Dùng chứng từ giả để buôn lậu 28m3 gỗ quý
Ngày 19/9, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết, đơn vịđã có quyết định khởi tố vụ án buôn lậu xảy ra tại tỉnh Nghệ An liên quan đến 28m3 gỗ quý.
Cụ thể, căn cứ kết quả điều tra, xác minh và chứng cứ tài liệu đã thu thập được đối với vụ việc vi phạm của Công ty TNHH MTV A.P.V (địa chỉ Nghệ An), xác định ngày 11/3/2022, công ty đăng ký tờ khai tái nhập khẩu toàn bộ hàng đã xuất khẩu (theo tờ khai ngày 10/10/2021), giấy phép CITES số 211837/N/Cites-VN ngày 23/7/2021) tại Chi cục Hải quan Vinh ( Cục Hải quan Nghệ An). Hàng hóa được nhập qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh).
Trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp khai báo hàng hóa gồm gỗ trắc tròn, gỗ trắc tận dụng gốc cành ngọn chưa qua gia công chế biến, tổng số 1.160 lóng/thanh (tương đương 28.206kg, hay 30.5m 3), tổng trị giá 91,5 nghìn USD.
Gỗ trắc đang được lực lượng chức năng tạm giữ để điều tra.
Video đang HOT
Tuy nhiên, căn cứ kết luận giám định gỗ của Viện Nghiên cứu Công nghiệp Rừng, thực tế hàng hóa nhập khẩu của công ty gồm gỗ trắc tròn, gỗ trắc hộp, gỗ trắc hình thù phức tạp, tổng số là 289 lóng gỗ, tương đương 26.540kg, hay 28,03m 3. Như vậy, hàng hóa thực nhập không đúng với giấy phép số 211837/N/Cites-VN ngày 23/7/2021 và Bảng kê lâm sản. Kết quả xác minh của lực lượng chức năng cho thấy, công ty đã sử dụng chứng từ giả, lập khống thông tin về lóng gỗ tại Bảng kê lâm sản gỗ xuất khẩu thuộc bộ hồ sơ hải quan để xuất khẩu gỗ trái pháp luật.
Sau khi xác định có dấu hiệu của tội phạm buôn lậu, ngày 12/8/2022, Cục Điều tra chống buôn lậu đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội buôn lậu đối với vụ việc trên.
Ngày 18/8, Cục Điều tra chống buôn lậu nhận được Quyết định của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, chuyển vụ án hình sự đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An để điều tra theo thẩm quyền.
Băng nhóm mở công ty buôn lậu xuyên quốc gia lãnh án
Các đối tượng đã lợi dụng chính sách thông thoáng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động nhập khẩu hàng quá cảnh về Việt Nam để xuất sang nước thứ 3 để buôn lậu số hàng hóa có trị giá hơn 9 tỷ đồng.
Ngày 16/9, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Phạm Nguyễn Đăng Khoa (SN 1974, ngụ quận Gò Vấp) và Đinh Văn Bền (SN 1990, ngụ huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) cùng 7 năm tù về tội "buôn lậu".
HĐXX cũng tuyên phạt Trần Quốc Vỉnh (SN 1977, ngụ quận 5) 3 năm tù; Đào Văn Tỉnh (SN 1982, ngụ Thanh Hóa) và Thái Hồng Tuấn (SN 1974, ngụ tỉnh Đồng Nai) cùng 2 năm 9 tháng 28 ngày tù (tuyên bằng thời hạn tạm giam). Riêng Lê Nguyên Khánh (SN 1971, ngụ quận 5) và Trần Lệ Châu (SN 1975, ngụ quận 5) chỉ bị phạt tiền. Khánh bị phạt 1,5 tỷ đồng và Châu bị phạt 1 tỷ đồng về tội "vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới".
Các bị cáo đang nghe tuyên án.
Theo cáo trạng, khoảng 21h ngày 17/12/2019, tại sân nhà máy A41 thuộc số 20 đường Cộng Hòa, Phường 12, quận Tân Bình, TPHCM, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phối hợp với Cục An ninh Quân đội và các lực lượng chức năng, bắt quả tang Trần Quốc Vỉnh, Đào Văn Tỉnh và Thái Hồng Tuấn đang có hành vi bốc dỡ hàng hóa có nguồn gốc là hàng quá cảnh, từ một chiếc xe ôtô tải xuống địa điểm tập kết.
Tang vật tạm giữ tại hiện trường gồm 10 tấn hàng hóa, 3 xe ôtô, 1 xe nâng, 9 bộ hồ sơ hải quan do Công ty TNHH dịch vụ DMT đứng tên mở tờ khai, trên tờ khai thể hiện vận chuyển hàng hóa là dầu gội, sữa tắm, rượu vang, máy vi tính, điện thoại... từ kho TCS thuộc Cty TNHH DV và Hàng hóa Tân Sơn Nhất đi Campuchia.
Khám xét khẩn cấp nơi ở của Trần Quốc Vỉnh, Công an thu giữ thêm nhiều tài liệu, con dấu, chữ ký giám đốc các công ty Việt Nam và Campuchia.
Mở rộng điều tra, Cơ quan Công an xác định hàng hóa trên là của Phạm Nguyễn Đăng Khoa, Đinh Văn Bền và của một người tên Hương. Lê Nguyên Khánh là người chỉ đạo việc mở tờ khai nhập khẩu lô hàng, thông qua pháp nhân là Công ty TNHH dịch vụ DMT do vợ cũ của Khánh là Trần Lệ Châu điều hành.
Kết quả điều tra xác định lợi dụng chính sách thông thoáng trong việc lập doanh nghiệp như nộp hồ sơ qua mạng; không cần người đại diện pháp luật phải trực tiếp đi làm hồ sơ, nhận giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký chữ ký số, khắc con dấu công ty, dấu tên..., Khánh và Vỉnh đã chỉ đạo Châu (dùng chứng minh nhân dân của người khác, thuê người thành lập nhiều pháp nhân khác nhau... để nhập khẩu hàng hóa từ Campuchia.
Đồng thời, lợi dụng việc thông thoáng trong kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa quá cảnh về Việt Nam để xuất sang nước thứ ba, theo chỉ đạo của Khánh, Vỉnh đứng ra tổ chức thành lập để mở tờ khai hải quan đưa hàng về Việt Nam. Cơ quan tố tụng xác định nhóm này đã buôn lậu hàng hóa phạm pháp hơn 9,1 tỷ đồng.
Đà Nẵng: Ông trùm đường dây buôn lậu bị truy nã đặc biệt ra đầu thú Ngày 27.8, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.Đà Nẵng cho biết, bị can Hồ Văn Trường (46 tuổi, ngụ khu phố 6, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM), ông trùm đường dây buôn lậu quy mô lớn đã ra đầu thú. Trước đó, Công an TP.Đà Nẵng ra quyết định truy nã đặc biệt Hồ Văn Trường về hành vi buôn...