tâm đi lại ở tuyến đường này".
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) lại lo ngại về chủ trương nhà nước đầu tư các tuyến cao tốc rồi sau đó rút vốn, "bán" cho các doanh nghiệp đối tác nước ngoài khai thác. Nhấn mạnh đây là việc mới áp dụng ở Việt Nam, đại biểu lo đối tác nước ngoài có thể chiếm dụng thời gian dài khai thác, tăng phí...
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà lo ngại tình trạng nhà nước "bán" các dự án cao tốc cho đối tác nước ngoài khai thác. (Ảnh: Việt Hưng)
Bộ trưởng Đinh La Thăng giải thích, đó là xu hướng không thể khác khi nhà nước đặt mục tiêu thực hiện đột phá hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh tái cơ cấu đầu tư công. Theo đó, nguồn lực đầu tư dành cho lĩnh vực ngày càng khó khăn, mà yêu cầu đặt ra lại cao. Vì vậy, Bộ GTVT đã đề xuất cơ chế huy động nguồn lực của nhiều nhà đầu tư nước ngoài như đại biểu đề cập.
Theo đó, gần 3 năm qua, số vốn huy động bằng việc "bán"... đường này đã đạt gần 160.000 tỷ, bằng 1/3 tổng số vốn (gồm cả vốn cả ngân sách, vốn ODA...) đầu tư vào lĩnh vực.
Để tiếp tục tạo đột phá, Bộ trưởng Thăng khẳng định Bộ đang nghiên cứu việc chuyển giao quyền khai thác cho các nhà đầu tư khác để quản lý và thu phí, về tổng thể việc này sẽ được thúc đẩy nhiều hơn nữa, trên cơ sở quy định pháp luật.
Ông Thăng đưa ra bài toán, với 524km đường cao tốc đang được đầu tư, khai thác, nếu "bán" để chuyển đổi thì sẽ có tiền làm tiếp 500km nữa. Như vậy, mục tiêu đến 2020 có 2.000km đường cao tốc sẽ khả thi.
Bộ trưởng GTVT cũng trấn an đại biểu về lo ngại nhà đầu tư nước ngoai khai thác đường với mức phí cao hơn vì các nhà nước ngoài nhận chuyển giao khai thác tuyến đường với toàn bộ tuổi đời dự án thì cũng phải kế thừa mọi điều kiện nhà đầu tư ban đầu đã ký. Khung giá thu phí, theo đó, do Bộ Tài chính ấn định, không thể tăng giá tuỳ tiện, không thể thu phí cao.
Đại biểu Bạch Thị Hương Thuỷ (Hoà Bình) "bồi" thêm một câu hỏi, việc thu phí trên những tuyến quốc lộ thực hiện phương thức đầu tư BOT có quá cao? Cụ thể với dự án nâng cấp mở rộng tuyến Quốc lộ 1A, việc đầu tư BOT trên toàn tuyến khi hoàn thành sẽ làm phát sinh nhiều trạm thu phí, có đúng luật, khoảng cách có hợp lý?
Bộ trưởng Đinh La Thăng đáp lời, mức thu phí các tuyến đường BOT cũng theo quy định của pháp luật, không phải muốn thu cao bao nhiêu cũng được.
So sánh với việc khai thác các tuyến quốc lộ hiện tại để xác định mức thu là cao hay thấp, ông Thăng dẫn chứng ở tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ban đầu, không ít ý kiến cho rằng mức phí thu trên tuyến này là cao (tối đa tới 3,4 triệu đồng/lượt) nhưng ông Thăng cho biết, khi trao đổi lại với Hiệp hội Vận tải, đơn vị này khẳng định, với tuyến đường này, thời gian di chuyển giảm xuống còn một nửa, chi phí với đơn vị vận tải giảm 30% (chi phí khấu hao, sửa chữa xe). Ngoài ra, tuyến cao tốc này cũng giúp việc đi lại an toàn hơn.
Vì vậy, trước khi có cao tốc, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai mua vé rất khó, nhưng hiện nay, khách đi tàu giảm một nửa. Bộ GTVT đã chỉ đạo tăng cường tàu chở hàng trên tuyến đường sắt để giảm tải cả đường bộ. Cước phí vận tải hàng hoá với doanh nghiệp cũng vì thế giảm đi.
"Ai đi Quốc lộ 70 trước đây say xe thì nay có thể vi vu, có thể vừa đi vừa nghe nhạc, làm thơ... Có nhạc sĩ đi trên con đường cao tốc êm ru đã có thể sáng tác bài hát" - ông Thăng hóm hỉnh.
Đối với tuyến quốc lộ 1A, ông Thăng khẳng định, khoảng cách tối thiểu giữa các trạm thu phí là 70km, theo đúng quy định.
P. Thảo
Theo Dantri
"Truy" Bộ trưởng Thăng về tai nạn trên những tuyến đường đang thi công? Liên tiếp những vụ tai nạn đau lòng xảy ra trên các tuyến đường vừa thi công vừa khai thác như vụ thai nhi văng khỏi bụng mẹ, sắt rơi từ công trường đưaờng sắt trên cao... đã thành chuyện thời sự đặt ra với Bộ trưởng Đinh La Thăng trong phiên chất vấn chiều nay, 18/11. Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng...