Đừng chủ quan khi em gái dậy thì bị rong kinh
Rong kinh là sự ra huyết âm đạo bất thường mà không liên quan đến chu kỳ kinh. Chu kỳ kinh trung bình là 28 ngày, có thể thay đổi từ 21-35 ngày.
Ở tuổi dậy thì, chu kỳ kinh thường không đều, khi dài khi ngắn hoặc vô kinh hoặc rong kinh. Nguyên nhân là do vòng kinh không có rụng trứng vì sự điều chỉnh nội tiết của vỏ não xuống buồng trứng hay sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Khi đến tuổi trưởng thành, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện vì hệ thống điều chỉnh nội tiết từ vỏ não tới buồng trứng đã hoàn chỉnh.
Trong lứa tuổi dậy thì, bé gái thường vô kinh nhiều tháng, sau đó có kinh lại thì kinh kéo dài. Trường hợp bị rong kinh, mỗi ngày người bệnh thấy có xuất huyết âm đạo không nhiều, có khi không ướt hết một băng vệ sinh nhỏ mà chỉ là một chút máu đen. Nhưng nếu ra huyết kéo dài nhiều tháng thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng, đôi khi phải truyền máu. Thiếu máu sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé gái, ảnh hưởng đến học hành đồng thời sẽ có triệu chứng suy nhược cơ thể đi kèm theo.
Video đang HOT
Trong giai đoạn bị “đèn đỏ”, cơ thể rất nhạy cảm. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây những bệnh viêm nhiễm vùng kín như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng… Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây thiếu máu, cơ thể dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu. Vì thế, nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi bác sĩ khám ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản sau này.
Khi bị rong kinh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ dẫn và điều trị đúng, không nên tự ý dùng các thuốc điều kinh, vì hầu hết các thuốc này đều là thuốc nội tiết, dùng không đúng cách sẽ gây hại sức khỏe. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát… Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt… Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
Rong kinh khi uống thuốc tránh thai có nguy hiểm?
Tôi có con đầu lòng hơn 1 tuổi, chưa muốn sinh tiếp nên đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày. Tuy nhiên, khi sử dụng tôi rất hay bị rong kinh. Xin hỏi nguyên nhân vì sao? Hiện tượng này có nguy hiểm? Có cách nào để khắc phục?
Đào Thanh Thúy (Bắc Ninh)
Ảnh minh họa
Chị Thúy thân mến! Rong kinh khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày là tác dụng phụ không mong muốn thường gặp, do nhiều nguyên nhân. Thông thường là do sử dụng thuốc sai thời điểm.
Nếu uống thuốc không đúng giờ và không cố định thời điểm uống theo ngày, khiến cho khoảng thời gian uống thuốc trong ngày bị lệch nhau có thể gây ra tình trạng rong kinh. Ngoài ra, rong kinh còn do một số nguyên nhân sau:
Thay đổi nồng độ hormon: Trong thành phần của viên tránh thai hàng ngày chứa các hormone sinh dục, gồm estrogen và progestin. Sử dụng thuốc tránh thai khiến cho lượng hormon trong cơ thể thay đổi, khi cơ thể chưa thích ứng với nồng độ hormon mới này thì hiện tượng rong kinh thường diễn ra.
Thuốc tránh thai có thành phần kích ứng: Khi sử dụng các loại thuốc tránh thai có thành phần kích ứng với cơ thể, sự thay đổi các hormon trong cơ thể người dùng không ổn định. Điều này gây ra hiện tượng rối loạn nội tiết tố. Từ đó dẫn đến hiện tượng rong kinh.
Mắc các bệnh lý nguy hiểm như: Viêm nội mạc tử cung hoặc buồng trứng. Khi bị mắc các bệnh lý này đều có thể khiến tình trạng rong kinh diễn ra bất thường, khó kiểm soát.
Trong thời gian đầu khi mới uống thuốc, cơ thể chưa quen với sự thay đổi nồng độ hormon nên rong kinh là điều khó tránh khỏi. Tuy vậy, có thể hạn chế hoặc thích nghi dần để tình trạng này dần biến mất.
Để ngăn ngừa rong kinh, nên uống thuốc tránh thai hàng ngày vào buổi tối hoặc buổi đêm - là thời điểm tốt nhất để uống thuốc, có thể sử dụng các ghi chú, báo thức để cài thời gian sử dụng thuốc; nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng gây ra mệt mỏi, tập thể dục nhẹ nhàng, thiền, yoga; kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, bổ sung các loại rau xanh vào khẩu phần ăn, ăn nhiều trái cây. Đặc biệt cần lưu ý, phải uống thuốc tránh thai hàng ngày đúng giờ, đúng liều, không nên uống những đồ uống có cồn. Bên cạnh đó cần bổ sung những món ăn giàu sắt, protein.
Cách lựa chọn thuốc bổ máu phù hợp Gần đây tôi thấy người hay mệt mỏi; hoa mắt, chóng mặt; da xanh, nhợt nhạt... Mọi người nói tôi bị thiếu máu và khuyên nên dùng một đợt thuốc bổ máu. Vậy tôi nên dùng loại thuốc nào? Nguyễn Thị Hoa (Bắc Ninh) Để xác định bạn có bị thiếu máu hay không cần đi khám và làm xét nghiệm. Bên cạnh...